3.2 Một số giải pháp phát triển SPDV của Sacombank – Chi nhánh
3.2.3 Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh và phát triển thương hiệu
3.2.3.1 Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh.
Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, với sự xuất hiện hàng loạt các ngân hàng trong nước lẫn nước ngoài, khách hàng càng có nhiều sự chọn lựa và họ trở nên nhạy cảm nhiều hơn với các yếu tố giá cả cũng như chất lượng phục vụ của NH. Vì vậy, Sacombank cũng cần phải có sự thay đổi kịp thời về giá để có thể thu hút nguồn khách hàng đến với NH.
Tiến hành khảo sát về các loại phí dịch vụ và lãi suất của các ngân hàng trên cùng địa bàn; cập nhật thông tin biến động giá cả trên thị trường để có thể điều chỉnh kịp thời các mức giá sao cho phù hợp và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Có thể tùy theo mối quan hệ với khách hàng mà đưa ra những mức phí khác nhau để thu hút cũng như tạo mối quan hệ tốt hơn với khách hàng. Điều này không hề đơn giản vì phải có đội ngũ tính toán phí một cách chính xác và hợp lý, vừa mang lại lợi ích cho NH, vừa đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Mở rộng mạng lưới và các kênh phân phối: thêm các phòng giao dịch ở các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mới…vì đây là nơi tập trung nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng; bên cạnh các kênh phân phối truyền thống cần mở rộng và phát triển các kênh phân phối hiện đại (dịch vụ ngân hàng điện tử) để vừa tạo sự thuận tiện cho khách hàng, vừa tăng tính cạnh tranh cho NH.
Phát triển công nghệ quản trị tủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
3.2.3.2 Giải pháp phát triển thương hiệu.
Thương hiệu là chứa đựng uy tín, sự phát triển lâu dài của ngân hàng, là sự tổng hợp và đánh giá kinh nghiệm của khách hàng về ngân hàng. Do đó, xây dựng thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng xác định được giá trị của ngân hàng, từ đó hình ảnh của ngân hàng sẽ đi vào tâm trí của khách hàng. Thương hiệu là công cụ
bảo vệ lợi ích của ngân hàng, là tài sản vô giá cho phép ngân hàng được độc quyền kinh doanh hoặc khai thác những lợi ích do thương hiệu mang lại.
Biện pháp thực hiện:
Tổ chức những chương trình từ thiện thiết thực như: “Vì người nghèo của tỉnh Đồng Nai”, “Ươm mầm những ước mơ xanh”, “Chắp cánh tài năng trẻ”, “Chạy bộ vì sức khỏe cộng động” hay gần đây nhất là tham gia vào ‘Hội thao ngành ngân hàng tỉnh Đồng Nai’, đó chính là cách mà Sacombank đã và đang xây dựng thương hiệu cho mình trên địa bàn. Những chương trình từ thiện giúp NH xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng người dân và phát huy được tinh thần cộng động, góp sức phát triển địa phương như câu Slogan của Sacombank: “Vì cộng đồng – phát triển địa phương”.
Tổ chức các buổi Marketing giới thiệu các SPDV mới và cũng nhằm quảng bá thương hiệu Sacombank đến với mọi người dân, các công ty, doanh nghiệp tư nhân tại các khu công nghiệp và khu vực đông dân cư. Cụ thể có thể là những buổi mở tài khoản Thẻ miễn phí cho khách hàng nhằm gia tăng đối tượng khách hàng cho ngân hàng và cũng là dịp giới thiệu những tiện ích của những SPDV mới đến khách hàng.
Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp để góp phần tạo dựng và phát triển thương hiệu cho NH.
Xây dựng một phong cách phục vụ riêng biệt, thống nhất và chuyên nghiệp đối với tất cả các phòng giao dịch để gây ấn tượng tốt và tạo sự thu hút cho khách hàng khi đến giao dịch tại NH.
Sáng tạo nhiều SPDV mới và mang tính ứng dụng cao, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để mạng lại nhiều tiện ích cho khách hàng và cho cả NH.
Quản lý tốt chất lượng SPDV và quản trị rủi ro trong kinh doanh. Đi đầu trong những cải tiến mang tính quốc tế cũng là hình thức để phát triển thương hiệu ngày càng vững mạnh.
3.2.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
NH cần thực hiện chuyên môn hóa và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng…và nắm rõ về các SPDV tại NH.
