Cơ sở khoa học của liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 47)

Cơ sở khoa học của việc liên kết đào tạo đại học giữa cơ sở giáo dục đại học và TTGDTX cấp tỉnh là lí luận về giáo dục cho người lớn. Sự hiện thực hóa vấn đề học tập suốt đời, tất yếu dẫn đến tới vấn đề giáo dục cho người lớn.

Ngay từ năm 1949, tại Elsinor (Đan Mạch) đã có tổ chức hội nghị quốc tế về giáo dục người lớn. Từ đó đến nay cứ khoảng 12 - 13 năm lại có một hội nghị thế giới bàn về chủ đề này. Năm 1960, Hội nghị thế giới lần thứ II tổ chức tại Montreal (Canađa); lần thứ III ở Nhật Bản năm 1972, lần thứ tư tại Pali (Pháp) 1985 và lần thứ năm tại Hamburg (CHLB Đức), năm 1997. Báo cáo của Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục do Edgr Faure đứng đầu: “học để tồn tại: giáo dục hôn nay và ngày mai” (1972); Tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người được thông qua tại Hội nghị cấp cao toàn thế giới về giáo dục cho mọi người tại Giôm chiên (Jomtiên-Thái Lan) năm 1999 [48]; tuyên bố của hội nghị thế giới về giáo dục cho mọi người, tại Đaka (Xenêgan) tháng 4- 2000 [48].

Bên cạnh các hội nghị chuyên đề có quy mô thế giới như trên, còn xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn khác. Chẳng

hạn, tác giả J.R.Kidd, với tác phẩm “người lớn học như thế nào”, đã đề cập đến khá nhiều về đặc điểm tâm lí của học viên là người lớn; các lí thuyết về học tập và người giáo viên trong quá trình dạy học người lớn [118]. Trong tác phẩm “dạy học ngày nay” - Một cuốn sách hướng dẫn thực hành, tác giả Geoffrey Petty đã đề cập đến nhu cầu và thái độ của người lớn trong học tập và đã mô tả khá chi tiết các phương pháp, kĩ thuật và các thủ thuật trong dạy học trên lớp cho người lớn [44].

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục người lớn cũng được nhiều người quan tâm. Chẳng hạn Đặng Thành Hưng [58]; và đề tài cấp bộ: “nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học người lớn trong GDKCQ” của nhóm tác giả Thái Xuân Đào. Trong đó các tác giả đã khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp dạy học người lớn hiện nay ở nước ta và đề xuất một số phương hướng đổi mới phương pháp dạy học người lớn trong GDTX.

Nhìn chung các công trình đã đề cập nhiều đến đặc điểm tâm lí, nhận thức cũng như hoàn cảnh xã hội của người lớn trong học tập và các phương pháp dạy học cho người lớn trong các phương thức dạy học, chương trình dạy học. Các công trình hiện có của các tác giả chủ yếu tập trung vào dạy học cho người lớn theo phương thức dạy học có tính hệ thống trong các TTGDTX, dạy nghề, đào tạo từ xa.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)