Phát triển SPDV ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 29)

1.3.1 Tính tất yếu của hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại và là yêu cầu khách quan đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, lưu chuyển vốn quốc tế,…tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ,…trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, nó cũng làm cho quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt và sâu sắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và tăng trưởng nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng của Việt Nam, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ,…Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế. Với chức năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác.

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các NHTM VN phải từng bước chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại.

1.3.2 Cơ hội và thách thức của phát triển thị trường SPDV ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.[8] hàng trong bối cảnh hội nhập.[8]

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn nếu như không có sự nỗ lực, cố gắng. Sự mở cửa hệ thống ngân hàng với những quy định nới lỏng và một lộ trình giảm dần sự bảo hộ của Chính phủ đang và sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài tham gia, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

1.3.2.1 Cơ hội.

- Thứ nhất: Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới.

Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng. Các NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường các mối quan hệ với các NH nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó thể hiện ở số lượng NH đại lý của một số NH tăng đều qua các năm.

Bảng 1.2: Số lượng Ngân hàng đại lý của một số NHTM ở VN.

Ngân hàng BIDV VCB Vietinbank Agribank Eximbank

Số lượng NH đại lý

800 1.400 850 931 600

(Nguồn: www.BIDV.com.vn; www.agribank.com.vn; www.icb.com.vn;

www.Eximbank.com.vn; www.Vietcombank.com.vn)[8] - Thứ hai: Mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các NH nước ngoài

Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng trong nước đã có những cơ hội trong việc hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong việc góp vốn, mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Như Sacombank có đối tác chiến lược là ANZ của Australia nắm giữ 10% vốn cổ phần và 20% thuộc về Công ty tài chính quốc tế IFC

thuộc WB và Dragon Financial Holdings của Anh. Standard Chartered Bank của Anh mua 8,56% cổ phần của ACB, hơn 21% vốn cổ phần của đối tác nước ngoài còn lại thuộc về Connaught Investor (Jardine Mutheson Group) và IFC thuộc WB. Hay Citibank là một tập đoàn ngân hàng nổi tiếng, đứng hàng lớn nhất thế giới của Mỹ đã ký hợp đồng hợp tác với NH Đông Á phát triển dịch vụ bán lẻ, kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Đông Á với hệ thống thẻ của Citibank, với sự hợp tác này tạo điều kiện cho Citibank có điều kiện mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại tiện ích ở Việt Nam, ngược lại phát triển khách hàng của Citibank tại Mỹ, nhất là Việt kiều chuyển kiều hối về nước qua Đông Á, cũng như mở rộng dịch vụ thẻ của Đông Á tại Mỹ.

Việc các NH, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển của cả hai bên. Về phía các NH nước ngoài, không tốn kém chi phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, số lượng khách hàng dồi dào của các NHTM Việt Nam. Về phía các NHTM Việt Nam, không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.

- Thứ ba: Hội nhập kinh tế vừa là động lực vừa là sức ép, buộc các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực phát triển nghiệp vụ NHQT

Trong điều kiện hiện nay, với sự mở cửa hệ thống ngân hàng, các NH nước ngoài theo lộ trình sẽ dần dần được nới lỏng hoạt động và đối xử bình đẳng trong kinh doanh, các NHTM Việt Nam không thể chỉ tập trung vào các dịch vụ ngân hàng truyền thống với những khách hàng truyền thống mà phải hướng vào phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán, các hợp đồng phái sinh… để trở thành những ngân hàng đa năng, hiện đại. Có như vậy mới tăng được khả

năng cạnh tranh của mình, đồng thời giữ được khách hàng và mở rộng thị phần kinh doanh.

- Thứ tư: Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đây là cơ sở thúc đẩy các nghiệp vụ NHQT phát triển, đặc biệt là thanh toán quốc tế và tài trợ XNK

Năm 2008, so với GDP, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 69,5%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 84%, tổng doanh số XNK bằng 153,5%. Sang năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch XNK năm 2009 có dấu hiệu giảm sút. Tuy nhiên, báo cáo tổng kết năm 2009 của Chính phủ cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong top các quốc gia dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế (5,32%) và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa lớn và tốc độ mở cửa nhanh, đây chính là một cơ hội để các NHTM Việt Nam phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.

1.3.2.2 Thách thức.

- Thứ nhất: Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý.

Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với hệ thống các ngân hàng trong nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện hoạt động tại Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới như HSBC, Citibank, ANZ…Các ngân hàng nước ngoài liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Vì thế sẽ làm cho các NHTM nhỏ lẻ ở VN với số vốn ít dễ lâm vào tình trạng cạnh tranh không lại và dễ bị phá sản.

- Thứ hai: Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động rất lớn của thị trường tài chính thế giới.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới và các NHTM Việt Nam cũng chịu sự tác động không

nhỏ. Nếu các NHTM Việt Nam không tỉnh táo, quan hệ với các ngân hàng có tình hình tài chính suy yếu thì sẽ gặp rủi ro và đánh mất uy tín của mình.

Khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo kim ngạch XNK của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm mạnh. Kim ngạch XNK giảm, ảnh hưởng rất lớn đến các nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2009, doanh số thanh toán XNK của Vietcombank đạt 9,851 tỷ USD, so với 5 tháng đầu năm 2008 là 13,834 tỷ USD, thì doanh số thanh toán này đã giảm 29%.

- Thứ ba: Tăng sức ép cạnh tranh lên các NHTM trong nước.

Các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế hơn các NHTM Việt Nam về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và đặc biệt là cung ứng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế hoàn hảo. Do đó, khi tham gia hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ đi vào phát huy những sản phẩm dịch vụ này. Ngoài ra, cùng với các sản phẩm ngân hàng quốc tế, các ngân hàng nước ngoài sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ nội địa đi kèm mang tính cạnh tranh cao dựa vào đó thu hút thêm nhiều khách hàng lớn, mở rộng thị phần kinh doanh, tăng lợi nhuận. Tình hình này đặt ra cho các NHTM Việt Nam phải có chiến lược phát triển lâu dài để thích nghi với sự cạnh tranh gay gắt đó.

1.3.3 Cung - cầu của thị trường sản phẩm dịch vụ NH.

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam không những gia tăng về số lượng ngân hàng mà chất lượng hoạt động kinh doanh cũng được nâng lên, cơ sở vật chất cho các dịch vụ ngân hàng ngày càng đầy đủ và hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp và có uy tín hơn đối với trong nước và quốc tế. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Thành công lớn nhất có thể thấy rõ về sự phát triển dịch vụ ngân hàng là dịch vụ

ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến với những tiện ích vượt trội, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống NHTM đó trên toàn quốc. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán hiện đại trên thị trường Việt Nam.

Các dịch vụ thanh toán tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ

thanh toán có ứng dụng công nghệ cao, trong đó dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển

mạnh, đến nay cả nước có 29 ngân hàng đã triển khai phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 7 triệu thẻ. Hiện nay, có 120 loại thẻ ngân hàng đã phát hành, trong đó thẻ nội địa có 71 loại, thẻ quốc tế có 41 loại, thẻ ghi nợ có 73 loại, thẻ tín dụng có 44 loại và thẻ trả trước có 03 loại. Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công nghệ thẻ, đến nay đã có khoảng 20 ngân hàng đã trang bị máy giao dịch tự động (ATM) với khoảng hơn 4.000 máy, thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) lên đến khoảng hơn 22.000 chiếc và tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Thị trường dịch vụ thẻ hiện đang chứng kiến một trào lưu ra đời của một loại thẻ mới, hiện đại - thẻ trả trước, với sự hiện diện của đông đảo các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mục tiêu phát hành thẻ đến cuối năm 2010 đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ; phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%.

Về dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển nhanh chóng, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng khoán. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài khoản vẫn được tiếp tục triển khai tại một số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTM lớn và đạt được những thành công tại một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và có thể triển khai ở một số tỉnh khác. Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá

nhân; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.

Hiện nay, đã có nhiều ngân hàng đang tiến hành nghiên cứu và triển khai Internet Banking. NHTMCP Kỹ thương trong tháng 5 vừa qua đã triển khai thanh toán qua mạng và các ngân hàng khác cũng đang trong quá trình triển khai. Diễn đàn Banking lần thứ 6 vừa mới diễn ra cũng đã khẳng định vị thế của dịch vụ ngân hàng điện tử, hứa hẹn thanh toán điện tử sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được các NHTM Việt Nam quan tâm phát triển với nhiều chủng loại đa dạng và tiên tiến. Nhiều tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá, các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối như: Hợp đồng giao ngay (Spot), Hợp đồng tương lai (Forward), Hợp đồng hoán đổi (Swap),... Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, đầu tư.

Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại không hoàn toàn là sự thay thế các sản phẩm truyền thống mà nó mang tính kế thừa, thậm chí là sự nâng cấp của các sản phẩm truyền thống. Với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì những quan hệ giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng thu hẹp lại và thay thế vào đó là các giao dịch ngân hàng tại nhà (Home Banking), ngân hàng qua Internet (Internet Banking), ngân hàng qua điện thoại (Phone/Mobile Banking)... Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển và thịnh vượng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam có thể thấy các nhu cầu này chưa nhiều, song trong định hướng lâu dài thì nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, doanh số và lợi nhuận của mảng hoạt động này sẽ dần chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

1.4 Phân tích tình hình hoạt động sản phẩm dịch vụ của một số NHTM tại Việt Nam trong hai năm gần đây. NHTM tại Việt Nam trong hai năm gần đây.

Nhìn vào cơ cấu lợi nhuận của một số ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w