Triển khai cơ chế kiểm soát cam kết chi trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 100 - 105)

- Đối với Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc triển khai thực hiện giao dịch trong KSC thường xuyên NSNN; Quy định giao nhận hồ sơ

3.3.4.Triển khai cơ chế kiểm soát cam kết chi trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH

3.3.4.Triển khai cơ chế kiểm soát cam kết chi trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS

thống TABMIS

Dự án cải cách Tài chính công với những mục tiêu cơ bản là: “hiện đại hoá công tác quản lý NS từ khâu lập kế hoạch, thực hiện NS, báo cáo NS và tăng cường trách nhiệm NS của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NS; đảm bảo an ninh tài chính trong quá

trình phát triển và hội nhập của quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu trên Bộ Tài chính xây dựng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc viết tắt (TABMIS).

Hệ thống TABMIS là một trong 4 cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của Dự án “Cải cách Quản lý Tài chính công”. TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên một số chuẩn mực và thông lệ trên thế giới và phần mềm có sẵn được phát triển theo phương pháp luận “Lập kế hoạch nguồn lực” với giải pháp ORACLE FINANCIALS được chuẩn hoá cho mô hình khu vực công. TABMIS được xây dựng dựa trên các định hướng, quyết tâm cải cách tài chính công của Chính phủ Việt Nam hướng tới chuẩn mực và thông lệ thế giới nhằm tăng tính chính xác và khả năng hội nhập. TABMIS được triển khai trong toàn hệ thống KBNN, cơ quan tài chính các cấp và có kết nối với ĐVSDNS.

Hệ thống TABMIS được xây dựng các chức năng theo các phân hệ sau: phân bổ ngân sách, sổ cái, quản lý chi, quản lý cam kết chi, quản lý thu, quản lý ngân quỹ, báo cáo. Trong đó, phân hệ quản lý cam kết chi là việc KBNN thực hiện giữ lại một phần hoặc toàn bộ dự toán ngân sách để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng đã được đơn vị ký kết.

Hệ thống TABMIS được triển khai tại KBNN các cấp có khả năng cung cấp chức năng theo dõi, hạch toán các khoản cam kết chi của các ĐVSDNS. Đây là một chức năng chuẩn của hệ thống, giúp kiểm soát, theo dõi và hạch toán cam kết chi NSNN. Việc thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong điều kiện vận hành hệ thống TABMIS là thực sự cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi khách quan từ quá trình cải cách Tài chính công nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý Tài chính - Ngân sách nói riêng.

- Cam kết chi NSNN là việc đơn vị sử dụng ngân sách, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao, đã tạo ra cho đơn vị mình một nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ nợ đó được trang trải bởi một khoản kinh phí dành sẵn từ dự toán NSNN được giao hàng năm. Cam kết chi thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao hàng năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký

giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp.

- Kiểm soát cam kết chi: là quá trình xem xét, theo dõi các quyết định chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách, một mặt đảm bảo các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán NSNN hàng năm được duyệt nhằm tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định ; mặt khác giữ lại một khoản dự toán để đảm bảo chi trả khi đã đủ điều kiện để thanh toán.

Kiểm soát cam kết chi thực hiện ngay khi đơn vị sử dụng ngân sách cam kết chi NSNN chứ không phải đợi tới khi thanh toán, chi trả mới bắt đầu kiểm soát chi như hiện nay. Hoạt động này có ưu điểm là thực hiện kiểm soát trước các khoản chi tiêu của ĐVSDNS, gắn chặt quyết định chi tiêu của đơn vị với một nghĩa vụ nợ thực tế có thể phát sinh bởi quyết định, đảm bảo chắc chắn việc thực thi nghĩa vụ chi trả của đơn vị.

- Quản lý nhà cung cấp trong hệ thống TABMIS: để thực hiện mô hình kiểm soát cam kết chi, bên cạnh việc kiểm soát các thủ tục, hồ sơ, chứng từ thì việc quản lý nhà cung cấp cũng là một nội dung lớn và quan trọng. Các yêu cầu thông tin về nhà cung cấp: tên nhà cung cấp, mã số nhà cung cấp, tài khoản, ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài khoản,… các thông tin về nhà cung cấp cần phải được khai báo và quản lý tập trung trên TABMIS trước khi thực hiện cam kết chi và thanh toán cho nhà cung cấp. Đây là điểm rất mới, có tính cải cách rất cao vì trong quá khứ các thông tin này không được quản lý tại KBNN. Trong tương lai, cũng từng bước nghiên cứu quy định chỉ một số nhà cung cấp mới được cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công (những nhà cung cấp lớn, cung cấp hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý, có tài khoản tại ngân hàng, chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và không có vi phạm gì trong việc thanh toán,…). Thông qua việc giảm bớt số lượng nhà cung cấp, thì chúng ta có thể tiến hành đàm phán với họ để giảm giá bán hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công giống như phương thức của các nhà phân phối, tiêu thụ lớn đàm phán với các nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

- Quy trình thực hiện kiểm soát cam kết chi thường xuyên qua KBNN trong hệ thống TABMIS:

+ Trường hợp ĐVSDNS, không có giao diện với TABMIS (Không kết nối mạng với hệ thống TABMIS):

Bước 1: Sau khi hợp đồng được ký kết giữa ĐVSDNS và đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ thì ĐVSDNS gửi hợp đồng giấy và Giấy đề nghị cam kết chi đến phòng Kế toán KBNN.

