KINH DI GIÁO VỚI TƯ TƯỞNG KINH ĐIỂN NGUYÊN THỦY 1.Tính đồng dạng

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 29 - 36)

3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan

KINH DI GIÁO VỚI TƯ TƯỞNG KINH ĐIỂN NGUYÊN THỦY 1.Tính đồng dạng

1.Tính đồng dạng

1.1. Ngôn ngữ

Nói đến Kinh Di Giáo nói riêng, Kinh điển Nguyên thủy nói chung là nói về Ngôn hành của Đức Phật khi còn tại thế, qua đó đức Phật đã tự thân ấn chứng về Ngôn hành của các đệ tử Ngài. Giáo lý và ngôn ngữ của Kinh điển Nguyên thủy khi chúng ta đọc qua thấy như đơn giản, lập đi lập lại và gần gũi phù hợp với cuộc sống của chư đệ tử thời bấy giờ. Đức Phật là bậc thầy cực kỳ khéo léo khi đã sử dụng ngôn ngữ hình thể và ngôn ngữ lời nói thật tài tình mới có thể giúp chúng sanh ngộ nhận được chân lý vi diệu.

Theo các tài liệu lịch sử đương thời cho thấy rằng, sau khi thành đạo, Đức Phật suy xét và lo sợ rằng giáo pháp mà Ngài đã thực chứng: “Ta đã thực chứng một sự thật sâu xa, khó thấy, khó hiểu…chỉ những bậc trí mới hiểu thấu. Những người bị đam mê chế ngự, bị vô minh vây phủ không thể nào thấy chân lý này, vì nó ngược dòng, nó cao siêu sâu kín, tế nhị và khó nghĩ bàn."

Nghĩ thế, Phật đã do dự một lúc: “Có phải vô ích không nếu ta cố giảng giải cho thế gian chân lý mà ta chứng nhập?” rồi Ngài so sánh thế gian như một ao sen: Trong ấy có nhiều hoa còn ở dưới mặt nước, có những hoa khác chỉ vừa ló lên trên mặt nước, nhưng cũng có những bông hoa đã vươn khỏi mặt hồ và không còn động chạm với nước. Cũng thế trong thế gian này, trình độ phát triển của con người khác nhau: Có một số người sẽ hiểu được chân lý. Vì thế Đức Phật quyết định giảng dạy chân lý ấy [71, tr.378]. Chính vì lẽ ấy mà ngôn ngữ Kinh tạng luôn mang tính chất khế lý, khế cơ nhưng không vì thế mà giáo pháp dung dưỡng sự ngu si, yếu đuối, sợ hãi, khát khao dục vọng của con người. Con người luôn luôn thích được vuốt ve tự ngã, chấp thủ sai lạc, thích được nương tựa vào tha lực nên con người đã dựng nên thượng đế để được che chở, dựa dẫm; dựng nên cái ngã và ngã sở hữu bất khả xâm phạm đến nổi những ý tưởng này đã trở thành chủ thuyết. Tất cả khái niệm, chủ

thuyết ấy dầu là những dự phỏng tinh vi với trí óc tưởng tượng của con người được gói ghém trong một số danh từ triết lý và siêu hình phức tạp. Những ý tưởng này đã ăn sâu gốc rễ tâm lý con người, gần gũi thân thiết với họ đến nổi họ không mong nghe, cũng không muốn hiểu một đạo lý nào ngược lại. Đức Phật biết rõ điều ấy, Ngài dạy rằng giáo lý của Ngài đi ngược dòng, trái ngược với dục vọng ích kỷ của con người. Nhưng Ngài đã vận dụng một cách thiện xảo, nhuần nhuyễn các ngôn ngữ tâm lý để đưa con người đến chỗ nhận chân được sự thật cuộc đời mà giải thoát chính mình ra khỏi mọi rối loạn, bất an, đau khổ.

Tuy nhiên, Đức Phật thuyết giảng giáo pháp mục đích không phải vì phô bày kiến thức và trí tuệ của mình mà để giúp con người đạt đến thực chứng trên lộ trình tu tập. Ngài là bậc đạo sư thực tiễn, đầy từ bi và trí tuệ nên khi nói với người nào, Ngài luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển của họ, khuynh hướng của họ, cấu tạo tâm thức họ, tính tình họ và khả năng họ để lĩnh hội vấn đề. Vì lẽ ấy, hoạt tính của ngôn ngữ vô cùng phong phú, từ đó dẫn đến việc đạo Phật có muôn vàn pháp môn phục vụ cho việc tu tập của con người. Đức Phật cũng hết sức tinh tế trong việc trả lời câu hỏi của đối tượng, Ngài tránh những câu trả lời nào gây tổn thương, đau khổ cho người khác cũng như khi có người ngoại đạo đến cật vấn, Ngài cũng hết sức từ tốn trong việc giáo hoá họ. Nếu cảm thấy câu trả lời của Ngài không làm thoả mãn người hỏi mà có khi khiến người hỏi sân giận, không có lợi trong việc tu tập của họ, Ngài sẽ im lặng, không trả lời, để câu hỏi sang một bên.

