Ngôn ngữ biểu tượng

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 39 - 44)

3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan

1.1.3.Ngôn ngữ biểu tượng

Là loại ngôn ngữ tiêu biểu nhất của kinh điển Đại thừa, đặc trưng là kinh Pháp Hoa mà chúng ta thấy rằng biểu tượng luôn luôn là biểu tượng về một cái gì khác nó, chứ không phải là về chính nó. Riêng ở Kinh Di Giáo đây cũng được đức Phật sử dụng ngôn ngữ biểu tượng.

执迦牟尼佛初执法执,度阿若执执如,最后执法度执跋陀执.

Nghĩa là: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên hoá độ tôn giả Kiều Trần Như, sau cùng độ ông Tu-bạt-đà-la”.

Lần đầu tiên đức Phật chuyển bánh xe pháp luân, sau khi đắc đạo đức Thế Tôn thuyết pháp độ cho năm người bạn đồng tu đang tu ở vườn Lộc Uyển.Chuyển Pháp Luân là cụm từ đặc trưng mang tính đặc thù là biểu tượng cho việc thuyết pháp độ sanh của đức Phật.

Nếu như đối với kinh tạng Nguyên thủy, nhất là kinh Pháp Cú, ngôn ngữ thí dụ và ẩn dụ được xem là ngôn ngữ đặc trưng thì ngược lại, đối với kinh tạng Ðại thừa, nhất là kinh Pháp Hoa, thì ngôn ngữ tiêu biểu là ngôn ngữ biểu tượng. Hầu hết các kinh Ðại thừa đều được nói bằng ngôn ngữ biểu tượng. Tuy nhiên, rải rác trong kinh tạng Nguyên thủy, thỉnh thoảng đức Phật vẫn dùng hình ảnh biểu tượng. Ðiều quan trọng cần phân biệt đối với kinh Di giáo ở đây là ngôn ngữ biểu tượng, chứ không phải là hình ảnh biểu tượng. Vì lẽ, hình ảnh biểu tượng thì hầu như kinh nào cũng có. Nhưng ngôn ngữ biểu tượng có thể nói là ngôn ngữ đặc thù của kinh tạng Ðại thừa. Tất nhiên, cái hạt nhân bản của ngôn ngữ biểu tượng vẫn được tìm thấy trong một số kinh tạng Nikàya và Agama.

汝等比丘:受执执食,执如服执。于好于执,勿生增执,趣得 支身,以除执渴。如蜂采花,但取其味,不执色香。比丘亦执,受 人供执,取自除执,无得多求,执其善心。譬如智者执量牛力所堪

多少不令执分,以竭其力.

Đức Phật dạy rằng: “Thọ các thức ăn uống phải coi như uống thuốc, dầu ngon, dù dỡ cũng chớ sanh tâm lựa chọn, cốt để thân này trừ được đói khát. Như ong hút mật hoa, không làm tổn hại sắc hương của nó. Tỳ kheo cũng vậy, thọ người cúng dường cốt trừ khổ, không cầu nhiều làm thương tổn thiện tâm của người. Thí như kẻ trí, tùy vào sức trâu chở được bao nhiêu chẳng cho quá nặng làm tổn hại sức nó.”

Ẩm thực chỉ là thứ bên ngoài nuôi dưỡng cái thân tạm bợ của ta mà thôi.Ta nương nhờ thân năm uẩn này để tu tập, chứ thật ra nó đều là giả tạm, do vay mượn tứ đại mà thành. Cho nên khi thọ dụng thức ăn, ta nên ăn vừa đủ để thân năm uẩn này ngăn ngừa bệnh tật, không nên quá tham lam để tâm sanh ra nhiều thứ phiền não làm chướng ngại con đường tu học của mình. Mặt khác đừng làm lay chuyển tín tâm của phật tử, sẽ ảnh hưởng đến đạo pháp. Như con trâu đừng nên ép nó làm việc quá sức vậy.