Biện pháp thực hiện:
Tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn các SPDV và các lớp phổ biến về các SPDV mới cho toàn bộ nhân viên để họ có thể nắm bắt và tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực theo hướng: đảm bảo người lao động có trình độ chuyên môn vững, ngoại ngữ thông thạo, sử dụng vi tính chuyên nghiệp, am hiểu thị trường, luật pháp và các lĩnh vực có liên quan. Phát triển nguồn nhân lực theo kịp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của NH.
Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ giữa các phòng giao dịch và chi nhánh để nhân viên có cơ hội giao lưu, quen biết và trao đổi những kinh nghiệm với nhau, đồng thời cũng tạo cho nhân viên có cơ hội được giải trí, thư giãn, làm động lực thúc đẩy họ gắn bó hơn trong công việc.
Xây dựng một nền văn hóa ngân hàng thân thiện và chuyên nghiệp. Tạo một phong cách khác biệt cho các nhân viên cũng là một cách để tạo dựng một thương hiệu riêng cho NH.
Tạo sự minh bạch, công khai khi khen thưởng, đãi ngộ cũng như bình xét thi đua.
Tạo cơ hội thăng tiến cho các nhân viên có năng lực, giỏi chuyên môn; tạo điều kiện cho nhân viên phát huy sức sáng tạo trong công việc. Tuyên dương khen thưởng những cá nhân có thành tích hoạt động tốt và có mức lương phù hợp để giữ chân nhân tài và những cá nhân có cống hiến lâu năm cho ngân hàng.
Về công tác tuyển dụng nhân sự: Hàng năm luôn có một lượng lớn các sinh viên từ các trường Đại học, Cao đẳng lao động thực tế và nghiên cứu khoa học tại
Chi nhánh. Đây có thể coi là một lực lượng lao động có tiềm năng, có tri thức, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết cho NH khai thác và tuyển mộ.
Bổ sung nhân sự cho các bộ phận chuyên biệt về marketing, tư vấn và chăm sóc khách hàng, đặc biệt cần tăng cường nhân viên bộ phận phát triển SPDV để giúp NH có được những đột phá trong kinh doanh trên địa bàn.
3.3 Một số kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị với Chi nhánh.
• Cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động phát triển SPDV, đặc biệt là các SPDV mang tính đột phá cho NH.
• Xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, tạo dựng phong cách làm việc năng động, sáng tạo và linh hoạt.
• Nâng cấp công nghệ và nâng cao chất lượng phục vụ nhằm tăng hiệu suất công việc và giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng.
• Thường xuyên làm các cuộc khảo sát ý kiến khách hàng và tăng các hoạt động quảng bá sản phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần cho hoạt động phát triển SPDV.
3.3.2 Kiến nghị với Hội sở.
• Lắng nghe và nghiên cứu các đề xuất từ các Chi nhánh để có hướng phát triển SPDV phù hợp với từng địa bàn và từng khu vực.
• Phát triển mạng lưới rộng khắp và tạo tính liên kết với các NH khác trong khu vực nhằm đẩy mạnh phát triển sâu và rộng.
• Thường xuyên cung cấp thông tin, cập nhật những thay đổi trong hoạt động đến các Chi nhánh và có hướng chỉ đạo cụ thể, rõ ràng và nhanh chóng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Chương 3 của đề tài nêu lên những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển SPDV tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai. Những giải pháp đưa ra dựa trên xu hướng phát triển SPDV của toàn ngành ngân hàng; những định hướng phát triển SPDV của Sacombank và những nghiên cứu của tác giả về sự phát triển của SPDV ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng và tình hình kinh tế đang trong thời kỳ khắc phục hậu khủng hoảng, các NH cần phải tạo cho mình một thương hiệu vững chắc và luôn tìm cách phát triển những SPDV mới mang tính đột phá thì mới có thể cạnh tranh được với những ngân hàng quốc tế đang ngày càng phát triển mạnh tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Sacombank cần hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển SPDV của Ngân hàng nói riêng và của toàn ngành ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Các NHTM cũng vậy, không những cạnh tranh nhau về vốn, lợi nhuận, thương hiệu mà còn cạnh tranh về các loại hình SPDV và chất lượng SPDV. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển SPDV, đặc biệt là các SPDV mang tính đột phá là một trong những mục tiêu hàng đầu của các NHTM hiện nay nhằm tạo ra sự khác biệt, khẳng định thương hiệu, mở rộng kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận. Với xu hướng đó thì Sacombank cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Đẩy mạnh phát triển các SPDV dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển các SPDV ngân hàng bán lẻ, các SPDV liên kết đầu tư và các SPDV ngân hàng điện tử là những định hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng.
