KINH DI GIÁO BẢN ĐÚC KẾT NHỮNG GIÁO LÝ CĂN BẢN

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 55 - 58)

3. Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan

KINH DI GIÁO BẢN ĐÚC KẾT NHỮNG GIÁO LÝ CĂN BẢN

"Này các Tỳ kheo! Hãy thường nhất tâm nổ lực, cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã. Thôi các thầy hãy yên lặng, không nên nói nữa. Thì giờ sắp hết, Như Lai muốn diệt dộ. Trên đây là những lời giáo huấn của Như Lai." [69, tr.43]

Những lời giáo huấn cuối cùng của Như lai chính là nội dung Kinh Di Giáo, và nội dung đó không có gì khác hơn là Giới, Ðịnh, và Tuệ. Trong đó, phần Giới được nói đến nhiều nhất, hơn một nửa dành cho Giới, làm chuẩn mực cho nếp sống phạm hạnh, làm áo giáp cho Định và làm thềm thang cho Tuệ. Không những thế, ở các kinh cũng đã nói đến:

“Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ, Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.”

[68, tr.570].

Đoạn Kinh trên đây rõ ràng nói đến tầm quan trọng của Tam vô lậu học Giới- Định- Tuệ trên đạo lộ giải thoát. Tam vô lậu học này có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau.Tất cả giáo lý tối hậu mà đức Phật muốn truyền trao đều được tóm thâu trong ba món học vô lậu này. Để được hiểu rõ hơn về lòng Từ bi và Trí Tuệ của Đức Phật muốn ban rãi cho hàng hậu học, chúng ta lần lượt tìm hiểu thêm về sự lợi ích thiết thực về ba môn học vô lậu này.

1. Giới học

Giới có nghĩa là điều phục, chế ngự, chế ngự bằng tỉnh giác, bằng tri kiến, bằng kham nhẫn, bằng tinh tấn làm cho ba nghiệp thanh tịnh. Giới luật, vì vậy, cũng đồng nghĩa với nếp sống đạo đức, nếp sống hướng thượng. Theo

ý kiến của một số nhà Phật học, giới nên được hiểu như là tự nhiên, thói quen thuận theo tự nhiên. Như thế, Giới ở đây chính là thực tại với những quy luật vận hành rất tự nhiên, nếu hiểu theo đạo đức chính là thuận theo tự nhiên. Con người sống trong cỏi dục này, sở dĩ khổ đau, trầm luân chính là vượt ra ngoài quy luật vận hành tự nhiên ấy, hành động trái với quy luật thực tại con người sẽ gặp trở ngại trên cuộc đời và trên con đường giải thoát. Chẳng hạn, sinh hoạt bình thường, hợp lý thì không bịnh tật, còn như ngược lại, không bình thường thì sẽ bị ốm đau, hay nếu tuân thủ luật pháp thì sẽ được ca ngợi, làm hại kẻ khác sẽ bị pháp luật trừng trị. Như vậy, giới là tường rào, là mực thước ngăn chặn lỗi lầm, tội phạm, thuận theo cuộc sống tự nhiên và quy luật xã hội. Dù là xuất gia hay tại gia cần hiểu rõ về lợi ích của việc giữ giới và hành trì giới pháp. Trên bình diện giải thoát, giới được phân biệt thành hai loại: giới thế gian và giới xuất thế gian. Giới thế gian là giới đưa đến qủa báo hữu lậu, đưa đến hưởng phước báu nhân thiên. Giới xuất thế gian là giới đưa hành giả đến qủa vô lậu, giải thoát khỏi tam giới.

Chốn trần gian đầy ảo mộng với muôn màu sắc thắm, làm cho tâm trí chúng sanh bị lu mờ, tham đắm. Là phàm phu hẳn không ai tránh khỏi sự tham đắm dục lạc ở thế gian, nhưng làm sao để vượt thoát khỏi sự tham đắm này, để hướng tới giải thoát khổ đau, đó chính là mục tiêu của đạo Phật ra đời, của bản Kinh Di Giáo. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy: “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” – mọi chúng sanh đều có khả năng hướng thượng, đoạn trừ mọi tham đắm dục lạc, giải thoát sanh tử luân hồi. Thân thanh tịnh trong sáng và tâm tỉnh giác chánh niệm, trí tuệ sáng ngời chính là mục đích của việc giáo giới trong Kinh Di Giáo. Cho nên hơn hai phần nội dung trong Kinh Di Giáo nói về Giới và lợi ích của việc giữ giới vậy. Theo Thanh Tịnh Đạo thì:

Giới có nghĩa là chế ngự theo năm cách như sau: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha; chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến;

chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn”. [47, tr.14]

Giới còn có nghĩa là nền tảng, kết hợp, luôn mang theo ba nghiệp thân, khẩu, ý hướng con người sớm đạt đến con đường thánh thiện. Giới là nền tảng làm cơ sở cho các thiện pháp phát sinh, là ngọn gió thanh lương thổi mát thân tâm khiến cho người giữ giới thanh tịnh được ba nghiệp, pháp thân được trang nghiêm. Trong bộ luật Tỳ kheo giới của HT. Trí Quang có dạy:

“Giới như biển cả không có bờ mé lại như ngọc báu cầu hoài không chán Như Lai đã khéo nói ra giới kinh Như Lai lại khéo Nói ra giới pháp Dầu rằng Như Lai Nhập vào Niết bàn Chư vị hãy coi Giới ấy như Phật"

Sự quan trọng của Giới được xác định ngay từ đầu Kinh rằng: "Phải biết tịnh giới là bậc thầy cao cả của các thầy, nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy" [69, tr.9]. Chúng ta xem Giới như bậc thầy luôn kề cận bên mình, thúc liễm thân tâm, làm trang nghiêm giới thân huệ mạng cho hàng tu sĩ chúng ta. Như Lai tuy đã tịch diệt nhưng hình bóng Ngài luôn hiện hữu trên cuộc đời này. Giáo pháp và giới luật của Ngài chính là vị Thầy đáng tôn kính là người hướng đạo cho Tăng già, giáo pháp của Ngài như dòng sữa pháp cứ tuôn chảy mãi không bao giờ ngừng nghĩ. Chúng con là những người đang khao khát những dòng sữa pháp ấy như chú chim con chờ mẹ

mớm mồi vậy. Giới luật là trợ duyên cho dòng sữa pháp đượm nhuần để nuôi sống đời sống phạm hạnh cho hàng Phật tử. Giải thoát Niết bàn sẽ không xa nữa, dục vọng khổ đau sẽ bị đẩy lùi.

Ở trong kinh Hoa Nghiêm dạy: “Niết bàn lấy giới làm nền tảng, đạo vô thượng bồ đề lấy giới làm gốc, là chiếc phao nổi đưa người qua bể khổ.” Vì khi đức Phật diệt độ, đệ tử chúng con sẽ lạc lõng giữa dòng xoáy cuộc đời, không biết lấy gì làm chổ dựa tinh thần cho chính mình. Đức Phật là người đoán biết mọi căn cơ của chúng sanh, vì vô minh làm chướng ngại, che mờ

“bản lai diện mục” vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.Vì thế, đức Phật một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Giới luật và sự thiết tha kêu gọi người xuất gia cần lấy giáo pháp và nhất là giới luật làm chổ nương tựa cho chính mình. Không đâu xa Phật tánh sẽ hiển bày trong mỗi chúng ta vậy.

Một phần của tài liệu Luận Văn Phật Giáo_Tìm Hiểu Kinh Di Giáo (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w