Theo Phật, có bốn cách trả lời câu hỏi: 1. Có khi nên trả lời thẳng câu hỏi. 2. Có câu hỏi cần trả lời bằng cách phân tích. 3. Có khi nên trả lời bằng cách hỏi ngược lại. 4. Cuối cùng có những câu hỏi nên im lặng, không đáp.

Một lần đức Phật ở lại trong rừng Simsapa, thành Kosambi, Ngài đã giảng cho các đệ tử rằng sự hiểu biết của Ngài như lá trong rừng nhưng sự giảng dạy của Ngài như lá nắm trong tay. Chỉ những gì Ngài cảm thấy thực sự có lợi ích trong việc tu tập thân tâm của tín đồ Phật tử, Ngài mới truyền

dạy [45, tr.635]. Pháp Phật là vô thượng giải thoát nên phải tuỳ thời, tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ căn cơ mà truyền bá, không phải đụng đâu nói đó. Rõ ràng đối với các bậc Giác ngộ, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để người khác hiểu được ý chỉ của mình. Theo lịch sử, từ thuở mới 12 tuổi, thái tử Siddhattha đã tinh thông văn võ đến mức các Danh Sư phải cúi đầu thán phục. Với tư chất thông minh đĩnh ngộ phi thường, Ngài sử dụng được 36 thứ ngôn ngữ thời đó. Có nghĩa là đức Phật đã thông suốt ngôn ngữ từng vùng, từng dân tộc. Không vì thế mà đức Phật phô trương kiến thức của mình, Ngài thu phục nhân tâm bằng thân ngữ và tâm ngữ nhiều hơn là khẩu ngữ, nói khác, Ngài sử dụng tiếng nói của lòng xuất phát từ trái tim từ ái và trí tuệ minh mẫn. Chính vì điều này đã đẩy Phật ngữ, Pháp ngữ trở thành Thánh ngữ siêu việt mọi ngôn ngữ khác. Vì vậy, Chánh pháp là tâm pháp, sự kiến giải Kinh điển tuỳ theo sở đắc của mỗi vị hành giả chớ không tuỳ thuộc vào sự hiểu biết trên văn tự ngữ ngôn. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện truyền bá giáo lý mà không phải là mục đích giải thoát. Như trong kinh Trung Bộ I có nói đến ẩn dụ nổi tiếng: “ giáo pháp như chiếc bè dùng để qua sông, không phải để nắm giữ và mang trên lưng” [31, tr.305]

Nói như vậy, không có nghĩa các loại thể tài ngôn ngữ là không cần thiết mà ta phải vận dụng chúng bằng tính khế lý và khế cơ. Một người khi đã quán triệt được các loại hình ngôn ngữ không đồng nghĩa với người nói nhiều mà không có lợi ích, một lời nói chỉ có ý nghĩa khi nó có lợi ích cho người. Chính vì thế mà Phật bảo chư đệ tử giáo pháp là chiếc bè cần phải lìa bỏ, như vậy, mới là người đạt đạo. Đây chính là thâm ý của Phật khi giảng ẩn dụ danh tiếng về chiếc bè.

Dù là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ được biểu thị thông qua cử chỉ của thân thể, chủ thể cũng đem đến cho người hiểu một thông điệp nào đó: hoặc hạnh phúc hay khổ đau, hoặc đồng tình hay từ chối… ngôn ngữ Phật giáo, với những tính chất riêng, qua sự trình bày của Đức Phật và chư thánh đệ tử, đã được mọi người chấp nhận. Thiền sử chép rằng, tại hội Linh Sơn,

Đức Phật chỉ đưa cành hoa lên cao, vậy mà Ngài Ca Diếp đã hiểu được thâm ý của Ngài và Ngài đã phó chúc chánh pháp nhãn tạng cho Tổ Ca Diếp. Thật ra, để có thể thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ Phật giáo, con người phải biết cách lắng nghe, lắng đọng mọi phiền não, thanh lọc tâm tư nhằm khiến cho tâm tư mình rỗng rang mới tiếp nhận các thông điệp một cách chính xác do ngôn ngữ kinh điển mang lại.

