Con đường chuyển hóa nội tâm

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 75 - 80)

3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan

2.2. Con đường chuyển hóa nội tâm

Đây là con đường thiền định giúp con người phát triển tâm linh, chuyển hóa tâm (tiếng pali: bhavana). Bố thí (dana) và trì giới (sila) chuẩn bị nền tảng cho con đường chuyển hóa nội tâm. Bhavana là con đường tu tập để phát triển tâm chánh niệm, suy nghĩ với trí tuệ, tinh thần cởi mở tiếp nhận cuộc sống và học tập về cuộc sống, là một tiến trình phát triển không ngừng xuyên qua cuộc sống làm người này của chúng ta. Đó không phải việc mà chúng ta chỉ

làm trong những khóa thiền dài ngày. Bhavana hay phát triển tâm là nếp sống của chúng ta, sống với chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác và cởi mở. Đó là cách nhìn cuộc đời sáng suốt và rõ ràng như chúng ta ứng xử với những thay đổi của cuộc đời với đôi mắt của trí tuệ. Nếu tự đóng tâm mình trong nhỏ bé và ích kỉ, chúng ta sẽ không thể nào thích ứng được với những thay đổi của cuộc sống mở rộng để tiếp nhận cuộc đời và quán tưởng sự vận hành của các pháp, chúng ta có thể thích ứng bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù hoàn cảnh ấy xấu hơn hay tốt hơn. Tâm từ bi, tính liêm khiết và lòng tự trọng sẽ là bảng chỉ đường cho chúng ta, nó sẽ giúp chúng ta điều chỉnh hợp thời và đúng lúc với bất cứ điều gì sẽ xảy ra trong cuộc đời.

Hiện nay, Thiền trong Phật giáo Việt Nam bị lãng quên, không những bị lãng quên mà có khi không có chỗ đứng nữa. Số Phật tử lui tới chùa thường là những người già lớn tuổi, trong đó đa số lại là phụ nữ, tính tình hay cầu cạnh, nương tựa, nên rất thích hợp với lối tu cầu tha lực (Tịnh Ðộ). Thể theo nhu cầu đó, các chùa đã được dựng lập khá nhiều, nhưng đều lấy cúng kiến làm Phật sự chính.

Những người thanh niên tuổi trẻ, ưa chuộng đạo Phật lại thường không hay đến chùa, không khí ở chùa không hợp với họ. Họ là những người thích tự lực, không thích nương tựa mãi nơi cha mẹ, muốn tạo dựng hạnh phúc với chính hai bàn tay của họ. Ðến với đạo Phật, họ chỉ thích tu Thiền, nói Thiền. Nhưng tu Thiền là tu làm sao? Ta thấy có nhiều người chỉ "quy y sách Thiền" chứ không quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Vì không thích lạy Phật, không biết Phật pháp căn bản, không biết kính trọng các nhà Sư. Có việc phải đến chùa thì nghênh ngang, tự tại tựa như "Tổ Ðạt Ma", họ bảo Thiền là phá chấp, "gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma". Họ có biết đâu là đang gây cái nhân đọa địa ngục. Tuy vậy ta cũng không nên trách cứ mà ngược lại nên cảm thương họ thì đúng hơn. Thiền định có thể ví như nước đựng trong bình. Chúng ta phải luyện tập như thế nào để giữ cho nước yên lặng nhằm biến nó

trở thành một tấm gương thật trong sáng. Như vậy nếu có người muốn tu Thiền thì phải làm sao?

Phương pháp hành thiền có rất nhiều cách, tùy vào căn cơ của mỗi người để chọn cho mình một pháp môn thích hợp nhằm chuyển hóa nội tâm. Lại nữa, nhờ tinh tấn thực hành con đường trên để đi đến thiền định. Ở trong kinh Ðại Khổ Uẩn Ðức Phật dạy: “đối với các dục phải biết rõ 3 khía cạnh của nó đó là vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly…” (8, tr. 68). Nhờ thực hành thiền giúp ta nhận biết các sự vật một cách minh bạch, mở rộng lòng từ, buông bỏ tham vọng chủ động được mọi thứ.

