Sự phát triển, đổi mới của ngành Ngân hàng và các SPDV ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 82 - 84)

3.1 Cơ sở đề ra giải pháp

3.1.1Sự phát triển, đổi mới của ngành Ngân hàng và các SPDV ngân

ngân hàng trong thời gian qua.

Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Khởi thủy từ một hệ thống ngân hàng bao cấp độc quyền, cấp phát tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, đến thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng đã phát triển vượt bậc cả lượng và chất, thực sự là mạch máu của nền kinh tế. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại không còn bó hẹp ở “cho vay - thu nợ” truyền thống mà hiện đã phát triển tới gần 300 sản phẩm dịch vụ.

Vào những năm sau giải phóng, nền kinh tế vận hành không theo cơ chế thị trường, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, cấp phát tín dụng độc quyền theo chỉ định của Chính phủ, ngân hàng trung ương thường xuyên phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, đã dẫn đến hệ quả lạm phát triền miên nhiều năm, thậm chí lên tới 3 con số. Lạm phát năm 1986: 774,7%, năm 1987: 231,8%, năm 1988: 393,8%... Thực tế này đòi hỏi phải đổi với cơ chế lưu thông hàng hóa gắn liền với đổi mới cơ chế lưu thông tiền tệ. Và muốn đạt được yêu cầu này, ngành ngân hàng phải cải tổ một cách căn bản.[13]

Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ sau quá trình đổi mới đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện có 05 ngân hàng thương mại Nhà nước, 01 Ngân hàng chính sách xã hội, 06 ngân hàng liên doanh, 38 NHTM cổ phần với trên 700 chi nhánh trên toàn quốc, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự phát triển này còn thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn của hệ thống

ngân hàng. Cơ cấu thu nhập cũng đã chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ thu nhập phi lãi suất trong tổng thu nhập có xu hướng tăng lên. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại không ngừng phát triển đa dạng và phong phú. Trước đây, khoảng mười năm, sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngân hàng chỉ đơn thuần là tín dụng thì ngày đã phát triển thành hàng trăm loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm truyền thống như vay vốn trả góp mua ô tô, dịch vụ mua nhà trả góp,… cũng đã xuất hiện các sản phẩm dịch vụ hiện đại khác như lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán, ngân hàng giám sát, nghiệp vụ bao thanh toán, nghiệp vụ hoán đổi và quyền chọn, quản lý vốn, dịch vụ ngân hàng Internet Banking, Mobile Banking, thẻ tín dụng,… Không chỉ quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại mà các ngân hàng còn chú trọng đến việc tăng cường các tiện ích của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Tạp chí ngân hàng)[16]

Biểu đồ 3.1: Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2009

Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã dần dần tạo lập được những nhân tố mang tính giá trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu cho mình, như đã thay đổi logo, đã thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, đã thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các

chi nhánh, đã xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ họa phục vụ mục đích truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (Trang 82 - 84)