Bước 2: Kế toán viên KBNN nhận được hợp đồng giấy và Giấy đề nghị cam kết chi ngân sách do ĐVSDNS gửi đến, kế toán viên Kho bạc kiểm tra thông tin cam kết chi, nhập cam kết chi vào hệ thống hoặc tải cam kết chi từ tệp file định dạng vào hệ thống, kế toán viên thực hiện kiểm tra số dư dự toán.

Bước 3: Kế toán trưởng KBNN: phê duyệt cam kết chi, trường hợp cam kết chi bị từ chối, hệ thống sinh ra bút toán gỡ dành dự toán đảo lại bút toán ghi nhận cam kết chi.

Bước 4: Kế toán viên KBNN: Đối với cam kết chi đã được phê duyệt, kế toán viên ghi số cam kết chi do hệ thống sinh ra vào hợp đồng giấy của đơn vị, lưu tập hợp đồng đã thực hiện cam kết và sử dụng tạo yêu cầu thanh toán cho khoản chi ở phân hệ quản lý chi.

Đối với cam kết chi bị từ chối phê duyệt, kế toán viên trả lại hợp đồng giấy và Giấy đề nghị cam kết chi cho ĐVSDNS và thông báo lý do bị từ chối.

+ Trường hợp ĐVSDNS có giao diện với TABMIS (có kết nối mạng với hệ thống TABMIS):

Bước 1: Sau khi hợp đồng được ký kết giữa ĐVSDNS và đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ thì ĐVSDNS nhập thông tin đơn đặt hàng, hợp đồng vào hệ thống kế toán của các ĐVSDNS và được giao diện với hệ thống TABMIS. ĐVSDNS gửi đơn đặt hàng hợp đồng giấy và giấy đề nghị cam kết chi đến phòng Kế toán KBNN, cung cấp số cam kết chi, kế toán viên kiểm soát đối chiếu trên hệ thống.

Bước 2: Kế toán viên KBNN: tìm cam kết được giao diện vào hệ thống, kiểm tra thông tin cam kết chi, kiểm tra tồn dự toán ngân sách.

Bước 3: Kế toán trưởng Kho bạc phê duyệt thông báo các cam kết chi được hệ thống TABMIS gửi đến; Trường hợp cam kết chi bị từ chối, hệ thống sinh ra bút

toán gỡ dành dự toán đảo lại bút toán ghi nhận cam kết chi.

Bước 4: Thông báo cho ĐVSDNS: những cam kết chi được phê duyệt, bị từ chối phê duyệt được thông báo cho ĐVSDNS thông qua chương trình giao diện.

Kiểm soát cam kết chi NSNN là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý chi NSNN. Theo đó, việc kiểm soát, giám sát các khoản chi tiêu NSNN đã từng bước thực hiện được mục tiêu "kiểm tra trước" đối với hoạt động chi NSNN của ĐVSDNS. Nếu khoản chi NSNN bị từ chối từ khâu thực hiện cam kết, ĐVSDNS sẽ bắt buộc phải điều chỉnh lại hợp đồng, hoặc thực hiện bổ sung dự toán. Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN đã góp phần đảm bảo các khoản chi NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần ngăn chặn được tình trạng nợ đọng của lĩnh vực công vốn dai dẳng và thường xuyên trong thời gian qua. Việc áp dụng kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần minh bạch hoá hoạt động quản lý chi tiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế. Thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán dồn tích (khi cam kết chi được thực hiện KTKB hạch toán tài khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ).

Kiểm soát cam kết chi NSNN là việc thực hiện một khâu kiểm soát quan trọng trong chu trình quản lý chi NSNN. Kiểm soát cam kết chi NSNN không những hỗ trợ, nâng cao chất lượng của công tác kiểm soát, thanh toán chi NSNN qua KBNN hiện hành, mà còn giúp nâng cao chất lượng của công tác quản lý chi NSNN, chấn chỉnh kỷ luật tài khoá. Xây dựng quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là một nội dung rất mới, song lại là một trong những nội dung cải cách lớn trong quá trình thực hiện cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam. Đây là một quá trình phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và các thành phần kinh tế. Do vậy việc thực hiện kiểm soát cam kết chi cũng cần phải xác định rõ lộ trình cụ thể. Theo đó, phải xác định phạm vi triển khai thực hiện cam kết chi phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ quản lý, có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp từng giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn đầu, có thể chỉ cam kết

đối với những khoản chi lớn và có hợp đồng; không thực hiện cam kết chi đối với những khoản nhỏ lẻ; sau đó, tuỳ điều kiện cụ thể sẽ từng bước mở rộng phạm vi áp dụng kiểm soát cam kết chi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 100 - 105)