心之可畏,甚于毒蛇、执执、怨执、大火,越逸未足执也。如 一人执蜜,执执执躁,但执于蜜,不执深坑。譬如狂象无执,猿执 得执,执执执执,执可禁制。执急挫之,无令放逸

Trong Kinh dạy: “Tâm còn đáng sợ hơn cả rắn độc, thú dữ, giặc cướp, lữa dử. Như người cầm chén mật, bước đi hấp tấp, chỉ nhìn chén mật mà không nhìn cái hố sâu. Lại như voi điên không móc sắt, khỉ vượn được nhảy nhót trên cành cây.”

Qua những ngôn ngữ biểu tượng trong Kinh, đức Phật chỉ cho chúng ta thấy được nguy hiểm của sự phóng túng, phóng túng làm tan nát chính các thiện pháp của chúng ta. Chúng ta phải tự nổ lực để nhiếp phục các căn thì không có pháp nào là không thành tựu được. Đó chỉ là những hình ảnh tượng trưng cho các căn của thân ngũ uẩn chúng ta. Nếu chúng ta xao lãng đi một chốc lát nghĩa là chúng ta đang nằm trên vực thẳm vậy.

Với lập luận vô cùng vững chắc, bằng cách vận dụng thể tài ngôn ngữ, Đức Phật đã khiến cho các hạng người từ gia chủ đến thợ hớt tóc, gánh phân

đều trở về nương tựa Tam Bảo. Nhưng khi cảm thấy hàng đệ tử thuần thục, Ngài bảo cần phải xả bỏ, không chấp mắc vào văn tự ngữ ngôn.

1.2. Thể loại

Sau khi đức Phật nhập Niết bàn, giáo lý của Ngài tiếp tục được truyền miệng trong cộng đồng Tăng lữ, giữ theo truyền thống truyền miệng có từ lâu trước thời đức Phật. Vào khoảng 250 trước CN, tăng chúng đã sắp xếp hệ thống và biên soạn những giáo lý này thành ba phần: Vinaya Pitaka – Tạng Luật (kho tàng giới luật - các bản văn liên quan đến tập tục và qui luật của tăng chúng), Sutta Pitaka – tạng Kinh (kho chứa các bài giảng - các bài thuyết pháp, lời khuyên dạy của đức Phật cho các Đại đệ tử của ngài), và tạng Vi Diệu Pháp - Abhidhamma Pitaka - (kho chứa học thuyết đặc biệt (A Tỳ Đàm)cao hơn) - một phân tích tâm lý - triết học cuả Giáo Pháp). Cả ba gộp lại được gọi là tam Tạng Thánh điển- Tipitaka, ba kho báu - tam Tạng. Vào thế kỷ thứ 3 trước CN, các vị sư Tích lan (Sri Lanka) bắt đầu thực hiện biên soạn hàng loạt các bản chú giải về tam Tạng; những bản chú giải này được tập hợp và dịch sang tiếng Pali bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 trước CN. Tam tạng cùng với các Ngoài Chánh tạng (các bản chú giải, biên niên v.v…) tất cả hợp thành toàn bộ kho tàng giáo lý Nguyên thủy - Therevada.

Theo cách phân loại của một số từ điển (2), kinh điển Phật giáo được chia thành 12 loại, tức 12 thể tài, bao gồm: 1- Khế kinh (Sùtra) ; 2- Trùng tụng Gaya) ; 3- Thọ ký (Vyakarama) ; 4- Phúng tụng (Gàthà) ; 5- Tự thuyết (Udana) ; 6- Nhân duyên (Nidàna) ; 7- Thí dụ (Avadàna) ; 8- Bỗn sự (Itivrtaka) ; 9- Bỗn sanh (Jàtaka) ; 10- Phương quảng (Vaipulya) ; 11- Vị tằng hữu (Adbhutahdarma) ;12- Luận thuyết (Upadisa).