Cùng với thời gian, đạo Phật đi vào lòng người thông qua các biểu hiện của Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Nhìn chung, đạo Phật đã đóng góp cho kho tàng trí tuệ của nhân loại các giá trị tinh thần quý báu: giá trị đạo đức, giá trị hạnh phúc, giá trị giải thoát…phục vụ cho đời sống tâm linh của con người. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ - thông tin, tất cả được nối kết bằng những phương tiện truyền tin hiện đại nên có sự rối loạn, phức tạp nhất định trong cuộc sống hàng ngày. Con người cần phải bình tĩnh để quân bình đời sống sinh lý và tâm lý của mình. Lẽ dĩ nhiên, đạo Phật đã khơi gợi, đánh thức tâm thái hành thiện ngủ quên trong tâm thức con người, đó là lý do khiến cho đời sống tinh thần của con người ngày càng thăng hoa.

Một điều cần nói, ngôn ngữ đạo Phật là ngôn ngữ của tinh thần vô ngã, của tinh thần tự lực, tự mình vượt qua chính mình, điều phục mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa vật gì khác. Ngôn ngữ đạo Phật cũng không hề dung dưỡng sự ngu si, chấp trước, hệ lụy trói chặt con người vào vòng dây tham ái và dục vọng mà giúp con người tự chiến, tự thắng.

Theo bộ “Vinayapitaka Cullavagga” (Tiểu Phẩm V, 33) của Luật Tạng, Đức Phật đã cố huấn thị các Tỳ kheo học tập giáo Pháp bằng “ngôn ngữ của mình”(saka nirutti), mà luận sư Pali lỗi lạc là Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) đã diễn dịch: đó có nghĩa là ngôn ngữ (hay phương ngữ) của Magadhi (Ma- Kiệt-Đà) được dùng bởi đức Phật và Ngài đã không cho phép họ dịch chuyển những giáo lý thành những văn kệ bằng tiếng Phạn.

đến Phật Giáo, và khi những học giả Pali uyên bác như Rhys Davids và Oldenberg bắt đầu dịch văn bản Tạng Luật (Vinaya) ra tiếng Anh, họ đã dịch lời chỉ thị của đức Phật là:

‘Ta cho phép các thầy, này các Tỳ kheo, học những lời Phật dạy bằng ngôn ngữ địa phương của mỗi người” (“I allow you, OBhikkhus, to learn the words of the Buddha each in his own dialect’) -Nghĩa là: ngôn ngữ riêng, tiếng địa phương hay phương ngữ riêng của mỗi người.

Hầu hết các học giả đã có xu hướng đồng tình với cách diễn dịch này, ngoài trừ học giả Geiger thì lại theo quan điểm của Ngài Buddhaghosa (Phật Âm), cho rằng câu chỉ thị của Phật có nghĩa là mọi người phải học giáo pháp bằng phương ngữ mà Đức Phật đang dùng lúc bấy giờ.

Gần đây, học giả Law, trong quyển sách của ông có tựa đề là “Lịch Sử Văn Học Pali” đã có ý kiến cho rằng Ngài Buddhaghosa đã thiếu chính xác, không phân biệt khi cho rằng chữ ‘chandasa’ là đồng nghĩa với tiếng Phạn và ‘saka nirutti’ thì có nghĩa là tiếng địa phương Magadhi (Ma-Kiệt-Đà) đã được Đức Phật dùng làm phương tiện giảng dạy (vacanamagga). Theo ông Law, ngôn ngữ tiếng Phạn đã được phân chia thành hai dòng, là tiếng Phạn của Vệ- Đạ và tiếng Phạn đang dùng hôm nay, và Đức Phật chỉ không cho phép học hoặc đưa những giáo lý của Người vào tiếng Phạn Vệ-Đà vào thời đó (của tầng lớp Bà-la-môn), chứ không phản đối tiếng Phạn thông dụng khác. Law đã viết rằng:

Điều đó vượt qua sự hiểu biết của chúng ta về cách mà Ngài Buddhaghosa đã đi quá xa và cho rằng với chữ “saka nirutti”, Đức Phật muốn nói rằng đó là phương tiện giảng dạy duy nhất của Người, và đó chính là tiếng bản xứ của Magadhi (Ma-Kiệt-Đà). Thật vô lý, sai lầm và quá quyết đoán khi cho rằng đức Phật ban hành quy định tiếng Magadhi (Ma-Kiệt-Đà) là hình thức phát ngôn đúng đắn duy nhất khi học tập giáo lý của đức Phật và rằng những tiếng địa phương khác là những hình thức phát ngôn không chính xác”.

