Sơ lược tình hình hoạt động của NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 38 - 42)

tích cực và tiêu cực trong hoạt động phát triển dịch vụ để từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp và có tính ứng dụng trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA SACOMBANK – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ

TRÌNH HỘI NHẬP.

2.1 Sơ lược tình hình hoạt động của NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nai.

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian gần đây. thời gian gần đây.

- Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ của nước Việt Nam,

có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc và là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Tp.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai; có hệ thống giao thông thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước.[15]

- Đồng Nai là thủ phủ của các khu công nghiệp trong cả nước với

các cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động. Trung bình lấp đầy khoảng từ 70-95% diện tích. Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Trong 6 tháng đầu tiên của năm 2010, Đồng Nai đã thu hút được hơn 30 dự án vào các khu công nghiệp với tổng số vốn thêm đầu tư nước ngoài 465,459 triệu USD và 1.557,188 tỉ đồng vốn tăng đầu tư trong nước. Như vậy, tổng vốn đầu tư tăng thêm và đầu tư mới là 499,958 triệu USD, ước tính đạt 359,75% so với số liệu thống kê cùng kỳ năm 2009 và đạt 66.6% kế hoạch năm.[15]

Hình 2.1: Biểu tượng của tỉnh Đồng Nai.[12]

Hình 2.2: Khu Công nghiệp Biên Hòa 2.[12]

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai)[15]

Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm GDP (giá so sánh năm 1994)

- Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 5 năm 2010 - 2015 tăng bình quân từ 13 - 14%/năm. Trong đó: giá trị tăng thêm (GDP) khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 13% - 14%, dịch vụ tăng từ 15% - 16%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 3,5% - 4%.

- GDP bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) khoảng 2.900 - 3.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 56 - 57%; khu vực dịch vụ chiếm 38 - 39%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5 - 6%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 15 - 17%/năm.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2010 - 2015 khoảng 260 - 270 ngàn tỷ đồng (chiếm bình quân 40 - 43% GDP/năm).

- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ 23 - 25%.

- Đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh.

2.1.2 Những chuyển biến tích cực của hệ thống NHTM Cổ phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Ngành Tài chính – Ngân hàng được xem là một ngành còn non trẻ so với các ngành đang được đầu tư và phát triển tại tỉnh Đồng Nai. Nhưng những năm gần đây thì ngành này có xu hướng phát triển khá nhanh và đóng góp không nhỏ trong lĩnh vực Tài chính nói riêng và cho sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Năm 2010 được xem là khá thắng lợi đối với ngành ngân hàng ở Đồng Nai khi lợi nhuận toàn ngành tăng từ 900 tỷ (năm 2009) lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch được khai trương và mở cửa. Nhưng theo đánh giá của NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong năm 2010 đa số các chi nhánh NHTMCP nhỏ đều đạt lợi nhuận không cao, thậm chí lỗ do thời gian hoạt động chưa lâu, thị trường chưa rộng. Theo đó, chỉ một số chi nhánh NHTMCP hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận khá trong năm qua, có thể kể đến: Sacombank, SHB, ACB, Eximbank...với mức lãi từ 10 tỷ đồng trở lên. Mức lợi nhuận lớn vẫn thuộc về nhóm NHTMCP nhà nước như Vietcombank, Agribank...

Với mục tiêu phải nhanh chóng mở rộng thị trường, tạo lợi nhuận để cùng hội sở hỗ trợ những chi nhánh khác, nhiều lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ tại Đồng Nai đứng trước áp lực phải tăng trưởng gấp 2 - 3 lần trong năm 2011 cho nhiều chỉ tiêu: huy động, tín dụng, lợi nhuận…Sự đòi hỏi tăng trưởng cao hơn so với những năm trước đã đặt các NHTMCP vào một vị thế cạnh tranh khốc liệt. Thực tế cho thấy với mạng lưới giao dịch khá chằng chịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - lên đến hơn 230 đầu mối và gần 50 chi nhánh ngân hàng có tên tuổi - giới kinh

doanh ngân hàng tại Đồng Nai đã "nếm mùi" cạnh tranh khá gay gắt trong năm 2010, khi chỉ cần một ngân hàng vượt rào lãi suất là hàng loạt ngân hàng khác phải lao theo, đặc biệt là khối ngân hàng TMCP. Mới bước vào tháng đầu tiên của năm 2011 cũng đã đánh dấu bằng cuộc đua tăng lãi suất huy động, thậm chí một số NHTM đã dùng cách ‘vượt rào’ lãi suất để mong thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhiều nhất. Tuy nhiên, lại có nhận định cho rằng: "Lợi nhuận ngành ngân hàng hiện tại chỉ có 20 - 30% đến từ dịch vụ, còn lại là tín dụng. Nhưng trong bối cảnh ngân hàng này so kè với ngân hàng kia từng đồng lãi suất thì kiếm lãi từ tín dụng ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy, phát triển lợi nhuận phía dịch vụ là điều mà ngân hàng nào cũng muốn".

Việc tăng lãi suất huy động của các NHTM đã một phần đem lại nguồn lợi cho người tiêu dùng nhưng lại là một bài toán khó cho ngành NH khi đi tìm nguồn khách hàng tín dụng – nguồn lợi chính của NH - do lãi suất cho vay cũng tăng theo. Các Doanh nghiệp ngần ngại khi vay tiền từ NH sẽ gián tiếp kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w