- Đối với Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc triển khai thực hiện giao dịch trong KSC thường xuyên NSNN; Quy định giao nhận hồ sơ
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH
3.4.3.2 KBNN điều chỉnh lại chức năng của các Phòng trực thuộc KBNN tỉnh
Phòng Kế toán Nhà nước (Tổ Kế toán đối với cấp quận - huyện): Làm chức năng nhiệm vụ kế toán, tổng kế toán; chuyển nhiệm vụ KSC NSNN cho phòng Kiểm soát chi NSNN (Tổ tổng hợp - hành chính đối với cấp quận, huyện) thực hiện trên cơ sở chuyển biên chế hợp lý từ Kế toán sang KSC, như thế sẽ mang tính chuyên môn hoá hơn so hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nâng cao hiệu quả KSC NSNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN đòi hỏi phải dày công nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới phương thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN; đặc biệt là việc thay đổi tư duy của các ĐVSDNS và phương pháp kiểm soát chi NSNN của KBNN. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nói trên, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước, đến hệ thống hạ tầng truyền thông và đặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế TCTC là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Với kết cấu 3 chương, đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu
đặt ra, thể hiện những nội dung chủ yếu sau đây:
Từ những lý luận về chi NSNN, các nội dung cơ bản của kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và kiểm soát chi NSNN đối với cơ quan hành chính thực hiện TCTC nói riêng, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác KSC NSNN đối với đơn vị thực hiện TCTC qua KBNN Quảng Bình, đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC NSNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC qua KBNN Quảng Bình, trong đó chú ý đến một số giải pháp về đổi mới cơ chế, quy trình, phương thức và cách làm trong việc KSC NSNN qua KBNN Quảng Bình ; đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, các ngành và cho chính bản thân hệ thống KBNN để thực hiện có hiệu quả cơ chế KSC thường xuyên NSNN nói chung và kiểm soát chi đối với CQHCNN thực hiện TCTC nói riêng qua hệ thống KBNN trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu cải cách tài chính công và phù hợp với các Thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Công tác KSC NSNN qua KBNN đối với các CQHCNN thực hiện cơ chế TCTC là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và đơn vị TCTC, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu công phu, toàn diện. Các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các văn bản Luật đến các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành và địa phương; đặc biệt là năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, song những kết quả nghiên cứu không thể trách khỏi những thiếu sót hạn chế. Bản thân rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, bản thân xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Lê Hùng Sơn và các cán bộ tại KBNN Quảng Bình đã giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài này.