3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan
2.3. Tứ Thánh Đế
Phần nội dung và chủ yếu của thông điệp là thuyết minh về pháp "Tứ đế" và "Lục độ" là hai nguyên lý căn bản nhằm giáo dục con người cách tu dưỡng thân tâm, diệt trừ mọi nỗi nguy khốn, khổ đau, hòng giúp con người xây dựng một xã hội người thực sự văn minh, nhân bản và hạnh phúc, một lối sống cao đẹp của đạo làm Người. Và muốn được như vậy, đức Phật khuyên con người hãy sống thương yêu, hỷ xả... và đừng bao giờ tạo "nghiệp" gây khổ não cho nhau, vì mọi con người đều đáng thương, đều cần phải được sống xứng đáng
cho trọn kiếp người. Mọi con người đều đáng tôn trọng và cần được phụng sự. Dưới đây là một đoạn nói về pháp "Tứ Ðế" do tôn giả A Nâu Lâu Ðà (Anurudha), một cao đệ của đức Phật, thuyết trình trước liệt vị thánh tăng vân tập ở rừng Sa La song thụ, khi đức Thế Tôn sắp tịch diệt Niết bàn, để tất cả chúng ta cùng lĩnh hội, suy ngẫm và thực hành.
"... Mặt trăng có thể nóng, mặt trời có thể lạnh, chứ chân lý Tứ Ðế không thể nào khác được”. Như đức Phật dạy: Khổ đế, sự thật là khổ, quyết không có gì là vui sướng cả. Mà chính Tập đế là nhân (nguyên nhân gây ra mọi nỗi khổ đau), hẳn không có nhân nào khác. Vậy Diệt khổ tức là diệt trừ nguyên nhân. Nhân mà diệt thì quả cũng bị diệt.
" Đạo diệt khổ tức chính là Đạo, ngoài ra không còn Đạo nào khác
Trong pháp Tứ Ðế gồm có Thập nhị nhân duyên và Bát Chánh đạo. Mà giáo lý Thập nhị nhân duyên là trình bày sự hình thành về vũ trụ và về con người một cách chính xác, khoa học. Tuy nhiên, đức Phật rất khiêm tốn, Phật chỉ nhận mình như một vị Y vương, và giáo pháp của Phật như là những liều thuốc thần hiệu, uống hay không uống, tùy mỗi bệnh nhân sử dụng nó. Lại như kẻ dẫn đường giỏi, dắt loài người về nẻo chánh, nghe mà không đi theo, thì đó không phải lỗi của kẻ dẫn đường. Ðạo Phật là một triết lý sống, một đạo đã mang lại ánh sáng trí tuệ, niềm tin và tình thương đến với con người và cuộc đời...
Các thầy Tỷ kheo, đối với bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc, không được giữ sự hoài nghi, mà không cầu giải đáp. Thế tôn nói lên ba lần như vậy, nhưng không ai chất vấn. Vì lẽ chư Tăng không có ai còn hoài nghi gì nữa. Bấy giờ tôn giả A- nậu- lâu- đà quán sát tâm trí chư Tăng, rồi thưa với Ngài, bạch đức Thế tôn, mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, nhưng bốn chân lý mà đức Thế Tôn đã dạy thì không thể làm cho khác đi được. Ngài dạy khổ thì thật là khổ, không thể làm cho vui lên; tập là nguyên nhân của khổ, thì không còn có nguyên nhân nào khác nữa; diệt là khổ diệt vì nguyên nhân đã diệt, mà nguyên nhân diệt thì kết quả cũng diệt; đạo là phương pháp diệt khổ nên thật
là đạo, không có đạo nào khác hơn. Bạch đức Thế Tôn, đối với bốn chân lý, các vị Tỷ kheo đây đã quyết định, không còn hoài nghi nữa.
Chính trong sự khổ đau như xé lòng đó, đức Phật Thích Ca đã ra đời, đem phương thuốc diệt khổ để cứu khổ cho chúng sanh, bằng vô số pháp môn phương tiện để ứng hợp với từng căn bệnh chúng sanh mà cho thuốc.
“Vườn Nai Phật chuyển pháp luân Rống lên tiếng rống uy hùng thậm thâm Đoạn sanh tử diệt mê lầm
Khai thông nẻo đạo pháp âm nhiệm mầu”.(TậpThư Tiểu Viên)
Suốt cuộc đời giáo hóa gần nửa thế kỷ, đến lúc trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật cũng chỉ tuyên bố rằng: “trong suốt 45 năm ta chỉ nói lên sự khổ và con đường diệt khổ”. Nghĩa: toàn bộ giáo lý đều được đức Phật quy vào trong Tứ Thánh Đế. Thế nên có lần tôn giả Xá Lợi Phất đã tuyên bố: “Tất cả các thiện pháp đều bao hàm trong Tứ Thánh Đế, như dấu chân của các động vật đều thu nhiếp trong dấu chân voi”.