Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay của Sacombank – chi nhánh Đồng Nai.
Năm 2009 (tỷ đồng) Năm 2010 (tỷ đồng) So sánh Tăng/giảm (tỷ đồng) Tăng/giảm (%)
Tổng dư nợ cho vay 1.424 1.797 373 26,2 Theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp 865 964 99 11,44
Cá nhân 559 833 274 49
Theo loại hình cho vay
Ngắn hạn 905 1.126 221 24,42
Trung và dài hạn 519 671 152 29,3
Doanh số cho vay 12.478 15.604 3.126 25,05 Nợ quá hạn 9,16 10,76 1,6 17,46
(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh từ phòng kế toán)[9]
Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt 1.797 tỷ đồng, tăng 373 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,2% so với năm 2009. Dư nợ cho vay chiếm phần lớn là từ khách hàng cá nhân, tăng hơn so với năm 2009 là 274 tỷ đồng, tương đương tăng 49%; Trong khi mức độ cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp chỉ tăng 11,44%, tương ứng tăng 99 tỷ đồng. Các cá nhân và hộ gia đình tại Đồng Nai thường có nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng; mua, sửa chữa và xây dựng nhà cửa, bất động sản; mua xe…với các hình thức vay có tài sản đảm bảo hay tín chấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu
vay vốn rất cao. Tuy nhiên, đa số đều là các doanh nghiệp mới thành lập, vốn kinh doanh còn thấp, bên cạnh đó việc sử dụng vốn kém hiệu quả, thiếu kinh nghiệm và tính khả thi của các dự án đầu tư chưa cao nên mảng cho vay đối với loại hình này vẫn còn hạn chế.
Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ chiếm 37%, nằm trong giới hạn kế hoạch đặt ra là dưới 40%; dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng hơn so với năm 2009 là 221 tỷ đồng. Cơ cấu cho vay năm 2010 tập trung vào các ngành Công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ và Nông – lâm – ngư nghiệp. Điều này cho thấy Chi nhánh đã đi đúng hướng với kế hoạch đặt ra và đó cũng là thế mạnh của Sacombank tại Đồng Nai.
Suy thoái kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đến nay tuy tình hình khó khăn đã được cải thiện nhưng vẫn còn những tồn tại nhất định. Nợ quá hạn năm 2010 là 10,76 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ so với năm 2009, tương đương tăng 17,46%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn được duy trì ở mức an toàn vì Sacombank luôn chú trọng đến hoạt động đảm bảo chất lượng tín dụng; Có bộ phận thẩm định và xử lý nợ nhiều kinh nghiệm, nhằm đánh giá, ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu. Vì vậy, tuy ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ của Sacombank luôn duy trì ở mức thấp hơn 1%. Trong năm 2010, doanh số thu nợ là 1.581 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 477 tỷ đồng, tương đương 43,2%. Đây cũng là một con số đáng khích lệ cho bộ phận quản lý nợ của Chi nhánh.