3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan
3.2. Tư (思): là suy nghĩ,
Tư duy luôn xác định quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong đạo Phật, chính nhân tố này được xem là chức năng phân biệt tâm. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì có nghĩa là chúng ta được sinh ra với sắc thân con người, và từ đây cho đến cuối đời ngày nào mà sắc thân này còn sống thì nó sẽ tiếp tục ghi nhận những cảm thọ tư duy sẽ tiếp tục sinh khởi trong tâm. Suy nghĩ, tư duy
luôn cho ta cái ấn tượng là có chủ thể, khách thể. Vì vậy nên cố gắng lắng nghe và quan sát nếu không chúng ta sẽ bị kẹt trong cái nhìn nhị nguyên ấy.Nghiệm xét những điều đã nghe đã thấy, đã học hỏi một cách thấu đáo, thông suốt. Trong kinh Kālāmā, đức Phật dạy “đừng vội tin” mà hãy suy nghĩ, tự chứng nghiệm ở ngay chính bản thân mình. Suy gẫm rồi dùng chánh kiến và chánh tư duy để kiểm chứng lại vấn đề xem thử đúng sai.[8, tr. 336]
Sau đây là phương pháp thực tập tự vấn lúc suy tư:
Điều này có hợp lý không (căn cứ vào chân lý, chánh pháp)? Người nói (người viết) có hiểu đúng vấn đề không?
Người nói (người viết) đang ở trong hoàn cảnh nào? Điều này có ứng dụng được hay không?
Điều này có lợi ích cho tập thể hay chỉ một cá nhân?
“Tư sở thành tuệ”, tư duy, quán xét những điều đã được nghe mà tăng trưởng trí tuệ. Muốn tăng trưởng trí tuệ bằng tư duy thì cần đầy đủ Chánh tư duy, Thiện tư duy, Thanh tịnh tư duy và Thậm thâm tư duy.
Kiến thức từ chương và những điều được nghe chỉ giúp cho những người sơ cơ, những người mới bước chân vào đạo để có một căn cơ vững chắc nhưng nó không phải là tất cả. Nếu chúng ta cứ tiếp tục bám víu vào cái được nghe, được đọc thì nó sẽ trở thành sự chướng ngại cho việc tu hành. Sau khi học hỏi người ta phải thực hành, phải mang những điều đã học ra áp dụng vào đời sống và chỉ những điều gì người khác nói ra đều chỉ là hình thức, kinh nghiệm của người khác. Sự giải thoát phải xuất phát từ chính mình chứ không do một ân huệ nào từ bên ngoài mang đến.