Chất lƣợng đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 35 - 42)

* Chất lượng

Tư duy chất lượng hình thành rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Việc chọn hạt giống để dành cho vụ gieo trồng sau, chọn con giống trong đàn để lai, chọn thời điểm thích hợp để gieo trồng đều bắt nguồn từ tư duy về chất

lượng. Như vậy, ngay từ xa xưa, con người đã sớm nhận thức được rằng chất lượng tốt làm cho cuộc sống phong phú, hạnh phúc và ổn định hơn.

Trong xã hội hiện đại, vấn đề chất lượng càng được quan tâm một cách sâu sắc và trở thành vấn đề hàng đầu được các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ quan tâm bởi sự sống còn và phát triển tổ chức của họ. Đảm bảo chất lượng là vấn đề sống còn không chỉ của doanh nghiệp của tổ chức mà còn là vấn đề sống còn của tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội có liên quan đến quan hệ cung cầu.

- Xét theo phương diện Triết học, chất lượng là một phạm trù phản ánh tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác. Nói cách khác, chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật”, là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác

với sự vật khác” (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 1998). Theo từ điển Oxford

Pocket Dictinonary, “chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản”.

Với cách hiểu triết học về chất lượng như trên, có thể nhận thấy bất kỳ sự vật hiện tượng nào đều có chất lượng. Nói rộng hơn, tất cả các thực thể - những gì tồn tại khách quan trong hiện thực đều có chất lượng để quy định sự hiện hữu của nó và phân biệt nó với các thực thể khác.

Sự phát triển của xã hội khiến việc sử dụng các khái niệm và phạm trù của triết học ngày càng mở rộng và trở nên sâu sắc trong từng lĩnh vực lí luận và thực tiễn cụ thể.

Trong lĩnh vực quản lý và sản xuất kinh doanh (mối quan hệ cung cầu), khái niệm chất lượng được hiểu rất linh hoạt và được phát biểu rất đa dạng.

Theo quan niệm truyền thống, “một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền”. Thuật ngữ chất lượng theo cách hiểu này mang ý nghĩa tuyệt đối.

Nếu lấy những sản phẩm có chất lượng tuyệt đối này làm khuôn mẫu thì sẽ rất khó đánh giá, xếp hạng cho các sản phẩm khác, bởi sản phẩm có chất lượng tuyệt đối cũng đồng nghĩa là các sản phẩm này đạt được những chuẩn mực rất cao không thể vượt qua. Quan niệm này giống như việc phân định hai màu đen, trắng, nếu không đạt chất lượng tuyệt đối cũng có nghĩa là không có chất lượng. Trong khi trên thực tế, chất lượng là khái niệm được sử dụng với nhiều tầng bậc ý nghĩa khác nhau.

Quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối cho rằng “Sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là có chất lượng khi chúng đạt những chuẩn mực nhất định được quy định trước. Chất lượng không được coi là cái đích mà nó được coi là phương tiện, theo đó, sản phẩm hay dịch vụ được đánh giá”. Theo quan niệm này, chất lượng được phân chia thành các thang bậc từ thấp đến cao với một hệ thống chuẩn mực được xác định từ trước. Sản phẩm nào thoả mãn được càng nhiều những chuẩn mực ấy thì sản phẩm đó càng được xếp ở nấc thang cao hơn của chất lượng và theo đó giá trị của sản phẩm cũng cao tương ứng.

Trong “Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50 - 109” chất lượng được xác định “là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng”. Đây là quan niệm nhìn nhận vấn đề chất lượng từ góc độ của người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Quan niệm này căn cứ vào các yêu cầu, mong muốn của người sử dụng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ để đánh giá chất lượng, do đó nó mang tính động, biến thiên theo thời gian và yêu cầu thực tiễn của người sử dụng trong từng thời điểm cụ thể, theo mục đích sử dụng nhất định.

