Kinh nghiệm đào tạo cho ngƣời trƣởng thành

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 53 - 55)

Tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, việc xây dựng qui hoạch cán bộ là một vấn đề mang tính nguyên tắc nhằm xác định nhu cầu cán bộ, xác định nội dung, hình thức đào tạo. Bungari đưa ra 3 tiêu chuẩn cần tuân thủ khi qui hoạch cán bộ: tính định kì của việc đào tạo, thời gian trung bình của việc đào tạo và giá trị trung bình của một tuần học tập.

Kế hoạch đào tạo cán bộ ở đây được tiến hành từ dưới lên (gồm kế hoạch hàng năm và kế hoạch năm năm). Các kế hoạch này sau khi đã được các cấp thẩm quyền tương đương xem xét sẽ do Ủy ban Lao động tiền lương và Ủy ban kế hoạch Nhà nước Bungari tổng hợp lại. Trên cơ sở tính toán các nhu cầu thực tế, các tiêu chuẩn và các kế hoạch đã được thông qua người ta đưa ra các dự báo dài hạn trong toàn quốc [20].

Ở Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc... kế hoạch được xây dựng từ trên xuống, chú trọng khâu đào tạo cán bộ từ những người đã qua thực tiễn công tác. Cứ sau 2 đến 4 năm một lần, người lao động có trình độ cao ở các cơ sở sản xuất đều được tham dự các khoá đào tạo nâng cao sau khi đã tốt nghiệp một khoá đào tạo dài hạn, chính thức [124].

Ở các nước Mĩ, Nhật, Anh, Canada... các chuyên gia dự báo số lượng lao động có trình độ cao cần cho tương lai và đầu tư một lượng kinh phí lớn cho việc tuyển chọn cũng như đào tạo. Công tác dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao gắn liền với nghiên cứu về nhu cầu của thị trường lao động, các thay đổi của khoa học kĩ thuật, văn hoá xã hội và kinh tế của đất nước, sự thay đổi của bản chất hoạt động nghề nghiệp ở từng lĩnh vực trong giai đoạn trước mắt cũng như tương lai... [115], [116].

Nhìn chung, các kế hoạch đào tạo của các nước luôn gắn với nhu cầu thực tiễn của từng ngành. Trong kế hoạch luôn luôn xác định số lượng và thành phần lao động cần được đào tạo, nâng cao trình độ, chương trình học, hình thức học tương ứng cho từng loại đối tượng, triển vọng đào tạo của các tổ chức, của toàn ngành trong mối tương quan chung về đào tạo kinh tế, xã hội của đất nước, kinh phí cần thiết cho đào tạo.

Trên cơ sở đó, những mô hình đào tạo khác nhau được triển khai để đáp ứng nhu cầu nhân lực. GDTX được đánh giá cao và phát huy tốt vai trò của nó trong việc thực hiện quy hoạch đào tạo. Các cơ sở giáo dục đại học linh hoạt trong việc thực hiện các mô hình đào tạo trong bối cảnh của GDTX.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)