Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 147 - 159)

- Về định tính: Đánh giá qua việc dùng phương pháp xin ý kiến chuyên gia, qua trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thực nghiệm (đánh giá theo các

3.3.4.3.Phân tích kết quả thực nghiệm

Kết quả phân tích định tính

Khác với lần thăm dò đánh giá thực trạng và tìm hiểu biện pháp, lần này việc thăm dò và lấy ý kiến chuyên gia đã được tổ chức bằng hình thức hội thảo về chủ đề các biện pháp đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL.

Thành phần tham gia hội thảo gồm: Ban giám đốc các TTGDTX, Ban giám hiệu các trường Đại học có liên kết đào tạo, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh. Sau khi thảo luận, đánh giá các biện pháp đề xuất, chúng tôi phát phiếu tham khảo ý kiến của các chuyên gia tham dự hội thảo về tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Tầm quan trọng của các biện pháp (%) Các biện pháp Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1 Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh 55 30 10 5 2 Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp 73 22 5 0

3 Đổi mới phương pháp dạy học 60 30 10 0

4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ

cán bộ quản lý, giảng viên 75 25 0 0

5 Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và

thiết bị dạy học 65 30 5 0

6 Quản lý chặt chẽ quy trình kiểm tra,

đánh giá kết quả đào tạo 54 22 16 8

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

Bảng 3.2. Về mức độ tính khả thi của các biện pháp (%)

TT Các biện pháp Tính khả

thi cao Khả thi Ít khả thi

Không khả thi

1 Nâng cao chất lượng công tác

tuyển sinh 50 30 10 10

2 Thiết kế chương trình đào tạo

phù hợp 56 30 14 0

3 Đổi mới phương pháp dạy học 60 20 15 5

4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội

ngũ cán bộ quản lý, giảng viên 54 33 13 0

5 Đầu tư nâng cấp cơ sở vật

chất và thiết bị dạy học 60 28 12 0

6

Quản lý chặt chẽ quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo 50 20 10 10 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6

Khả thi cao Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Sau khi đã thu thập được các số liệu trên, chúng tôi đã dùng các phương pháp định hướng (trao đổi trực tiếp với một số đối tượng lựa chọn, kết hợp với phân tích các kinh nghiệm nhiều năm của trung tâm) đã đi đến những nhận xét cho từng biện pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tầm quan trọng của các nhóm biện pháp:

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà đề tài đề xuất đều được khẳng định là rất quan trọng. Tuy nhiên, biện pháp "Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp", "Đổi mới phương pháp dạy học", "Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên", "Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học" được đánh giá là quan trọng hơn cả, từ 90% trở lên; đặc biệt biện pháp "Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên" 100% ý kiến cho rằng rất quan trọng. Tiếp đến là biện pháp "Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh" 85% và cuối cùng là biện pháp "Quản lý chặt chẽ quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo" 76%.

Thực tiễn hoạt động của các TTGDTX thời gian qua cho thấy 4 biện pháp đầu là rất quan trọng, có tính chất quyết định. Trên thực tế, các TTGDTX hiện nay phải đối mặt với các khó khăn và thách thức, đó là:

- Về quy chế tuyển sinh: Trước đây học viên đại học tại chức là những cán bộ công nhân làm việc ít nhất 2 năm trong ngành mà học viên theo học. Tuy nhiên các quy chế mới hiện nay quy định điều kiện để dự thi tuyển sinh vào hệ đại học tại chức (nay gọi là vừa làm vừa học) không khác gì thí sinh tự do thi tuyển vào hệ đại học chính quy. Trong khi đó quy trình đào tạo vẫn chưa có những thay đổi cơ bản dẫn đến vừa làm vừa học nhưng kiến thức thực tế lại không có. Cũng phải thấy rằng đa số học viên hệ vừa làm vừa học đang đi làm nên thời gian rất ít. Việc bố trí cho họ đi thực tập tại các cơ sở sản xuất rất khó khăn.

