Ngôn ngữ ẩn dụ

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 36 - 37)

3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan

1.1.1. Ngôn ngữ ẩn dụ

Trong Kinh Di Giáo đã ghi lại lời dạy sau cùng của đức Thế Tôn cho các đệ tử mà nội dung vẫn nhắc lại tầm quan trọng của Tam vô lậu học đối với sự nghiệp giải thoát có nhắc đến hình ảnh người chăn trâu để so sánh việc chế ngự các căn của vị Tỳ kheo khi tiếp xúc với trần cảnh.

譬如牧牛之人执杖执之,不令执逸,犯人苗稼。

Nghĩa là: như người chăn trâu cầm gậy mà coi giữ không cho nó phóng túng vào lúa mạ của người.

Người chăn trâu lúc đi chăn thì cầm gậy, sẳn sàng ra tay, luôn luôn quan sát những con trâu, chăm nom chúng cẩn thận. Người chăn trâu ở đây ví như người xuất gia ; còn trâu ví như tâm của hành giả; dục lạc thế gian giống như lúa mạ. Nếu chăn trâu thì phải để ý trâu, cũng như người xuất gia phòng tâm của mình, không nên để nó chạy theo pháp trần bên ngoài. Nếu ta phóng túng ngũ căn thì thật tai hại cho chính mình và những người xung quanh.

Ngôn ngữ ẩn dụ là loại hình ngôn ngữ so sánh ngầm, thông qua ngôn ngữ dùng hình ảnh ẩn dụ của hữu tướng để diễn bày cái vô tướng.Qua đó, nói lên sự thật của khổ đau và an lạc, của hư ngụy và chân thật trong đời sống tâm thức của con người, cũng như dùng nó để ngầm giới thiệu một cảnh giới giải thoát khỏi mọi lụy phiền trần thế. Chúng ta biết rằng, cả khổ đau và hạnh phúc đều được xây dựng trên cơ sở của tâm. Mặc dầu khổ đau và hạnh phúc là hai tính chất khác biệt nhau hoàn toàn, song cả hai đều là yếu tố thường trực trong tâm thức. Nó lặng lẽ trong tâm như hạt giống ngủ yên trong lòng

đất, biểu hiện của khổ đau và hạnh phúc luôn luôn tùy thuộc vào trạng thái của tâm thức. Và trạng thái đó lại tùy thuộc vào "cái nhìn" của mỗi con người - tức ý thức, ý chí và khát vọng. Do đó, ngôn ngữ ẩn dụ mà đức Phật sử dụng là nhằm đến bày tỏ sự thật hai mặt của một đời sống: chân và tục, hư và thật, thiện và ác, có và không, vô minh và giác ngộ v.v... Ở đây, có thể nói Kinh Di giáo là một trong những loại hình của ngôn ngữ ẩn dụ và thí dụ đặc sắc.

亦如执执不以执制,执执执人执于坑陷。如被劫害

Nghĩa là: như con ngựa hung hãn, mà không được chế ngự bằng dây cương thì sẽ mang người lao xuống hầm hố. Như giặc cướp làm hại… Đây là lời đức Phật dạy mong các đệ tử đã ở trong tịnh giới thì phải chế ngự năm thứ giác quan. Năm thứ giác quan ấy có thể phát sinh nhiều tội lỗi, làm ngăn che tâm tánh con người, tạo ra nhiều khổ đau cho tự thân và tha nhân.

Từ đoạn kinh ngắn ngũi, từ chính sự ẩn dụ tài tình độc đáo của đức Phật đã gợi lên trong tâm thức người nghe, người đọc một ảnh tượng, nhiều ảnh tượng…làm chổ nương tựa cho chúng ta khi đang chơi vơi trong đại dương bao la.Chúng ta thật hạnh phúc biết bao khi được ngồi trên chiếc thuyền chắc chắn nhất khi ở trong biển sanh tử luân hồi, sung sướng biết bao khi được ngồi trên thuyền Bát Nhã, chiếc thuyền được đóng bằng chính trí tuệ của tự thân. Một tia sáng, một ngọn lửa, một ánh đèn nhỏ rất có giá trị đối với người đang đi trong màn đêm đen kịt ; cũng vậy trí tuệ là ngọn đèn sáng nhất, nó sẽ là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng cho người đi biển, sẽ giúp ta thoát màn hôn ám vô minh. Không có ai dám chắc rằng, mình sẽ không hoang mang khi đi trong đêm tối mịt mù. Nhưng chúng ta đã có ngọn đèn thì nên hướng theo ánh sáng kia mà đi, chứ không nên bám chặt vào cái phương tiện ngọn đèn. Như chúng ta có khi đau ốm đến thập tử nhất sinh, mà có thần dược trước mắt, thần dược có công hiệu chữa lành mọi vết thương mà lại không chịu uống? Chẳng khác nào gã cùng tử trong kinh Pháp Hoa vậy.

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w