Với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm - dịch vụ tại Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai”, luận văn nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng về tình hình cung cấp và phát triển SPDV; dựa trên những định hướng phát triển và xu hướng phát triển SPDV trong tương lai để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp NH đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển SPDV, nâng cao vị thế của NH trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
– Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ - danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II, Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, Việt Nam.
[2]: Bảng tin Sacombank – Chi nhánh Đồng Nai (tháng 12/2010).
[3]: Báo cáo của Hội đồng quản trị Sacombank (về tình hình thực hiện Chiến lược Phát triển Sacombank giai đoạn 2001 – 2010; Chiến lược phát triển 2011 – 2020 và phương hướng – mục tiêu – nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015).
[4]: Báo cáo thường niên năm 2010 của Sacombank.
[5]: Lê Thu Hằng, Đỗ Thị Bích Hồng (2010), “Định vị hệ thống Ngân hàng Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực và trên Thế giới”, Tạp chí Ngân hàng, (Số 24).
[6]: Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[7]: Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[8]: Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Lê Bích Ngọc (2010), “Phân tích SWOT về môi trường kinh doanh nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân
hàng, (Số 5).
[9]: Tổng hợp báo cáo kinh doanh từ năm 2008 – 2010 của Sacombank Đồng Nai.
[10]: Thư viện điện tử khoa Ngân hàng – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM (http://lobs- ueh.net/LoBs/modules.php?name=News&file=article&sid=2133.) [11]: http://www.bsc.com.vn/News/2010/11/1/118750.aspx [12]: www.dongnai.gov.vn [13]:http://www.icb.com.vn/web/home/vn/corporate/research/08020011.html [14]: http://nganhangonline.com/nhtm-co-tan-thu-tu-dich-vu-21984.html [15]:www.sacombank.com.vn. [16]:http://www.vnba.org.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=4454&Itemid=134
PHỤ LỤC PHỤ LỤC --- --------- Trang Trang Phụ lục 1:---01
BIỂU CAM KẾT CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGÀNH NGÂN HÀNG.
Phụ lục 2:---04
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG (CÁ NHÂN).
Phụ lục 3:---08
KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH SPSS
Phụ lục 4:---12
TÓM TẮT MỘT SỐ SPDV HIỆN CÓ CỦA SACOMBANK VÀ BIỂU PHÍ SPDV.
Phụ lục 1
BIỂU CAM KẾT CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGÀNH NGÂN HÀNG.
1. Các cam kết về chính sách thương mại dịch vụ liên quan đến NH:
Các TCTD nước ngoài được hoạt động tại VN dưới các hình thức và thời gian:
- Văn phòng đại diện chi nhánh NH nước ngoài: thời hạn hoạt động không được
vượt quá thời hạn hoạt động của chi nhánh NH nước ngoài này.
- NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài: thời hạn hoạt động không quá 99
năm và không được vượt quá thời hạn hoạt động của NH mẹ ở nước ngoài.
- Cty tài chính liên doanh, Cty tài chính 100% vốn nước ngoài; Cty cho thuê tài
chính liên doanh, Cty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: thời hạn là 50 năm,
các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn.
Vốn góp của bên nước ngoài vào một NH liên doanh hoạt động với tư cách của một NHTM không được vượt 50% vốn điều lệ của NH; vốn góp của bên nước ngoài vào một TCTD phi NH liên doanh cần phải đạt ít nhất là 30% vốn điều lệ.
Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một NHTM CP VN.
Từ ngày 1/4/2007, các TCTD nước ngoài được phép mở chi nhánh tại VN theo các điều kiện:
- Một NHTM nước ngoài muốn mở chi nhánh tại VN, NH mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh.
- Thành lập một NH liên doanh hoặc NH 100% vốn nước ngoài, NH mẹ phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở NH.
- Với Cty tài chính 100% vốn nước ngoài, phải có tổng tài sản có hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
Các điều kiện đối với các chi nhánh NH nước ngoài và các NH 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. Về tham gia cổ phần: Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các TCTD nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của VN được cổ phần hoá như mức tham gia cổ phần của các NH VN. Việc góp vốn (hình thức mua cổ phần), tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTMCP VN không được vượt quá 30% vốn điều lệ của NH.
2. Những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được cam kết
Các cam kết về dịch vụ NH, các dịch vụ tài chính khác được thực hiện phù hợp với các luật và các qui định liên quan được ban hành bởi các cơ quan có thẩm