PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 86 - 91)

Sự xuất hiện của đức Phật trên cõi đời này là một sự vinh hiển lớn lao cho toàn nhân loại. Ngài là kết tinh của muôn ngàn hương hoa Bi, Trí, Dũng và hiện thân của trí tuệ giải thoát. Cuộc đời của Ngài là một bài thuyết pháp hùng hồn, trác tuyệt, chỉ cho chúng sanh nhận diện rõ sự thật cuộc đời là khổ và con đường thoát khổ được vui. Dù xuất thân từ chốn cung vàng điện ngọc, đầy uy quyền ở thế gian, nhưng đức Phật đã thấy được tất cả những gì đang hiện hữu trước mắt chỉ là hư huyễn, giả tạm, Ngài đã từ bỏ tiền tài địa vị, danh vọng, vợ đẹp con ngoan, để tìm cầu chân lý giải thoát cho mình và chúng sanh những cái mà người đời tìm kiếm để kiếm tìm những thứ người đời từ bỏ. Ngài là bậc vĩ nhân của nhân loại.Từ đó, giúp chúng sanh biết rằng, hạnh phúc chơn thật của con người không phải là tiền tài danh vọng mà chính là tìm được sự an tĩnh nội tâm. Con người ai cũng muốn an vui giải thoát, không muốn buộc ràng đau khổ, nhưng mấy ai biết được làm thế nào để thoát khổ được vui.

Có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

“- Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất về nhân loại ? Ngài trả lời:

Đó là họ chán phải là trẻ con, vội vã trưởng thành và rồi lại khát khao trở thành con trẻ.

Đó là họ đánh đổi sức khỏe để lấy tiền bạc và sau đó lại hao tiền tốn của để lấy lại sức khỏe.

Đó là vì lo lắng suy nghĩ đến tương lai, họ quên đi hiện tại, cứ như thế họ sống không vì hiện tại cũng chẳng phải cho tương lai .

Đó là họ sống như thể họ sẽ không bao giờ chết, và họ chết như thể họ chưa bao giờ sống.”

được lập trong một ý nghĩa tương đối, tốt hay xấu, thiện hay bất thiện, dưới con mắt phàm phu lấp đầy màn vô minh nên chấp ngã, chấp pháp thì chân lý thật sự chưa bao giờ hiển hiện. Cuộc đời lẽ ra không có gì đau khổ, nếu con người biết chấp nhận tất cả các pháp tồn tại như chính bản chất của nó, là duyên sanh, vô thường, vô ngã....Chính con người tự tạo đau khổ cho mình rồi trở lại than trời, trách đất, oán người tại sao lại thế này, thế khác, không biết nhìn lại bản thân để tu sữa, không biết đối diện thực tại để vượt qua. Để rồi theo tập quán chấp ngã chấp pháp, luân hồi tử sanh trong tam đồ ác đạo, luân chuyển qua lại từng phút từng giây chưa bao giờ biết dừng nghỉ như con ngựa chạy mãi không biết chồn chân.

May thay đời này được làm thân người, phước đức dày sâu mới gặp được Phật pháp. Biết đời vô thường, biết ái là nguồn gốc đau khổ, biết tam vô lậu học là con đường dẫn đến vô lậu thanh tịnh....Chỉ là sự hiểu biết thôi chưa đủ, phải tri hành hợp nhất mới có thể gặt hái được những lợi ích thiết thực. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì đều đồng một vị mặn, giáo pháp Phật thuyết trong 45 năm hoằng hóa tuy nhiều, kết tập thành tam tạng thánh điển nhưng cũng chỉ một vị là vị giải thoát. Đức Thế Tôn cũng đã từng tuyên bố: “Suốt 45 năm ta không nói gì ngoài sự khổ và con đường diệt khổ”. Đến giờ phút cuối cùng trước khi sắp vào vô dư Niết bàn, tình thương và nỗi thao thức của Ngài đối với sự tìm cầu giải thoát của chúng đệ tử vẫn còn tha thiết. Đọc lại những lời cuối cùng trong bản di chúc tối hậu của Ngài mà lòng thấy bồi hồi xúc động:

“Đời là vô thường, hợp ắt có tan. Đừng mang lòng ưu-não. Thế- tướng như thế. Nên siêng năng tinh-tiến, sớm cầu giải-thoát. Dùng ánh sáng trí-tuệ, diệt các si-ám. Thế-gian thực nguy-ngập, không bền-chắc. Ta nay được diệt-độ, như trừ được ác-bệnh. Thân này là tấm thân nên xả. Thân này là vật tội-ác, mượn danh là thân mà thôi. Ai là người có trí-tuệ, trừ-diệt được nó đi, như giết oán-tặc, mà lại không hoan-hỷ? " [68, tr.42]

Tuy được sống trong thời mạt pháp, không diễm phúc sanh nhằm thời chánh pháp. Nhưng hạnh phúc thay! Chúng con được phước duyên lành gặp được minh sư, gần gũi bạn lành cùng tu học theo giáo pháp chân chánh Phật dạy. Đạo Phật luôn chỉ rõ cho con người ý thức rõ hơn về cuộc đời đầy dẫy khổ đau, không thể an vui tự tại khi đời người còn chìm đắm trong khổ đau mà phải nổ lực vươn lên, tìm cách thoát ra khỏi cuộc đời đó, những xiềng xích tham dục đã trói buộc con người không thể ngẩn đầu lên được trong cuộc đời này. Chính vô minh, ái dục, và chấp thủ là những yếu tố căn bản nhất khiến chúng sanh chịu sự khổ triền miên khó thoát ra được.

Đức Phật dạy:

"Này các Tỷ kheo, chân lý cao siêu về chấm dứt đau khổ (Dukkha) tức diệt đế là thế nào? - Đó là chấm dứt ái dục mà không để lại dấu vết, sự dứt bỏ (ái dục), sự khước từ (ái dục), sự giải thoát ra khỏi ái dục, sự xa lìa (ái dục). Đó, này chư Tỳ kheo, chân lý cao siêu về sự chấm dứt đau khổ". [33,tr.546]

Đời sống con người ñaâu được suơng sẽ như ta nghĩ, nếu ai đau khổ, vấp ngã mà biết đứng dậy, biết gắng sức đứng theo chiều hướng thiện thì sẽ tìm được hạnh phúc thực tại, kinh Samiddhi Phật nói về hạnh phúc một cách rất là sâu sắc "Hạnh phúc chân thật chỉ có thể đạt được bằng sự quán chiếu, nhìn su để thấy rằng không có ranh giới giữa ta và người". Đức Phật thường đề cập đến sự diệt khổ, giải thoát khổ, đó là hạnh phúc tối thượng và mọi bước đi hướng về mục đích này đều nói lên niềm vui sướng ngay kiếp sống dương trần gió bụi này. Quả vậy, tất cả chúng sanh đồng có Phật tánh.

Trong sự nhận thức của con người về nguồn gốc của khổ đau và hạnh phúc như thế nào. Đức Phật chủ trương thực hiện cuộc cách mạng tâm hồn giải thoát con người ra khỏi sự ràng buộc khổ đau. Ngài hướng dẫn chúng ta đến một con đường cao thượng hơn. Con đường này cũng chính là giá trị chắc thật hạnh phúc nhất được bồi dưỡng bằng trí tuệ, là con đường đem lại "tri và kiến" sáng suốt, an tịnh trí tuệ, giác ngộ, Niết bàn. Đó chính là con đường

Trung đạo.

Ngẫm lại, thế hệ thanh niên nói chung và thế hệ Tăng Ni trẻ nói riêng, hiện nay đang dần quên lãng Bồ đề tâm của mình, ngày càng mất phương hướng trong cuộc sống, bị cuốn theo vòng xoáy của vật chất hoa mỹ, đánh mất dần cội nguồn tâm linh của mình, cứ sống mãi với những thú dục lạc ảo tưởng trong sự sống. Cần gióng một hồi chuông tĩnh thức nhằm phản tĩnh những tâm hồn đang lạc lối bơ vơ giữa cõi mênh mang vô định. Chúng con cần tiếp thêm nguồn năng lượng sống về Từ bi và Trí tuệ để Tăng Ni trẻ dễ dàng chuyển hoá những thói hư tật xấu đem lại lợi ích an lạc cho tự thân và tha nhân. Đó chính là thực hành hạnh Bồ tát theo tinh thần giải thoát của đạo Phật. Qua đó, có thể tự xây dựng cho bản thân một niềm tin vững chắc trên lộ trình tu học, đồng thời góp phần làm đạo Phật sáng mãi và có tinh thần nhập thế tích cực hơn, với mục đích tạo dựng cõi Tịnh độ ngay trong cuộc sống Ta bà đầy uế trược này, sống trên trần gian được mệnh danh là sứ giả của Như Lai, mang trong mình sứ mạng hoằng dương chánh pháp, người xuất gia cần phải sống và thể hiện tinh thần của một con người mẫu mực xứng đáng là bậc mô phạm cho con người và nhân quần xã hội. Muốn vậy thì người xuất gia cần phải tinh chuyên nghiêm trì giới luật, tác phong oai nghi cử chỉ phải đĩnh đạc ngay trong sinh hoạt thường ngày. Không đâu xa, nhân cách ở chính nội tâm của chính ta sẽ toả sáng sự thật tu, thật học chứ không phải bằng hình thức của chiếc áo hay dáng vẻ bên ngoài.

