Phân tích thực trạng kinh doanh và tình hình cung cấp sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 50)

dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai.

2.3.1 Các loại hình sản phẩm dịch vụ của Sacombank – chi nhánh Đồng Nai. Đồng Nai.

Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai và các Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng gồm:

- Nhận tất cả các loại tiền gởi bằng VNĐ, USD, Euro và vàng với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn.

- Nhận tài trợ vốn với tất cả loại hình cho vay ở mọi loại hình kinh tế; đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân (đối tượng khách hàng chiến lược) phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống; xây dựng sửa chữa nhà; du học, đi làm việc ở nước ngoài; mua bất động sản; mua xe ôtô… Thủ tục nhanh gọn, lãi suất hợp lý, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng.

- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc tại nhà với thời gian ngắn nhất, phí chuyển hợp lý nhất.

- Thực hiện các dịch vụ: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, thu chi trả lương hộ, dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ - vàng, chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chính khác…

2.3.1.1 Các sản phẩm tiền gửi.

Các Sản phẩm Tiền gửi cho Cá nhân:

- Tiết kiệm có kỳ hạn : Là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với

mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD,EUR, Vàng và VND bảo đảm theo giá trị vàng.

- Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng: Là loại hình huy động tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn vừa hưởng lãi, vừa có cơ hội trúng thưởng may mắn.

- Tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tài khoản được sử dụng với mục

đích là gửi hoặc rút tiền mặt bất kỳ lúc nào, đồng thời nhận tiền chuyển khoản tù nơi khác chuyển đến, gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND, USD, EUR.

- Tiết kiệm linh hoạt: Là loại hình tiết kiệm nhằm tạo điều kiện để

khách hàng có thể linh hoạt sử dụng vốn tiền gửi của mình một cách hợp lý mà vẫn được hưởng một mức lãi suất phù hợp.

- Tiết kiệm tích lũy: là loại hình tiết kiệm gửi góp một số tiền bằng

VND, USD cố định định kỳ để tích lũy thành một số tiền lớn trong tương lai.

Ngoài ra NH còn có các khoản tiền gửi liên kết với Công ty Bảo hiểm Prevoir của Pháp như: Tiết kiệm Bảo An, Bảo Phúc; tiết kiệm Bảo An tiết kiệm định kỳ; tiết kiệm Bội thu; Tiết kiệm Đại Phát…

Sản phẩm tiền gửi cho Doanh nghiệp:

- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi mà khách hàng có thể

lựa chọn nhiều kỳ hạn khác nhau tùy theo kế hoạch sử dụng vốn của mình gồm các loại tiền bằng VND, USD, EUR.

- Tiền gửi thả nổi: là loại tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức với mức lãi

suất được điều chỉnh tăng/giảm theo mức lãi suất mà Sacombank công bố trong từng thời kỳ.

- Tiền gửi trung hạn linh hoạt: là loại tiền gửi có kỳ hạn, theo đó

khách hàng tham gia sản phẩm có thể đăng ký (hoặc không) kỳ hạn rút vốn trước hạn tại thời điểm ký hợp đồng tiền gửi.

- Tiền gửi khác: Tiền gửi góp vốn mua cổ phần dành cho Nhà đầu tư

nước ngoài, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi giữ hộ, tiền gửi đầu tư…

2.3.1.2 Các Sản phẩm tín dụng và cho vay.

Sản phẩm tín dụng Cá nhân:

- Cho vay sản xuất kinh doanh: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm

đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ (vay kinh doanh, vay tiểu thương)

- Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu

cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, …(vay tiêu dùng Bảo Tín, Vay tiêu dùng Bảo toàn, vay mua nhà, vay mua xe,…)

- Cho vay bất động sản: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung

phần vốn thiếu hụt trong xây dựng; sửa chữa, nâng cấp nhà; thanh toán tiền mua bất động sản.

- Ngoài ra còn các hình thức cho vay khác như: cho vay an cư; cho vay đi làm việc ở nước ngoài; cho vay cán bộ - công nhân viên; cho vay tài trợ du học; cho vay chứng khoán; cho vay cầm cố sổ tiết kiệm; cho vay góp chợ; cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; cho vay thấu chi…

Sản phẩm cho vay Doanh nghiệp:

- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư, cho vay dự án: là các SP cho vay sản xuất kinh doanh truyền thống mà

Sacombank cung cấp.

- Cho vay kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ: khách hàng

có thể thỏa thuận trả vốn góp theo định kỳ với thời hạn vay vốn lên đến 36 tháng. - Cho vay SXKD đáp ứng vốn kịp thời: dành cho doanh nghiệp tư

nhân có món vay nhỏ cần đơn giản hóa thủ tục.

