KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 67 - 69)

- Nội dung chương trình đào tạo

1. GDTX tồn tại như một nhu cầu tất yếu của xã hội Sự phát triển GDTX đang trở thành một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục hiện đại.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SÔNG CỬU LONG

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng châu thổ phì nhiêu, có

diện tích 40 ngàn km2

(chiếm 12% diện tích cả nước), dân số tập trung đông đúc với 14,7 triệu người (chiếm 21% dân số cả nứơc) và số ngưới đang trong độ tuổi lao động chiếm trên 65% dân số vùng. ĐBSCL có hơn 700 km bờ biển và mạng lưới giao thông đường bộ đan xen với hệ thống sông ngòi, kênh

rạch chằng chịt, dày đặc với tổng chiều dài đến 28.000 km (chiếm 70% tổng

chiều dài kênh rạch của cả nước). Về mặt địa lý là vùng có nhiều thuận lợi khi tiếp giáp cả đường bộ, đường biển, đường hàng không với các nước trong khu vực.

Hiện nay ĐBSCL là một trong hai vựa lúa lớn nhất trong cả nước - một vùng kinh tế được đánh giá là đầy tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch và có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên. Trong những năm qua ĐBSCL đã và đang chứng tỏ một vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia với năng lực sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Với chính sách xuất khẩu gạo, trong những năm qua sản lượng lúa gạo ĐBSCL không những cung cấp đủ cho nhu cầu lúa gạo trong nước mà xuất khẩu được hàng triệu tấn gạo, thu về cho ngân sách hàng triệu USD mỗi năm và được đánh giá là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới trong lĩnh vực này. Trong công cuộc xây dựng đất nước ĐBSCL đã thu được nhiều thành tựu to lớn, bộ mặt nông thôn trong khu vực ngày càng khang trang hơn, nhiều tuyến giao thông nông thôn, thuỷ lợi được nâng cấp, thu nhập của đại bộ phận dân cư ngày càng cao... đã tạo ra một vùng kinh tế chính trị ổn định, khách du lịch đến với ĐBSCL ngày một nhiều.

Về GD-ĐT, từ năm 2000 đến 2005 đã có bước phát triển đáng kể:

- Về qui mô học sinh: Số lượng các cháu đi nhà trẻ tăng hơn 22,5 lần; học sinh mẫu giáo tăng 1,3 lần; học sinh THCS tăng 1,13 lần; học sinh THPT tăng 1,3 lần; tuyển sinh dạy nghề tăng 9,5%; học sinh THCN tăng 1,47 lần; học viên đại học và cao đẳng tăng 1,24 lần.

- Mạng lưới trường, lớp: Trường tiểu học và trung học cơ sở đã phủ khắp các xã phường; hầu hết các huyện, quận, thị xã, đã có trường trung học phổ thông. Trong 5 năm đã thành lập mới 13 trường dạy nghề, 12 trường ĐH và CĐ. Hiện nay, cả vùng có: 182 cơ sở dạy nghề, 25 trường ĐH và CĐ, 65 cơ sở đào tạo THCN; 100% các tỉnh có TTGDTX hoặc trường cao đẳng cộng đồng; 82/119 Quận - huyện, thị xã có TTGDTX và 555/1505 xã - phường, thị trấn đã có trung tâm học tập cộng đồng.

- Về đội ngũ giáo viên: Trên 80% giáo viên mầm non, 84,57% giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và 95,51% giáo viên trung học phổ thông đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Gần 30% số giảng viên ĐH & CĐ có trình độ sau ĐH.

- Về chỉ tiêu ngân sách giáo dục và đào tạo:

Năm 2005, ngân sách nhà nước chi cho GD & ĐT ở ĐBSCL là 3921,740 tỷ đồng (tương đương 17,2% kinh phí GD & ĐT của cả nước).

Trong tổng số chi đầu tư phát triển, chi cho giáo dục từ 8,5% (năm 1998) tăng lên 12,4% (năm 2000) và đạt mức 13,9% (năm 2003).

Tuy nhiên, so với ĐBSH, chất lượng giáo dục phổ thông của ĐBSCL đang có một khoảng cách khá xa. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu và kém của ĐBSCL cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004, nếu lấy tổng mức điểm của 6 môn thi từ 30 điểm trở lên và không có môn thi nào dưới 5 điểm làm chuẩn tốt nghiệp thì học sinh THPT của hầu hết các địa phương trong vùng ĐBSH có tỷ lệ đạt tốt nghiệp từ 50% đến xấp xỉ 66%, trong khi đó ở ĐBSCL, trừ tỉnh Bến Tre có tỷ

lệ cao nhất vùng là 39,3%, các địa phương còn lại tỷ lệ tốt nghiệp ở mức dưới

30%, thậm chí có tỉnh dưới 10% (thấp hơn cả các tỉnh miền núi phía Bắc như

Sơn La, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu). Điều này cho thấy, chất lượng giáo

dục phổ thông ở ĐBSCL đang ở mức đáng lo ngại.

Chất lượng giáo dục phổ thông thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các ngành học, bậc học khác, đặc biệt là chất lượng của giáo dục đại học. So sánh kết quả điểm thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2004 cho thấy,

với mức điểm sàn là 15 điểm thì hầu hết thí sinh ĐBSCL không đạt (trừ thành

phố Cần Thơ có số thí sinh đạt và vượt điểm sàn là 12,7%, còn lại không địa phương nào có số thí sinh đạt tỷ lệ điểm sàn trên 10%, có tỉnh đạt chỉ 5,1%). ĐBSCL đang thiếu nguồn tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng. Điều này cũng lý giải vì sao quy mô học sinh THPT ĐBSCL vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng cao hàng năm nhưng nguồn tuyển sinh cho các trường cao đẳng, đại học ở ĐBSCL vẫn còn thiếu thốn.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)