Theo cách phân loại này thì chỉ có Gaya (trùng tụng) và Gàthà (phúng tụng) là thể tài chính của ngôn ngữ kinh điển. Chín thể loại còn lại được phân bố theo từng loại sự việc được ghi trong kinh. Ở đây, Gaya có nghĩa là tản văn và Gàthà có nghĩa là thơ, kệ hay bài tụng theo thể thơ hoặc văn xuôi. Tuy nhiên, cách phân loại thể tài như trên dễ tạo ra sự nhầm lẫn. Ví dụ, khế kinh

(Sùtra) có nghĩa là kinh điển do đức Phật dạy tùy theo năng lực, trình độ và hoàn cảnh của mỗi đối tượng riêng biệt. Khế có nghĩa là phù hợp, mà thuật ngữ Phật học gọi là khế lý và khế cơ. Và, như chúng ta biết, những gì đức Phật nói và dạy đều mang rõ hai đặc tính khế lý và khế cơ. Do đó, khế kinh tất nhiên bao hàm tất cả kinh điển của Phật giáo. Vì thế, nếu phân thành một loại là điều không hợp lý. Nhưng nếu dùng từ khế kinh để chỉ cho tính chất đặc thù trong tất cả giáo lý của Phật và do Phật nói là điều hoàn toàn hợp lý.Và Kinh Di Giáo cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Ở kinh này, phần đầu là Ngài A-nan Trùng tụng lại lời đức Phật dạy, tiếp đến Ngài tự thuyết, Thí dụ, Nhân duyên….Văn học Phật giáo nhìn chung, các Kinh điển luôn bao hàm trong nhau ở 1 trong 12 loại thể tài đó.Vì đức Phật là bậc đại giác ngộ, Ngài có thể thấy rõ mọi căn cơ chúng sanh mà thuyết Kinh vậy.

Hơn thế nữa, các thời thuyết giáo của Phật như được ghi lại trong toàn bộ kinh điển, thì không thời pháp nào mà đức Phật không dùng đến các hình ảnh, thí dụ, ẩn dụ, biểu tượng; hoặc là nói chuyện về tiền thân (Bổn sanh, Bổn sự) của Ngài; hoặc là nói theo cách lý luận thuyết, hoặc là nói đến những truyền thống Phật sử (vị tằng hữu) ... Do đó, sự phân loại thể tài ở đây chỉ có ý nghĩa về hình thức thuyết giáo của Phật được ghi lại trong kinh.

Theo lịch sử, kinh điển được kết tập (ghi chép lại) sau khi đức Phật qua đời (5). Lần thứ nhất xảy ra sau Phật diệt độ khoảng một tuần, lần thứ hai cách 100 năm sau, lần thứ ba cách 218 năm, tức năm 325 trước Tây lịch. Trong những lần kết tập kinh điển, đại hội dùng phương pháp trùng tụng và ghi chép lại toàn bộ lời dạy của đức Phật. Do đó, mở đầu các văn bản kinh điển bao giờ cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Tôi nghe như vầy " (Như thị ngã văn - Evam me sutam). Điều này nhằm ám chỉ rằng những điều ghi chép lại là được nghe từ miệng của Đức Phật. Từ đó, kinh (Sùtra) được hiểu là những gì do chính Đức Phật nói ra, hoặc được sự chứng nhận của Phật. Ngược lại, những gì không phải do Đức Phật nói, hoặc không được sự xác chứng của Phật thì không thể gọi là kinh. Vì thế, nguyên tắc chung của các thể tài kinh

điển là sự ghi chép lại những điều đức Phật dạy hoặc những điều đã được Ngài xác nhận bằng cách ngôn "Tôi nghe như vầy" ở đầu tất cả các bản kinh.

