0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Yêu cầu của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 -28 )

nước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính

KBNN thực hiện KSC NSNN đối với CQHCNN thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính gồm các nội dung như sau: các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định; Các khoản chi về hàng hoá dịch vụ: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi thuê mướn, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn...; Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung quy định kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.

Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện theo chế độ tự chủ, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được NSNN bố trí kinh phí không thường xuyên để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm: chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định; chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế; chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; kinh phí nghiên cứu khoa học; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.

1.2.2. Yêu cầu của công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Nhà nước

Thực hiện công tác KSC NSNN qua KBNN phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

lý, sử dụng NS, để phát triển KT-XH và chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì vậy, công tác KSC NSNN qua KBNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát và thanh toán theo hướng: khi cấp phát kinh phí, KBNN phải căn cứ dự toán NSNN năm đã được duyệt và khả năng NS từng quý, đồng thời xem xét bố trí mức chi hàng quý cho từng ĐVSDNS thực hiện. Về phương thức thanh toán, phải bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được chi trả trực tiếp cho các đơn vị, cung cấp hàng hóa dịch vụ và đối tượng sử dụng NSNN. Trong quá trình sử dụng NSNN phải được Thủ trưởng ĐVSDNS chuẩn chi, phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định.

- Công tác KSC NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn (lập dự toán NS, duyệt dự toán và phân bổ dự toán, cấp phát thanh toán cho các ĐVSDNS, kế toán và quyết toán NSNN), đồng thời nó có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, công tác KSC NSNN cần phải được tiến hành thận trọng. Sau mỗi bước cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình, thủ tục KSC cho phù hợp với tình hình thực tế. Có như vậy công tác KSC NSNN mới có tác dụng bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

- Tổ chức bộ máy KSC NSNN qua KBNN phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hoá quy trình và thủ tục hành chính; đồng thời cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý NS, quản lý tài chính Nhà nước, đặc biệt là Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát và sử dụng kinh phí, thông tin, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

- Công tác KSC NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời, phải có sự phối hợp thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có

thu, các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi …

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 -28 )

×