Điều này cho thấy, người quyết định một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó có chất lượng hoặc không đạt chất lượng ở mức nào chính là khách hàng. Tại thời điểm sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể theo người sản xuất thì sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được đánh giá là

sản phẩm có chất lượng, nhưng thực tế, sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của người sử dụng thì vẫn coi là sản phẩm không có chất lượng. Như vậy, cách đánh giá, xác định chất lượng sản phẩm, dịch vụ chịu tác động nhiều của nhân tố chủ quan.

Một quan niệm khác và là quan niệm được nhiều người tán đồng. Quan niệm này cho rằng chất lượng là sự phù hợp với mục đích. Theo đó, “chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố của nó”. Điều này có nghĩa, để xác định được chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được bộ tiêu chí mà sản phẩm hoặc dịch vụ này phải đáp ứng. Bộ tiêu chí này không mang tính hằng số, mà số lượng các tiêu chí cũng như mức độ yêu cầu đối với mỗi tiêu chí sẽ thay đổi thường xuyên theo thời gian, theo điều kiện lịch sử cụ thể, theo điều kiện đặc thù của từng cơ sở sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

Để xây dựng bộ tiêu chí nêu trên cần thiết phải chú trọng nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của những đối tượng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ khác nhau (gọi chung là khách hàng) sao cho những mục đích của nhà sản xuất trùng khớp với những nhu cầu, thị hiếu và kỳ vọng của khách hàng. Có như vậy, sản phẩm làm ra mới chiếm lĩnh được thị trường và đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất.

Tóm lại, chất lượng là một khái niệm được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Theo quan điểm triết học, chất lượng phản ánh những thuộc tính đặc trưng xác định bản chất và tạo nên sự khác biệt của sự vật, hiện tượng. Theo quan điểm của quản lý (đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất), chất lượng được đặc trưng bởi các yếu tố thuộc nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các yếu tố thuộc về quy trình công nghệ, các đặc tính sử dụng kể cả mẫu mã, kiểu dáng.

Như vậy, có thể đi đến định nghĩa: chất lượng là mức độ sản phẩm

thoả mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với mục đích đã xác định.

* Chất lượng giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng giáo dục với đặc trưng sản phẩm là nhân lực lao động, có thể được hiểu là kết quả đầu ra của quá trình giáo dục và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực xã hội của người được giáo dục tương ứng với các yêu cầu xã hội đặt ra.

Với quan niệm chất lượng là sự phù hợp với mục đích, có thể khẳng định: “chất lượng giáo dục là sự phù hợp của trình độ phát triển của người được giáo dục với các mục tiêu của quá trình đào tạo nói riêng và của mục đích giáo dục xã hội nói chung”.

Chất lượng giáo dục gồm hai thành phần quan trọng:

- Thành phấn thứ nhất là bộ 3 phản ánh các lĩnh vực học tập của người được giáo dục, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Người học phải tạo ra sự thay đổi trong kinh nghiệm của mình tương ứng với bộ 3 này - bộ 3 đã được xác định trong mục tiêu giáo dục ở cấp bậc học mà người học được thụ hưởng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thành phần này chiếm khoảng từ 20 đến 40% giá trị trong chất lượng giáo dục.

- Thành phần thứ hai là năng lực sáng tạo và thích ứng của người được giáo dục sau khi kết thúc khoá đào tạo. Thành phần này chiếm khoảng 60 đến 80% giá trị của chất lượng giáo dục.

Nhìn chung, các cơ sở giáo dục không chỉ chú ý đến thành phần thứ nhất (có thể đo đếm được) trong quá trình giáo dục mà điều quan trọng là phải đặt trọng tâm vào thành phần thứ hai trên cơ sở tổ chức quá trình giáo dục, phát huy tính tích cực của người học nhằm tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng và cơ hội của mình, làm cho họ thích ứng với những biến động của sản xuất và đời sống xã hội.

Mặc dù vậy, thành phần của chất lượng giáo dục cũng được quan tâm thoả đáng trong quá trình giáo dục. Vì rằng đây là thành phần có vai trò là tiền đề cho sự hình thành và phát triển mức độ thích ứng (thành phần thứ hai) của người học.