Giới trong kinh cũng phù hợp với 3 chi phần trong bát chánh đạo: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Tinh tấn trong phần thiền định là sự nỗ lực duy trì sự an trú tâm trong thiện pháp đưa đến an trú chánh niệm làm cơ sở cho tâm định.

Ðức Phật dạy: "Ta tinh cần, tinh tấn không lười biếng. Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có giao động, tâm được định tĩnh chuyên nhất" [8, tr.53]. Tinh tấn là sự duy trì tâm, chuẩn bị tâm trong trạng thái sẵn sàng để tâm vào định.

Trong Kinh đức Phật dạy rằng:

“Ai sống một trăm năm, Ác giới không thiền định Tốt hơn sống một ngày

Trì giới tu thiền định”.[27, tr.35]

Còn có rất nhiều phương pháp giúp cho hành giả chuyển hóa nội tâm của mình nên thực hành quán Tứ niệm Xứ đó là: quán Thân bất tịnh, quán Tâm vô thường, quán Pháp vô ngã, quán Thọ thị khổ. Đây là chìa khóa giúp ta quay về nương tựa chính mình, nương tựa chánh pháp, như lời đức Phật dạy: “ Này các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu khổ, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn.

Đó là Tứ Niệm Xứ [5,tr.185] .Vì thế chúng ta phải tinh tấn hơn để gạn lọc tâm lý ô nhiễm nhằm đem lại an lạc cho mình và tha nhân.

3. Tuệ học

Tuệ dịch âm từ chữ Prajanā, đây là chặng đường cuối cùng và quan trọng nhất của tiến trình tu tập Tam vô lậu. Là đệ tử Phật, lúc nào chúng ta cũng nhắm thẳng cội gốc để lo xây dựng và giữ gìn mạng mạch của Phật pháp. Một ngôi chùa mà thiếu Tăng Ni trụ trì hướng dẫn cho Phật tử thì ngôi chùa đó không phát triển được. Như vậy rõ ràng trách nhiệm của Tăng Ni rất nặng đối với Phật giáo. Nếu Tăng Ni không đủ tư cách học, tu và giáo hóa thì trách nhiệm đó không tròn. Là hành giả luôn đặt hạnh lợi tha trên hết, chúng ta chỉ có thể hướng dẫn người khác những phương pháp tu tập để họ cũng tự dập tắt ngã chấp và ngã dục, mà chúng ta không thể dập tắt cho họ được. Đó là lợi tha. Muốn việc học, tu và giáo hóa đầy đủ thì phải hội tụ được ba yếu tố mà nhà Phật gọi Tam tuệ học, nghĩa là Văn Tư Tu. Theo ngài Buddhaghosa trong Thanh Tịnh Đạo Luận: “Trí tuệ có đặc tính thâm nhập vào bản chất vạn pháp. Trí tuệ có phận sự phá huỷ bóng tối của ảo tưởng bao phủ tự tánh của vạn pháp. Biểu hiện của nó là không bị mê mờ. Thiền định là nguyên nhân trực tiếp của nó”.[67, tr.153]

Trí tuệ là cái mà chúng ta sử dụng trong khi thực hành tu tập, nó không phải là cái chúng ta mong đạt được, nó không phải là cái gì quá cao siêu và xa rời thực tế, nó chỉ cần thấy biết những gì sẽ diệt và không có tự ngã. Trong kinh Di Giáo đức Phật dạy: "Các thầy tỳ kheo, có trí tuệ thì hết đam mê" sự thấy biết mà hết được đam mê ấy Phật giáo gọi là trí tuệ hay liễu tri cái biết rốt ráo.