Tuy nhiên, Đức Phật thuyết giảng giáo pháp mục đích không phải vì phô bày kiến thức và trí tuệ của mình mà để giúp con người đạt đến thực chứng trên lộ trình tu tập. Ngài là bậc Đạo Sư thực tiễn, đầy từ bi và trí tuệ nên khi nói với người nào, Ngài luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển của họ, khuynh hướng của họ, cấu tạo tâm thức họ, tính tình họ và khả năng họ để lĩnh hội vấn đề. Vì lẽ ấy, đặc tính của ngôn ngữ vô cùng phong phú, từ đó dẫn đến việc đạo Phật có muôn vàn pháp môn phục vụ cho việc tu tập của con người. Đức Phật cũng hết sức tinh tế trong việc trả lời câu hỏi của đối tượng, Ngài tránh những câu trả lời nào gây tổn thương, đau khổ cho người khác cũng như khi có người ngoại đạo đến cật vấn, Ngài cũng hết sức từ tốn trong việc giáo hóa họ. Nếu cảm thấy câu trả lời của Ngài không làm thoả mãn người hỏi mà có khi khiến người hỏi sân giận, không có lợi trong việc tu tập của họ, Ngài sẽ im lặng, không trả lời, để câu hỏi sang một bên.

Theo Phật, có bốn cách trả lời câu hỏi: 1. Có khi nên trả lời thẳng câu hỏi. 2. Có câu hỏi cần trả lời bằng cách phân tích. 3. Có khi nên trả lời bằng cách hỏi ngược lại. 4. Cuối cùng có những câu hỏi nên im lặng, không đáp.

Một lần Đức Phật ở lại trong rừng Simsapa, thành Kosambi, Ngài đã giảng cho các đệ tử rằng sự hiểu biết của Ngài như lá trong rừng nhưng sự giảng dạy của Ngài như lá nắm trong tay. Chỉ những gì Ngài cảm thấy thực sự có lợi ích trong việc tu tập thân tâm của tín đồ Phật tử, Ngài mới truyền dạy. Pháp Phật là vô thượng giải thoát nên phải tuỳ thời, tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ căn cơ mà truyền bá, không phải đụng đâu nói đó. Bởi vậy các kinh điển của đức phật thuyết ra vô cùng phong phú và đa dạng. Với tư chất thông minh lãnh ngộ phi thường, Ngài sử dụng được 36 thứ ngôn ngữ thời đó. Có nghĩa là đức Phật đã thông suốt ngôn ngữ từng vùng, từng dân tộc. Không vì thế mà Ngài phô trương kiến thức của mình, Ngài thu phục nhân tâm bằng thân ngữ và tâm ngữ nhiều hơn là khẩu ngữ, nói khác, Ngài sử dụng tiếng nói của lòng

xuất phát từ trái tim từ ái và trí tuệ minh mẫn. Chính vì điều này đã đưa Phật ngữ, Pháp ngữ trở thành Thánh ngữ siêu việt mọi ngôn ngữ khác.

Nói như vậy, không có nghĩa các thể loại ngôn ngữ là không cần thiết mà ta phải vận dụng chúng bằng tính khế lý và khế cơ. Một người khi đã quán triệt được các loại hình ngôn ngữ không đồng nghĩa với người nói nhiều mà không có lợi ích, một lời nói chỉ có ý nghĩa khi nó có lợi ích cho người. Vận dụng ngôn ngữ quá nhiều đối với hành giả là điều không cần thiết. Bởi Ngôn ngữ là một chướng ngại cho một người đang trên lộ trình tu tập thân tâm. Chính vì thế mà Phật bảo chư đệ tử giáo pháp là chiếc bè cần phải lìa bỏ, như vậy, mới là người đạt đạo. Đây chính là thâm ý của Phật khi thuyết giảng lấy hình tượng chiếc bè làm ẩn dụ “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” là vậy!

Ở đây, bản Kinh Di Giáo có hình thức là một tác phẩm văn học, được sắp xếp theo hệ thống hóa những lời dạy của đức Phật từ đầu đến cuối. Kinh điển cũng như một tác phẩm văn học vậy, nó được sử dụng dưới nhiều hình thức, qua nhiều thể loại mang đậm nét nghệ thuật đặc sắc, phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 39 - 44)