- Cho vay lãi cấn trừ doanh nghiệp khu công nghiệp: tối ưu hóa

hiệu quả sử dụng vốn vay của các Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp. - Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ: SMEFP2, ADB, PROPARCO, REDP,…

- Một số hình thức cho vay khác: cho vay đại lý phân phối xe, tài trợ

mua xe ô tô doanh nghiệp; cho vay VND theo lãi suất USD; thấu chi Tài khoản tiền gửi thanh toán Doanh nghiệp…

- Một số hình thức tài trợ cho Doanh nghiệp: tài trợ SXKD xuất

khẩu cà phê; tài trợ xuất khẩu gạo ủy thác qua Vinafood II; tài trợ thương mại trong nước; tài trợ L/C xuất khẩu.

- Chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu; chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu.

- Bảo lãnh: trong nước và nước ngoài gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo

lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thuế, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh vay vốn…

- Bao thanh toán: Cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua

lại khoản phải thu có truy đòi đối với hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ trong nước và xuất khẩu theo phương thức thanh toán D/P, D/A và T/T.

2.3.1.3 Các Sản phẩm thẻ và Sản phẩm Ngân hàng Điện tử.

- Sản phẩm Thẻ gồm có: Thẻ nội địa (Thẻ thanh toán nội địa Sacom

Passport, thẻ thanh toán đồng thương hiệu Vn – Pay, thẻ tín dụng đồng thương hiệu Sacom – Metro, thẻ tín dụng nội địa…) và Thẻ quốc tế (Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit, thẻ tín dụng Quốc tế Sacom Visa Credit…)

- Sản phẩm Ngân hàng Điện tử: Internet Banking; Mobile Banking,

Phone Banking, M – Plus; Thanh toán hóa đơn tại quầy; Thanh toán hóa đơn tự động; Sản phẩm khác…

2.3.1.4 Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán Quốc tế.

- Chuyển tiền trong nước: trong hệ thống, ngoài hệ thống, hệ thống liên NH.

- Chuyển tiền ra nước ngoài.

- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.

- Chuyển tiền bằng điện (T/T): thông qua hệ thống Swift. - Chuyển tiền 1 giờ

- Nhờ thu

- Tín dụng chứng từ

- Các SPDV liên quan khác: dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, dịch vụ lập bộ chứng từ xuất khẩu…

2.3.1.5 Các sản phẩm kinh doanh ngoại hối và vàng.

- Giao dịch kỳ hạn và giao ngay ngoại tệ và vàng. - Giao dịch quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng. - Giao dịch hoán đổi ngoại tệ và vàng.

- Hợp đồng tương lai hàng hóa.

2.3.1.6 Các SPDV khác

- Dịch vụ cung ứng và phát hành Séc. - Chi trả hộ lương Cán bộ - Công nhân viên. - Thu, chi hộ tiền bán hàng.

- Bảo lãnh.

- Dịch vụ trung gian thanh toán Bất động sản. - Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt.

- Dịch vụ fax chứng từ theo yêu cầu của khách hàng…

2.3.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình cung cấp SPDV. cấp SPDV.

Nền kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi nhẹ sau khủng hoảng, nhưng còn tồn tại nhiều yếu tố thiếu bền vững. Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn bên ngoài và nội tại, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6,78% và đạt hầu hết các chỉ tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh chính sách vĩ mô có nhiều thay đổi, Sacombank đã nổ lực vượt qua nhiều khó khăn – thách thức, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và về cơ bản đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đề ra cho năm 2010.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh qua các năm của Sacombank Đồng Nai.

Đvt: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 (2010/2009)So sánh (∆) (%)

Tổng thu nhập 247.827 250.571 360.580 110.009 43,9% Tổng chi phí 222.227 177.271 256.060 78.789 44,4% Tổng lợi nhuận trước thuế 25.600 73.300 104.520 31.220 42,6%

(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh từ phòng kế toán)[9]

Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh qua các năm của Sacombank Đồng Nai.

Tổng lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Tài chính – Ngân hàng nên tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 25,6 tỷ đồng. Con số tuy không đạt được chỉ tiêu đã đề ra nhưng cũng đã cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng trong việc khắc phục sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Sang năm 2009, với những nổ lực phấn đấu vượt qua khủng hoảng và tiết giảm chi phí đã chứng kiến một sự tăng vọt về lợi nhuận của Chi nhánh, lợi nhuận trước thuế đã tăng lên 73,3 tỷ đồng, tương đương 186% so với năm 2008. Đây là con số đáng khích lệ khi một số NHTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng thì Sacombank đã nhanh chóng khắc phục và tiến tới lợi nhuận. Năm 2010, bằng những chính sách phát triển SPDV và những định hướng phát triển cụ thể nên cuối năm lợi nhuận của Chi nhánh đã tăng lên 104,5 tỷ đồng, tăng hơn 31,2 tỷ đồng, tương đương 42,6% so với năm 2009 và hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra.

Đạt được sự tăng trưởng như vậy là nhờ Chi nhánh đã cố gắng bám sát vào mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Sacombank, biết tận dụng những điểm mạnh của khu vực để khai thác và hoạt động đúng theo những chính sách cũng như những định hướng chung của Nhà nước đối với ngành NH nhằm khắc phục và vượt qua thời kỳ khủng khoảng tài chính toàn cầu.