1. Muốn có 5 dục phải tìm kiếm, lao động vất vả phải đấu tranh với con người đồng loại và thiên nhiên, đôi khi bị bệnh hoạn, thương tật và chết chóc.

2. Vất vả như vậy mà không phải lúc nào cũng toại nguyện, có khi chỉ gánh lấy đau khổ mà không chút lợi lộc nào.

3. Nếu có tìm kiếm được đi nữa thì phải lo giữ gìn, nó trở thành đầu mối của tranh chấp, tranh đoạt giữa cha con, anh em, vợ chồng, tình cảm đạo lý tan tác.

4. Rồi bị trộm cắp, cướp giật, lường gạt, hãm hại Do vậy Phật dạy:

“Dục ái sinh sầu ưu Dục ái sinh sợ hãi Ai thoát khỏi ái dục

Không sầu đâu sợ hãi" [27, tr.61]

Sự khổ của ham muốn là không bao giờ thỏa mãn càng có nhiều càng ham muốn nhiều, tục ngữ có nói:"lòng tham không đáy". Sự khao khát sẽ không cùng tận, sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào hố thẳm khổ đau. Lòng ham muốn được kiềm chế, tâm hồn sẽ thanh thản và giải thoát. Khi con người bị nô lệ cho lạc thú giác quan thì các thiện pháp không thể tăng trưởng, những tiến bộ tâm linh sẽ bị dừng lại, tâm thức mờ tối, cho nên hộ trì các căn, chú tâm cảnh giác, là pháp tu tập để ngăn ngừa và đoạn trừ tâm lý ham muốn nhiều, kinh văn dạy: "Sự ít ham muốn cũng đã phải thực tập, huống chi sự ấy còn đem lại đủ các công đức". Như kinh lại dạy: "thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thư thái, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn, có ít ham muốn là có Niết bàn." [69, tr.25-26]

Thông thường nhu cầu con người có 2 loại: nhu cầu sinh tồn và nhu cầu hưởng thụ. Nhu cầu sinh tồn là những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ngủ nghỉ. Nhu cầu hưởng thụ là tìm kiếm lạc thú. Ðối tượng của nhu cầu hưởng thụ là 5 dục lạc như sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc chạm êm dịu. Còn nhu cầu sinh tồn ta nên hành theo hạnh thiểu dục tri túc. Cho nên, hành giả nên tránh xa hai cực đoan đi theo con đường Trung đạo mà đức Phật đã chỉ dạy: khổ hạnh ép xác và hưởng thụ dục lạc. Nghĩa là chúng ta cần có trí tuệ, có chánh tri kiến để đoạn trừ các lậu hoặc và thấy rõ được Chân lý của vạn pháp.

Còn Luận Câu Xá thì nêu: “Trí tuệ được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Quán, Nhẫn, Kiến, Quang, Minh, Giác, Phương tiện... cho đến Chính kiến, Chính tư duy, Trạch pháp... cũng đều lấy tuệ làm thể hết. Trong 37 đạo phẩm, tu hành cố nhiên cần có trí tuệ mới khỏi bị lạc đường mà giác ngộ cũng cần có trí tuệ mới tràn đầy viên mãn”.[59, tr.524]

Nước trong bốn biển đại dương mênh mông chỉ thuần một vị mặn, đặc trưng duy nhất trong giáo lý huyền thâm vi diệu Phật đà thuần vị giải thoát thì trong vô lượng giáo nghĩa đó là trí tuệ siêu việt. Đặc sắc của Trí tuệ có công năng nhận xét chân lý, thấu triệt vạn pháp không còn mê mờ lầm lạc. “Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc nhất vượt biển sanh lão bệnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là thần dược cho mọi bịnh tật, là búa sắt chặt cây phiền não. Vì thế mà các thầy hãy dùng cái tuệ Văn Tư Tu chứng để tự tăng tiến ích lợi. Có trí tuệ soi chiếu, thì dẫu mắt thịt cũng vẫn là kẻ thấy rõ nhất”[69, tr.33]

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w