CHÍNH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH
2.1.2. Chi ngân sách địa phương
Đơn vị: Triệu đồng
Chi ngân sách trên địa bàn
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng chi (triệu đồng) 2,404,577 3,008,228 3,723,286 4,613,972 5,179,382
Chi đầu tư phát triển 302,934 399,646 588,946 781,147 563,458 Chi thường xuyên 936,222 1,241,500 1,556,158 1,852,475 2,908,400 Chi khác 1,165,421 1,367,082 1,578,182 1,980,350 1,707,524
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Quảng Bình
Chi NS địa phương (bao gồm chi NS tỉnh, huyện và xã, phường). Tổng chi NS địa phương năm 2011 là 5.179.382 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2010. Trong đó: Chi đầu tư phát triển thực hiện 563.458 triệu đồng, giảm 28% so với năm 2010; chi thường xuyên thực hiện 2.908.400 triệu đồng, tăng 57% so với năm 2010.
Tổng chi NS địa phương năm 2010 là 4.613.972 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2009. Trong đó: Chi đầu tư phát triển thực hiện 781.147 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2009; chi thường xuyên thực hiện 1.852.475 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2009.
Tổng chi NS địa phương năm 2009 là 3.723.286 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2008. Trong đó: Chi đầu tư phát triển thực hiện 588.946 triệu đồng, tăng 47% so với năm 2008; chi thường xuyên thực hiện 1.556.158 triệu đồng, tăng 25% so với năm 2008.
Tổng chi NS địa phương năm 2008 là 3.008.228 triệu đồng, tăng 25% so với năm 2007. Trong đó: Chi đầu tư phát triển thực hiện 399.646 triệu đồng, tăng 32% so với năm 2007; chi thường xuyên thực hiện 1.241.500 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2007.
Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình
Hình 2.2: Tình hình chi ngân sách địa phương năm 2007 – 2011
Qua phân tích số liệu chi NS địa phương tỉnh Quảng Bình qua các năm từ 2007-2011 cho thấy tỷ lệ chi NS địa phương tăng bình quân qua các năm 21%, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, bình quân chiếm khoảng 45% trong tổng số chi NS địa phương; chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số chi NSNN, bình quân khoảng 14%. Trong 2 năm trở lại đây, dưới tác động của suy thoái kinh tế, có thể thấy rõ chi cho đầu tư phát triển càng giảm, tỷ trọng giảm từ 17% xuống 11%, trong khi đó chi thường xuyên lại tăng, tỷ trọng tăng từ 40% lên 56%.