THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TTGDTX CẤP TỈNH KHU VỰC ĐBSCL

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 69 - 73)

- Nội dung chương trình đào tạo

1. GDTX tồn tại như một nhu cầu tất yếu của xã hội Sự phát triển GDTX đang trở thành một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục hiện đại.

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TTGDTX CẤP TỈNH KHU VỰC ĐBSCL

KHU VỰC ĐBSCL

Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng do yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, bên cạnh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo chính quy; hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh ĐBSCL đã được thành lập. Các trung tâm đã từng bước đa dạng hoá loại hình đào tạo, không ngừng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người. Các trung tâm đã liên kết với các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước đào tạo hàng ngàn cán bộ và người lao động có trình độ đại học, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Tổng số học viên hàng năm học tại các TTGDTX có lúc lên đến 50.000 người, bình quân mỗi trung tâm có khoảng 4.500 học viên, nhiều trung tâm số

lượng lên đến 6.000 học viên. Ngoài đào tạo đại học, ở các trung tâm còn có hệ bổ túc trung học phổ thông với số lượng bình quân 850 học viên/năm, trong đó có các lớp bổ túc công nông dành cho con em trong diện chính sách. Ngoài ra, các TTGDTX còn tổ chức các trung tâm tin học ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí và học nghề cho cán bộ và nhân dân lao động với số lượng học tập bình quân 1000 học viên/ khoá.

Nghiên cứu về công tác đào tạo đại học của 4 TTGDTX Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau cho thấy:

- TTGDTX tỉnh Bến Tre thời gian qua đã liên kết với 13 trường đại học, 1 trường trung học, đào tạo 22 ngành thuộc hệ đại học, 2 ngành thuộc hệ trung học. Số lượng học viên đang theo học đại học và trung học là 3.499 người/ năm. Số học viên đã tốt nghiệp đại học và trung học là 2.063 người/ khoá. Học viên theo học ở các trung tâm tin học ngoại ngữ trung bình 1.500 người/ khoá.

- TTGDTX tỉnh An Giang thời gian qua đã liên kết 12 trường đại học, 1 trường trung học, đào tạo 21 ngành thuộc hệ đại học, 4 ngành thuộc hệ trung học. Số lượng học viên đang theo học đại học và trung học là 3.700 người/ năm. Số học viên đã tốt nghiệp đại học và trung học là 2.902 người. Học viên theo học ở các trung tâm tin học ngoại ngữ trung bình 1.150 người/ khoá.

- TTGDTX tỉnh Bạc Liêu thời gian qua đã liên kết 12 trường đại học, 3 trường trung học, đào tạo 20 ngành thuộc hệ đại học, 2 ngành thuộc hệ trung học. Số lượng học viên đang theo học đại học và trung học 3.500 người/ năm. Số học viên đã tốt nghiệp đại học và trung học là 2.500 người. Học viên theo học ở các trung tâm tin học ngoại ngữ trung bình 905 người/ khoá.

- TTGDTX tỉnh Cà Mau thời gian qua đã liên kết 11 trường đại học, 2 trường trung học, đào tạo 15 ngành thuộc hệ đại học, 2 ngành thuộc hệ trung học. Số lượng học viên đang theo học đại học và trung học 2.900 người/ năm. Số học viên đã tốt nghiệp đại học và trung học là 1.905 người. Học viên theo học ở các trung tâm tin học ngoại ngữ trung bình 820 người/ khoá.

Các trường đại học và trung học liên kết đào tạo với TTGDTX tỉnh Bạc Liêu:

STT Tên trƣờng

1 Trường Đại học Cần Thơ

2 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

3 Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

4 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

5 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

6 Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh

7 Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh

8 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

9 Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh

10 Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang

11 Trường Đại học Huế

12 Trường Trung học Lưu trữ và nghiệp vụ Văn phòng TW2

13 Trường Trung học Địa chính TW3

Kết quả đào tạo ở TTGDTX tỉnh Bạc Liêu được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1997- 1998 1998- 1999 1999- 2000 2000- 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 HV các lớp tập trung HV các lớp bán tập trung

Biểu đồ 2.1. Số học viên theo học từng năm

- Với phương thức đào tạo này những năm qua các TTGDTX đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức nhà nước

và nhân dân trong các thành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hoá cán bộ theo yêu cầu của giai đoạn mới. Hầu hết cán bộ chủ chốt của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đã qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn tại các Trung tâm và sau khi tốt nghiệp đã phát huy tốt năng lực trong các lĩnh vực công tác, nhiều học viên tốt nghiệp ra trường nay đã trưởng thành, giữ những cương vị quan trọng ở các ngành và địa phương; nhiều người đã được tiếp tục đào tạo sau Đại học.

Có được kết quả trên là do thời gian qua các Trung tâm đã phối hợp với trường liên kết áp dụng nhiều biện pháp: Tổ chức ôn luyện thi đầu vào, quản lý chặt chẽ lịch lên lớp của giáo viên, lịch học của sinh viên, đảm bảo kế hoạch dạy và học đúng số tiết, đúng tiến độ chương trình; đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giáo viên, phong trào học tổ, học nhóm, câu lạc bộ học tập trong sinh viên; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ,...

Bên cạnh những kết quả nêu trên, các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL thời gian qua trong công tác liên kết đào tạo đại học vẫn còn những mặt tồn tại như sau:

- Tồn tại cần quan tâm giải quyết đầu tiên là mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa yêu cầu và điều kiện còn nhiều bất cập. Làm thế nào để có thể vừa bảo đảm số lượng, vừa bảo đảm được chất lượng của công tác đào tạo, vừa đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càng cao trong cán bộ và nhân dân vừa bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất. Giải quyết tốt được mối quan hệ này, hiệu quả của phương thức GDTX mới được khẳng định rõ nét.

- Vấn đề tổ chức và bộ máy hoạt động của các cơ sở đào tạo theo phương thức này chưa được thống nhất trong phạm vi cả nước. Vai trò, vị trí của loại hình này cũng chưa được đánh giá đúng mức mặc dù trên thực tế nó đã và đang phát huy tác dụng tích cực.

- Quá trình đào tạo đại học vẫn chịu ảnh hưởng mặt trái của cơ chế hiện trường, còn nhiều hiện tượng tiêu cực trong tuyển sinh, học tập thi cử và cấp phát văn bằng.

Nhìn chung chất lượng đào tạo đại học tại các TTGDTX vẫn còn thấp so với chuẩn trình độ quy định và so với yêu cầu nhiệm vụ nghề nghiệp trong xã hội mà người học sẽ phải hành nghề, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)