Các nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 91)

- Đối với Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc triển khai thực hiện giao dịch trong KSC thường xuyên NSNN; Quy định giao nhận hồ sơ

2.4.3.2.Các nguyên nhân chủ quan

2.4.3.1.Các nguyên nhân khách quan

2.4.3.2.Các nguyên nhân chủ quan

a) Quy trình kiểm soát chi “một cửa” chưa đúng với quy định của Chính phủ

Theo quy trình KSC “một cửa” tại KBNN Quảng Bình, cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ đó. Việc thực hiện quy trình “một cửa” này trái với quy định, theo hướng dẫn của Chính phủ và của Bộ Tài chính thì cơ chế “một cửa” được hiểu là: “Người dân, các cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết tại một nơi. Tách bạch giữa người giao dịch và người giải quyết công việc”.

b) Chức năng của các Phòng chưa có sự phân định hợp lý và chuyên môn hoá

kiểm soát chi NSNN, cụ thể phòng Kế toán NSNN kiểm soát các khoản chi thường xuyên, phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm soát các khoản chi của chương trình mục tiêu và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

c) Sự hạn chế về nguồn nhân sự tại KBNN, cán bộ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

Luật NSNN quy định tất cả các khoản chi NSNN đều phải được KBNN kiểm tra, kiểm soát trước khi thanh toán, cấp phát. Để thực hiện quy định này, từ đầu năm 2004 KBNN Quảng Bình thực hiện kiểm soát trên từng hồ sơ, tài liệu chứng từ của ĐVSDNS mỗi khi thanh toán qua KBNN, các hồ sơ, chứng từ phải đảm bảo có dự toán được duyệt, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Tuy nhiên, qua phỏng vấn Kế toán trưởng ĐVSDNS và cán bộ KSC KBNN thì cho rằng để thực hiện KSC theo đúng các điều kiện này thì người cán bộ KSC KBNN phải am tường tất cả các chế độ chi tiêu của từng đơn vị, từng ngành, từng lĩnh vực một. Đồng thời phải nắm vững các định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu của từng đơn vị. Các yêu cầu trên đòi hỏi cán bộ KSC phải nắm vững chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và khả năng làm việc cao.

Hiện đội ngũ cán bộ làm công tác KSC của hệ thống KBNN Quảng Bình (gồm Văn phòng KBNN Quảng Bình và 07 đơn vị KBNN huyện trực thuộc) còn thiếu về số lượng (mỗi huyện chỉ có khoảng 04 cán bộ kế toán, kiếm soát chi thường xuyên quản lý trên 100 đơn vị giao dịch), hạn chế về chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng công tác KSC NSNN qua KBNN Quảng Bình trong thời gian qua chưa cao.

d) Thiếu một chương trình tin học để hỗ trợ công tác kiểm soát chi

Với việc chưa xây dựng một chương trình tin học theo dõi, giám sát quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN Quảng Bình dẫn đến cán bộ KSC không tuân thủ quy trình nghiệp vụ trong việc giao nhận hồ hơ chứng từ KSC, thông báo từ chối khách hàng và theo dõi thời gian kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN nên đã xuất hiện nhiều hiện tượng cán bộ KSC nhũng nhiễu khách hàng, làm mất uy tín của ngành KBNN. Do vậy, KBNN Quảng Bình cần xây dựng chương trình phần

mềm tin học theo dõi, giám sát việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ KSC để Lãnh đạo các phòng liên quan và Ban lãnh đạo KBNN Quảng Bình theo dõi, giám sát công việc KSC NSNN.

e) Công tác phối hợp giữa KBNN với các cơ quan tài chính trong KSC NSNN chưa thực sự nhịp nhàng:

Sự phối hợp giữa KBNN với các cơ quan Tài chính chưa chặt chẽ, kịp thời, thường xuyên để hỗ trợ cho nhau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. Hiện nay có nhiều cơ quan đơn vị có cả nguồn chi Ngân sách Trung ương và nguồn chi Ngân sách địa phương và cơ chế định mức của cơ quan chủ quản còn mâu thuẩn với cơ chế định mức Bộ Tài chính dẫn đến công tác quản lý chi NSNN tại KBNN gặp nhiều khó khăn. Chế độ kế toán và quyết toán quỹ NSNN còn nhiều hạn chế, công tác kế toán quỹ NSNN do cơ quan Tài chính, Thuế, KBNN...và đơn vị cùng thực hiện nên còn tình trạng thiếu thống nhất về chỉ tiêu và tiêu thức hạch toán kế toán.

Mặc dù đã có văn bản quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN, tuy nhiên việc phân định này còn chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSDNS đến đâu trong quá trình quản lý, kiểm soát các khoản chi NSNN thì chưa được các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền như: Công an, Kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành,... phát hiện có vi phạm pháp luật tại ĐVSDNS trong quản lý, chi tiêu NSNN, mặc dù các khoản chi đó được KBNN kiểm soát.

Hoặc có sự trùng lắp, chồng chéo trong quản lý và KSC. Theo quy định hiện nay, cơ quan tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng kinh phí NSNN cấp ở các ĐVSDNS. Để kiểm tra, cơ quan tài chính phải cử cán bộ đến ĐVSDNS để kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi NS có trong dự toán, có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức không? Mặc dù những khoản chi đó đã được KBNN kiểm tra, kiểm soát. Như vậy, ở đây có sự trùng lắp trong kiểm tra của KBNN và cơ quan tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 đề tài đã nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của KBNN Quảng Bình. Đề tài đã nêu, phân tích tình hình, thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN Quảng Bình. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được bên cạnh những tồn tại cần khắc phục cải tiến, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên qua NSNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN Quảng Bình ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 87 - 91)