Con đường Trung Đạo

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 46 - 49)

3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan

2.1.Con đường Trung Đạo

Trong “Kinh Trung Bộ” ghi rằng: sau khi đức Thế Tôn từ bỏ gia đình, xuất gia học đạo, trong 6 năm đầu tiên đó Ngài đã theo tu học pháp tu khổ hạnh với hai vị đạo sư danh tiếng đương thời là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Ngài siêng năng nổ lực thực tập khổ hạnh, nhịn ăn uống, cho đến một ngày chỉ ăn một hạt mè, thân thể Ngài gầy còm, chỉ còn da bọc xương, Ngài đã chứng ngộ quả vị cao nhất mà hai vị đạo sư này tuyên bố, thế nhưng, Ngài cảm thấy sự khổ hạnh không ích gì, không liên hệ gì đối với đời sống xuất gia, nó cũng không giải quyết được nổi khổ của con người, cho nên Ngài quyết định từ bỏ phương pháp tu tập khổ hạnh, sau khi từ bỏ nơi tu tập khổ hạnh, trên đường đi đến dòng sông Ni Liên Thiền, Ngài thọ nhận bát sữa từ sự cúng dường của người chăn cừu, Ngài cảm thấy thân thể khỏe dần và tinh thần minh mẫn, chính sự kiện này đã giúp Ngài tuyên bố phương pháp tu tập của Ngài là con đường Trung đạo, tránh hai cực đoan hưởng thọ dục vọng và hành khổ hạnh. Như Ngài đã đề cập trong nhiều kinh trong A hàm cũng như Nikàya, cụ thể là Kinh Vô Tránh Phân Biệt trong “Kinh Trung Bộ”, được ghi như sau:

Chớ có hành trì dục lạc, hå liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Và cũng không nên hành trì tự kỷ khổ hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường Trung đạo đã được Như Lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.” [32, tr.755]

Nội dung đoạn kinh vừa dẫn, Đức Phật khuyên các vị Tỷ kheo hay nói đúng hơn là cho tất cả mọi người không nên rơi vào hai cực đoan là sống đời sống buông thả hưởng thụ hay sống khổ hạnh ép xác.Theo Ngài hai lối sống này không mang lại lợi ích cho mình cho người. Thế nào là đời sống buông

thả hưởng thụ dục vọng ? Để cho vấn đề được hiểu rõ ràng, chúng thử tìm hiểu phái duy vật của ông Ajita Kesa Kambala, là một trong 6 phái triết học. Chủ trương của phái này được ghi trong “Kinh Tạp A hàm, phẩm Ưu Não Sanh Khởi như sau:

“Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vầy, nói như vầy: “Không có bố thí, không hội tế, không có chú thuyết, không có nghiệp báo đường lành, đường ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh, không có thế gian, trong thế gian không có A-la-hán, không có bậc chánh hành, chánh hướng để đời này hay đời sau...” [38, tr.203]

Qua nội dung đoạn kinh vừa dẫn, đức Phật đề cập 3 hạng người hưởng thụ dục vọng: Thứ nhất, là hạng người bằng mọi cách chiếm đoạt tài sản của người khác rồi phung phí buông xả trong việc tiêu xài, phục vụ cho sự tham muốn của mình, không giúp đỡ chia xẻ cho vợ con, cha mẹ, anh em, người thân và ngay cả cũng không bố thí cúng dường cho các vị sa môn Bà la môn để mong cầu phước báo trong tương lai .Thứ hai, là hạng người cũng bằng bất chính lạm dụng chiếm đoạt tài sản của người khác. Sau khi chiếm đoạt người ấy tiêu xài hưởng thụ vui sướng, phục vụ cho mình và cho gia đình mình, nhưng không cúng dường Sa môn, Bà la môn, để mong cầu phước báo trong tương lai. Thứ ba, là hạng người kiếm được tài sản không phải là sự chiếm đoạt bất chính, bằng sức lực của mình. Sau khi kiếm được tiền tài, người ấy hưởng thụ tài sản mà mình kiếm được, biết phân chia giúp đỡ cho vợ con, cha mẹ, anh chị em và người thân, đồng thời biết bố thí cúng dường cho Sa môn, Bà la môn để mong cầu quả báo trong tương lai. Trong 3 hạng người hưởng thụ sử dụng tài vật này, đức Phật phê phán hạng người thứ nhất và tán thán hạng người thứ 3. Qua đó cho thấy đức Phật không chủ trương hưởng thụ một cách cực đoan, nhưng không đồng nghĩa tuyệt đối phản bác hưởng thụ tiêu xài vật chất, kiếm tiền hợp lý và tiêu xài hợp lý thì vẫn được đức Phật tán đồng. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý rằng, dẫu rằng tài sản mình kiếm