Muốn có một đời sống giải thoát thật sự để hướng dẫn mọi người tu tập thì điều kiện tiên quyết là phải tu tập Tam vô lậu học Như Hoà thượng Thích Minh Châu có dạy:

Giới học tức là sống biết hổ thẹn, biết sợ hãi những điều ác mình làm, sống như thế nào không để cho sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu chi phối tâm của mình, sống như thế nào cho thân hành, khẩu hành, ý hành, mạng sống được thanh tịnh... Định học là loại trừ 5 triền cái, làm ô uế tâm, làm chướng ngại trí tuệ, tức tham dục, sân hận, hôn trầm, thuỵ miên, trạo hối và nghi... Người hành giả dùng 5

thiền chi, dùng Tầm đối trị với hôn trầm thuỵ miên, dùng Từ đối trị với nghi, dùng Hỷ đối trị với sân, dùng lạc đối trị với trạo hối, dùng nhất tâm đối trị với tham dục... Phát triển túc mạng trí, thiên nhãn trí, lậu tận trí thuộc Tuệ học”.[29, tr.110]

Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật từng dạy: “Một là tất cả, tất cả là một”. Dù giáo lý biến hiện ra muôn ngàn pháp môn, nếu chúng ta có thể thực hành một trong những giáo lý ấy của đạo Phật, nghĩa là chúng ta đã am tường về thâm ý vi diệu mà Ngài muốn truyền trao cho hàng hậu học đó là hiểu được nguồn gốc sự khổ và con đường diệt khổ. Ngài dạy rằng giáo lý của Ngài đi ngược dòng, trái ngược với dục vọng ích kỷ của con người. Nhưng Ngài đã vận dụng một cách thiện xảo, nhuần nhuyễn các ngôn ngữ tâm lý để đưa con người đến chỗ nhận chân được sự thật cuộc đời mà giải thoát chính mình ra khỏi mọi rối loạn, bất an, đau khổ.

Vì vậy, chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng: trong thời gian này, người xuất gia đang là tiêu điểm phê phán chỉ trích, soi mói, luận bàn đàm tiếu của xã hội. Phần lớn bộ phận người dân không phải Phật tử vốn đã sẵn có cái nhìn phiến diện, không mấy thiện cảm với đạo Phật, bên cạnh một số hình ảnh không được đẹp khi trong mắt họ nhìn về oai nghi tác phong lẫn nhân cách đạo đức của người tu sĩ. Người dân thì xem thường đạo Phật, khinh chê Tăng sĩ; Phật tử thì mất lòng tin vào hàng ngũ Tăng già những người thay đức Phật tuyên dương pháp đạo nhiệm mầu. Bởi vậy, Kinh Di giáo như là lời thiết tha kêu gọi mỗi chúng sanh hãy trở về nương tựa chánh pháp và bảo vệ đạo pháp đúng với bản di chúc tối hậu như Ngài đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”

Nhìn chung, đạo Phật đã đóng góp cho kho tàng trí tuệ của nhân loại các giá trị tinh thần quý báu về giá trị đạo đức, sự hạnh phúc, giá trị giải thoát… phục vụ cho đời sống tâm linh của con người. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ - thông tin, tất cả được nối kết bằng những phương tiện truyền

tin hiện đại nên có sự quấy nhiễu tâm tư con người, khiến con người mãi bị trói buộc trong tham dục hàng ngày. Con người cần phải bình tĩnh để quân bình đời sống sinh lý và tâm lý của mình. Lẽ dĩ nhiên, đạo Phật đã khơi gợi, đánh thức trạng thái hành thiện ngủ quên trong tâm thức con người, đó là lý do khiến cho đời sống tinh thần của con người ngày càng thăng hoa.

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w