* Chất lượng đào tạo

"Chất lượng đào tạo được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động GD&ĐT có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quá trình đó" [15].

Khái niệm chất lượng đào tạo liên quan chặt chẽ với khái niệm hiệu quả đào tạo. Nói đến hiệu quả đào tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường và sự chi phí tiền của, sức lực, thời gian ít nhất nhưng đem lại kết quả cao nhất. Những điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo là vô cùng quan trọng; Không thể có chất lượng cao khi điều kiện quá thấp. Tính lịch sử cụ thể của chất lượng đòi hỏi phải kể đến mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, cơ chế quản lý... phục vụ cho giảng dạy và học tập ở mỗi giai đoạn nhất định.

Tóm lại: chất lượng đào tạo là kết quả cao nhất trong điều kiện cung

ứng cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra.

* Nâng cao chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo liên quan chặt chẽ với nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Sản phẩm đào tạo được xem là chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà xã hội đặt ra với mỗi ngành học. Yêu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển ngày càng cao, do đó chất lượng đào tạo ở giai đoạn trước không còn phù hợp với giai đoạn sau. Vì vậy, chất lượng đào tạo phải không ngừng được nâng cao nhằm thu được hiệu quả GD&ĐT cao nhất.

Nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, người quản lý, người phục vụ. Có thể nói cách khác nâng cao chất lượng đào tạo chính là cải tiến hệ thống tổ hợp các biện pháp để tăng hiệu quả, hiệu suốt của mọi khâu trong quá trình đào tạo nhằm đạt kết quả đào tạo cao nhất, có lợi cho người học, cho xã hội.

* Nâng cao chất lượng đào tạo đại học

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, tính chất phức tạp của môi trường kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội nói riêng, xu thế phát triển của thời đại nói chung đã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện tới ngành giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Thực tiễn đó đã đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nền giáo dục đại học.

Theo Hà Thế Ngữ [72] thì UNESCO đã nêu lên định hướng cho sự phát triển của giáo dục đại học hiện đại cần đáp ứng 10 yêu cầu cơ bản sau:

1. Các trường đại học phải là một trung tâm đào tạo có chất lượng cao,

phải đa dạng hoá, chuyên môn hoá trong giáo dục - đào tạo nhằm đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực khoa học.

2. Các trường đại học phải là một trung tâm tập hợp những học viên có

năng lực trí tuệ phát triển ở mức độ cao. Đó là những thanh niên có năng lực tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo của nhà trường và luôn quan tâm đến vấn đề công bằng xã hội và giáo dục - đào tạo.

3. Các trường đại học phải là một cộng đồng toàn tâm toàn ý, sáng tạo

trong nghiên cứu khoa học, trong phổ biến, vận dụng và đưa những phát minh

công nghệ vào thực tiễn cuộc sống.

4. Các trường đại học phải là một trung tâm học tập tích cực, có ý chí

học tập thường xuyên, học suốt đời để không ngừng phục vụ sự phát triển của xã hội.

5. Các trường đại học luôn luôn là một trung tâm bồi dưỡng, cập nhật văn hoá và hoàn thiện tri thức.

6. Các trường đại học là một trung tâm trong đó có sự liên thông hợp

tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu và dịch vụ khoa học có chất lượng và hiệu quả cao.

7. Các trường đại học phải là một trung tâm tham gia giải quyết những

vấn đề khoa học của địa phương, dân tộc, khu vực và thế giới.

8. Các trường đại học phải có những trung tâm tư vấn về khoa học - công nghệ cho các cấp quản lý để từ đó có những quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn.

9. Các trường đại học phải là một cộng đồng gồm những thành viên tích

cực tham gia xây dựng nền văn hoá hoà bình.

10. Các trường đại học phải luôn luôn thích ứng được với nhịp sống hiện đại, luôn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của mỗi quốc gia và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học theo hình thức GDTX chính là tìm ra biện pháp đào tạo phù hợp với giáo dục người lớn, gắn liền với nhu cầu của xã hội và phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương để đào tạo ở bậc học này ngày càng có hiệu quả và phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)