Về Luật Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 107)

- Đối với Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việc triển khai thực hiện giao dịch trong KSC thường xuyên NSNN; Quy định giao nhận hồ sơ

3.4.1.1Về Luật Ngân sách nhà nước

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG BÌNH

3.4.1.1Về Luật Ngân sách nhà nước

Cần bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và Thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và đổi mới của Việt Nam. Sửa đổi Luật NSNN theo hướng:

- Về dự toán NSNN : cần quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi tham gia quy trình nhập, phân bổ, duyệt dự toán trên hệ thống TABMIS.

- Bổ sung các quy định về thực hiện cam kết chi qua KBNN theo hướng tất cả các khoản chi NSNN đều phải được cam kết chi qua KBNN trước khi thực hiện thanh toán.

- Luật NSNN cần thay đổi phương thức kiểm soát thanh toán chi NSNN như hiện nay mà hướng đến công tác KSC theo kết quả đầu ra. Trước mắt chỉ nên đưa vào áp dụng phương thức cấp phát NSNN theo “kết quả đầu ra” đối với một số khoản chi cho các dịch vụ công cộng như an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội, các chương trình giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, cấp giấy phép các loại …

- Quy định lại trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trong quản lý, kiểm soát ngân sách nhà nước trong đó có Kho bạc Nhà nước.

Quy định cụ thể cơ quan tài chính (Phòng Tài chính, Sở Tài chính, các Vụ thuộc Bộ Tài chính) chỉ nên thực hiện sự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra theo chuyên đề, có như thế hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách sẽ hiệu quả hơn và ĐVSDNS không phải “bị kiểm tra trùng lắp” như hiện nay.

Cần quy định lại mức độ quyền hạn, trách nhiệm KBNN trong công tác KSC để phù hợp với việc KSC theo mức độ rủi ro của các khoản chi, nhằm nâng cao trách nhiệm của ĐVSDNS và hiệu quả trong công tác KSC của KBNN.

KBNN phải được giao nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ và lập báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn. Bởi vì, mọi nghiệp vụ thu, chi NSNN… trên địa bàn hầu hết đều xảy ra tại hệ thống KBNN hoặc luân chuyển qua KBNN; KBNN trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày; đồng thời báo cáo thu, chi NSNN theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý quỹ NSNN. KBNN không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN trên địa bàn, mà còn phải tham gia tính toán và hạch toán cả số dự thu, số dự chi, số ghi thu, số ghi chi theo mục lục NSNN của các đơn vị. Như vậy mới đảm bảo số liệu quản lý quỹ NSNN trên địa bàn có tính chính xác và tập trung một đầu mối, tránh được tình trạng mỗi cơ quan ( Tài Chính, Thuế, Kho bạc...) quản lý có một số liệu riêng, không khớp nhau, từ đó các cấp Chính quyền không xác định được số liệu của cơ quan nào là chính xác.

Bộ phận Kế toán tài vụ của các đơn vị dự toán trên địa bàn phải chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của KBNN cùng cấp; Cán bộ KSC của KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với

người chuẩn chi. Làm được điều này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của kế toán KBNN đối với người chuẩn chi, đồng thời đề cao trách nhiệm của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi tiêu đó; đồng thời tránh được tình trạng hợp lý hoá chứng từ chi tại các đơn vị sử dụng NSNN và tránh được những sai sót mang tính hệ thống rất khó giải quyết về sau.

- Cần ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KSC NSNN qua KBNN. Như đã phân tích ở chương 2 trong quá trình KSC NSNN, cán bộ kiểm soát KBNN phát hiện nhiều khoản chi sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn nhưng KBNN chỉ trả lại hồ sơ, chứng từ cho kế toán ĐVSDNS, đồng thời hướng dẫn khắc phục những sai sót mà chưa có một văn bản nào quy định hình thức xử phạt các sai sót trên. Dẫn đến tình trạng, các ĐVSDNS vẫn thường xuyên vi phạm những sai sót. Làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác KSC NSNN qua KBNN. Do vậy, để nâng cao trách nhiệm của ĐVSDNS trong chi tiêu ngân sách đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, KSC NSNN, Chính phủ cần ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KSC NSNN qua KBNN.

- Nghiêm cấm và có chế tài đối với Thủ trưởng đơn vị xây dựng trong qui chế chi tiêu nội bộ những định mức chi ngoài qui định hiện hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 107)