Khi bàn về vấn đề ngôn ngữ được dùng trong tam Tạng Kinh Pali, hầu hết các học giả phương Tây đều tỏ ra nghi ngờ, không khẳng định vai trò của

những Hội đồng Phật giáo trong những kỳ kết tập Kinh điển trong việc khẳng định ngôn ngữ làm phương tiện truyền bá Phật pháp. Bởi vì việc công nhận và kết tập kinh điển dựa vào sự phê chuẩn của Hội đồng Kết tập, cho nên ngôn ngữ được dùng bởi hội đồng kết tập đóng vai trò chính trong việc truyền tụng Kinh điển. Tất cả trường phái Phật giáo đều đồng ý là ba kỳ hay ba Hội đồng Kết tập là những sự kiện lịch sử, như vậy một câu hỏi thẳng thắn được đặt ra là: “Ngôn ngữ nào những vị A-la-hán từ miền Tây hay miền Đông đã dùng để đọc tụng những lời dạy của đức Phật trong những lần kết tập Thứ nhất, Thứ hai và Thứ ba?”.

Trong lần Kết tập thứ nhất, không có gì nghi ngờ đó là tiếng, Magadhi (Ma-kiệt-đà), bởi vì tất cả thành viên của hội đồng kết tập đều là những người vừa mới học giáo pháp từ chính đức Phật.

Trong lần Kết tập thứ hai, những Tỳ kheo từ miền Tây và miền Đông đều tập hợp lại để nghe tụng đọc tạng Kinh và tạng Luật ở Vesali. Tất cả 8 trưởng lão đã được chọn ra để giải quyết vấn đề “10 Điểm” đều là đệ tử trực tiếp của Ngài Ananda và Ngài Anuraddha nổi tiếng. Trưởng lão lớn tuổi nhất, Đại Đức Sabbakami người đứng ở vai trò phân xử. Vì họ đã học giáo pháp từ hai Đại Đệ tử nổi tiếng đó của đức Phật, cho nên chắc hẳn họ đã dùng cùng một ngôn ngữ Magadhi để đọc tụng lại giáo Pháp và Giới luật ở kỳ kết tập thứ hai.

Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, đức Phật chỉ giảng dạy bằng phương pháp khẩu truyền. Nghĩa là Ngài nói ra câu nào thì được các vị đệ tử truyền tụng cho đến khi nhuần nhuyễn mới thôi. Cho nên các vị đệ tử của Ngài rất lo âu, nếu Ngài nhập diệt rồi thì ai sẽ nói kinh cho thính chúng nghe? Và làm sao để những lời mà đức Phật giảng dạy sẽ còn nguyên vẹn? Cho nên mới có sự hình thành Tam tạng Thánh điển là vậy? Trải qua các thời kỳ kết tập Kinh điển đó là:

Trong thời Kết tập kinh điển lần thứ nhất, sau khi đức Phật nhập diệt 7 ngày, Ngài Ca Diếp cùng 500 vị A-la-hán, đại hội diễn ra tại hang Thất Diệp,

được 2 Ngài Ưu Ba Ly và Ngài A-nan xác định chính xác giới luật và kinh văn để tránh những sai lệch do hiểu lầm hoặc phá hoại, và tạng Kinh và tạng Luật được hình thành, không có gì nghi ngờ đó là tiếng Magadhi (Ma-kiệt- đà), bởi vì tất cả các vị Bồ tát đều là những người vừa học xong giáo lý từ chính đức Phật.Trong thời Kết tập kinh điển lần thứ 2, nhập diệt khoảng hơn 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Đại hội còn có 2 tên khác là Thất bách kết tập và Tỳ-xá-ly kết tập, tạng Kinh và tạng Luật được đọc tụng lại tại thành phố Vesali.Trong thời Kết tập kinh điển lần thứ ba, Sau Phật Niết bàn 100 năm thì Đại hội kết tập pháp tạng lần thứ hai diễn ra, và sau lần kết tập lần thứ 2 đúng 118 năm lại diễn ra cuộc kết tập lần thứ 3. Như vậy lần kết tập này xảy ra sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước Tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục đại hội kết tập lần này trải qua 9 tháng thì hoàn tất, do trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Đế Tu làm chủ tọa, 999 vị Tỳ kheo A-la-hán tham dự, nên gọi là cuộc kết tập của 1000 vị La-hán. Sau khi kết tập, trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Đế Tu bèn soạn ra luận thư để phản bác nghĩa lý của các phái ngoại đạo đương thời.Tam tạng kinh điển đã được hình thành.

Ngôn ngữ chỉ là phương tiện thuyết giáo của đức Phật, ngài đi tới đâu thì sử dụng ngôn ngữ nước đó.Theo lịch sử thời bấy giờ nước Ma Kiệt Đà là nước hùng mạnh nhất, cho nên đức Phật truyền giáo cũng phải chịu ảnh hưởng một phần nào phương ngữ của đất nước đó. Cho nên ngôn ngữ Ma Kiệt Đà được xem như là ngôn ngữ được sử dụng xuyên suốt các thời kì kết

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w