được một cách hợp pháp, sử dụng đồng tiền đó hưởng thụ dục lạc một cách vô độ, cách hưởng thụ đó cũng không phù hợp với tinh thần thọ dụng vật chất trong đạo Phật. Vì sao ? vì theo quan điểm của đức Phật, hưởng thụ vật chất có hai tác dụng tốt và xấu: Nó được gọi là tốt và bổ ích chỉ khi nào thọ dụng hợp lý, giúp cho thân thể khỏe mạnh, không bịnh tật; ngược lại được gọi là xấu, vì chúng sẽ làm cho thân thể bịnh hoạn, không mạnh khỏe, ăn uống quá độ, dinh dưỡng quá cao mà thân thể không tiêu hóa được trở thành bịnh hoạn. Qua các nước phát triển dư thừa vật chất, chứng bịnh thuộc về ăn uống hưởng thụ rất nhiều, như các loại bịnh béo phì, mỡ trong máu... đều có nguồn gốc từ việc ăn uống hưởng thọ. Đây chính là ý nghĩa tại sao đức Phật phản bác cực đoan thứ nhất là đời sống hưởng thụ. Tuy nhiên đức Phật cũng không đồng tình với đời sống khổ hạnh, là đời sống đày đọa thân xác, không có lợi ích như phái Kỳ Na giáo chủ trương. Đề cập đến lối tu khổ hạnh của phái này, như Tiểu Kinh Khổ Uẩn tường thuật như sau:

Này Mahànàma, một thời Ta ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều Ni kiền Tử (Nigantha) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy...”

[22, tr.74]

Ngoài hai ý nghĩa Trung đạo vừa được đề cập ở phần 1 và 2. Trong hệ kinh điển Phật giáo Đại thừa còn đề cập đến Đệ nhất nghĩa không là Trung đạo. Liên quan đến ý nghĩa này, trong “Kinh Đại Bát Niết Bàn” giải thích:

Phật tánh là đệ nhất nghĩa không, Đệ nhất nghĩa không tức là trí tuệ. Cái gọi là Không, không phải là không cũng chẳng phải là bất không (có). Người trí thấy nó vừa là không cũng vừa bất không, (thấy các pháp) vừa thường và cũng vừa vô thường, vừa khổ và vừa lạc, vừa ngã vừa vô ngã. Không là tất cả sinh tử, bất không là đại Niết bàn, thậm chí thấy vô ngã cũng là sinh tử, thấy ngã gọi là Niết bàn. Thấy tất cả đều không mà không thấy bất không thì không gọi là Trung đạo. Ngay cả thấy tất cả pháp đều là vô ngã mà không

thấy (các pháp) là ngã, điều ấy không gọi là (hành) Trung đạo. Trung đạo tức là Phật tánh, căn cứ vào ý nghĩa này, cho nên biết Phật tánh là thường hằng bất biến. Chúng sinh vì bị vô minh che lấp, cho nên không thấy Phật tánh; hàng Thinh Văn, Duyên Giác chỉ thấy tất cả pháp đều không, nhưng không thấy các pháp là bất không, thấy các pháp là vô ngã mà không thấy các pháp là ngã. Chính vì lý do này mà không thấy Đệ nhất nghĩa không, vì không thấy Đệ nhất nghĩa không, cho nên không hành pháp Trung đạo, vì không hành pháp Trung đạo cho nên không thấy được Phật tánh.

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 46 - 49)