Vì vậy, năm 2010 có thể xem là một năm thắng lợi của Sacombank Đồng Nai khi trở thành một trong những NH có tổng lợi nhuận cao nhất trong khối các NHTMCP trên địa bàn tỉnh, chỉ sau các NHTMCP Nhà nước như Agribank và Vietcombank.

2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn.

Phát huy kết quả đạt được của những năm trước, năm 2010 hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục đạt được những kết quả rất khả quan, tạo thế chủ động trong cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn năm 2009 – 2010. Khoản mục 2009 2010 So sánh Số tiền (tỷ đổng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.650 100 3.227 100 577 21,77 Theo thành phần kinh tế - Từ tổ chức kinh tế. 255 9,6 504 15,6 249 97,6

- Từ tiền gửi tiết kiệm dân cư. 2.395 90,4 2.723 84,4 328 13,68

Theo thời gian huy động

- Ngắn hạn (dưới 12 tháng) 2.588 97,6 3.138 97,2 550 21,24 - Trung & dài hạn (trên 12

tháng) 62 2,4 89 2,8 27 43,54

(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh từ phòng kế toán)[9]

Tổng vốn huy động của Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai năm 2010 (quy ra VNĐ) đạt 3.227 tỷ đồng, tăng 577 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,77% so với năm 2009. Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư, trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư là 2.723 tỷ đồng, chiếm 84,4% trong tổng nguồn vốn huy động, huy động từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 15,6%, tương đương 504 tỷ đồng. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank Đồng Nai trong năm 2010 là khá cao. Nguồn vốn huy động tập trung ở các khu vực

dân cư, với mức lãi suất huy động cạnh tranh và phù hợp. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng thể hiện vị thế của NH. Điều này cho thấy Sacombank đã xây dựng được uy tín đối với khách hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các SPDV của hoạt động này chủ yếu là các SP tiết kiệm cá nhân ngắn hạn (dưới 12 tháng), các SP tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của các tổ chức kinh tế ngắn hạn và trung hạn. Để đạt được con số huy động trên, trong năm 2010, Sacombank đã có những chương trình khuyến mãi, dự thưởng, ưu đãi lãi suất đặc biệt dành cho các khách hàng như: ‘lướt SH cùng Sacombank’ hay như chương trình “Tri ân khách hàng” vào dịp cuối năm nhằm thu hút nguồn vốn từ tiền gửi của các cá nhân, đặc biệt là những khách hàng lâu năm và khách hàng VIP của NH.

2.3.2.2 Hoạt động tín dụng.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay của Sacombank – chi nhánh Đồng Nai.

Năm 2009 (tỷ đồng) Năm 2010 (tỷ đồng) So sánh Tăng/giảm (tỷ đồng) Tăng/giảm (%)

Tổng dư nợ cho vay 1.424 1.797 373 26,2 Theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp 865 964 99 11,44

Cá nhân 559 833 274 49

Theo loại hình cho vay

Ngắn hạn 905 1.126 221 24,42

Trung và dài hạn 519 671 152 29,3

Doanh số cho vay 12.478 15.604 3.126 25,05 Nợ quá hạn 9,16 10,76 1,6 17,46

(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh từ phòng kế toán)[9]

Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt 1.797 tỷ đồng, tăng 373 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,2% so với năm 2009. Dư nợ cho vay chiếm phần lớn là từ khách hàng cá nhân, tăng hơn so với năm 2009 là 274 tỷ đồng, tương đương tăng 49%; Trong khi mức độ cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp chỉ tăng 11,44%, tương ứng tăng 99 tỷ đồng. Các cá nhân và hộ gia đình tại Đồng Nai thường có nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng; mua, sửa chữa và xây dựng nhà cửa, bất động sản; mua xe…với các hình thức vay có tài sản đảm bảo hay tín chấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu

vay vốn rất cao. Tuy nhiên, đa số đều là các doanh nghiệp mới thành lập, vốn kinh doanh còn thấp, bên cạnh đó việc sử dụng vốn kém hiệu quả, thiếu kinh nghiệm và tính khả thi của các dự án đầu tư chưa cao nên mảng cho vay đối với loại hình này vẫn còn hạn chế.

Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ chiếm 37%, nằm trong giới hạn kế hoạch đặt ra là dưới 40%; dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng hơn so với năm 2009 là 221 tỷ đồng. Cơ cấu cho vay năm 2010 tập trung vào các ngành Công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ và Nông – lâm – ngư nghiệp. Điều này cho thấy Chi nhánh đã đi đúng hướng với kế hoạch đặt ra và đó cũng là thế mạnh của Sacombank tại Đồng Nai.

Suy thoái kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đến nay tuy tình hình khó khăn đã được cải thiện nhưng vẫn còn những tồn tại nhất định. Nợ quá hạn năm 2010 là 10,76 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ so với năm 2009, tương đương tăng 17,46%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn được duy trì ở mức an toàn vì Sacombank luôn chú trọng đến hoạt động đảm bảo chất lượng tín dụng; Có bộ phận thẩm định và xử lý nợ nhiều kinh nghiệm, nhằm đánh giá, ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu. Vì vậy, tuy ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng tỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w