- Nội dung chương trình đào tạo còn nhiều điểm không phù hợp. Nội dung chương trình nặng nề do nhiều học phần đã quá lạc hậu, đặc biệt nhiều học phần chồng chéo nhau. Thậm chí có nhiều nội dung nằm trong không chỉ 2 mà nhiều môn học. Hơn nữa chương trình đào tạo về cơ bản là theo chương trình hệ chính quy nên nhiều học phần khó, chuyên sâu cũng được đưa vào giảng dạy cho học viên tại TTGDTX.

- Phương pháp dạy và học chưa thật khoa học.

Trước hết nói về cách học cuốn chiếu: Cách học này có ưu điểm lớn là dễ bố trí cán bộ giảng dạy. Một học phần có 3 học trình có thể bố trí giáo viên phụ trách trong 3-4 ngày là có thể giảng dạy xong. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lớp bố trí xa trường. Có lẽ đây là ưu điểm lớn nhất và cũng là duy nhất. Phần nhược điểm lại tác dụng trực tiếp lên chất lượng đào tạo đó là khả năng tiếp thu của học viên. Với một thời gian ngắn học viên được thầy giáo nhồi nhét một lượng kiến thức lớn do đó việc tiêu hóa lượng kiến thức này là rất khó khăn. Nếu thầy dạy xong và cho thi ngay thì sau khi thi, chữ thầy lại trả cho thầy. Điều này cũng có thể giải thích vì sao khi giảng một môn mới trong đó có áp dụng những phần kiến thức của môn học trước thì học viên rất lúng túng vì thật sự học đã quên mất kiến thức của môn cũ rồi.

Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, giáo viên của TTGDTX vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

Do nhiều nguyên nhân, việc tuyển dụng giáo viên cho TTGDTX còn nhiều bất cập. Cơ chế, chính sách lương bổng, chính sách khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên TTGDTX chưa phù hợp. Giáo viên nhìn chung không muốn tham gia giảng dạy TTGDTX. Nếu đã tham gia TTGDTX thì cũng không yên tâm, không ổn định.

Phần lớn cán bộ quản lý, chỉ đạo, giáo viên ở các TTGDTX chỉ được đào tạo về giáo dục chính qui. Thực trạng này của đội ngũ cán bộ và giáo viên TTGDTX đã và đang ảnh hưởng tới chất lượng của TTGDTX, tới sự phát triển TTGDTX với tư cách là hệ thống.

Cơ sở vật chất thiết bị, thí nghiệm, thư viện, học liệu của nhiều trường cũng như ở các cơ sở đặt lớp còn thiếu thốn và lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Sự đầu tư của Nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, chính sách đối với cán bộ làm cho GDTX bất ổn định và rất hạn chế so với các ngành học khác. Kinh phí hoạt động và xây dựng CSVC của Trung tâm chủ yếu dựa vào nguồn học phí do người học đóng góp.

Từ thực tế đó, sắp tới cần sự đổi mới GDTX để có sự phát triển nhanh hơn. Cụ thể:

- Về nội dung: Nội dung cần được cải tiến, chương trình được thiết kế lại với nội dung đa dạng phù hợp với đối tượng người học là người lớn và thời gian thực tế đến lớp bị hạn chế. Chương trình đào tạo không chính quy tương đương với chương trình đào tạo chính quy, nhưng thời lượng thực giảm ít hơn, cho nên phần còn lại phải được bù bằng sự tự học cộng với những gì học viên đã từng tích lũy từ trước.

- Về phương pháp dạy học không chính quy: Cải tiến phương pháp dạy học không chính quy cũng là một công việc cấp bách, không thể “rập khuôn” phương pháp dạy học chính quy, bởi vì phương pháp dạy học “mặt đối mặt” giữa giáo viên và học viên không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như trong giáo dục chính quy được nữa, và khi giáo dục từ xa phát triển, thời gian dành cho phương pháp “mặt đối mặt” đó sẽ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong GDKCQ cần phải phát triển các phương pháp dạy học thúc đẩy năng lực tự học của người học, nghĩa là “học cách học”, kết hợp với sự chỉ đạo thích hợp của người dạy

và sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học đa dạng, tạo nên một hệ thống phương pháp sư phạm mới mang tính chất đặc thù đối với đối tượng người học là người lớn.

Như trên đã phân tích, đối tượng theo học tại các TTGDTX là những người lớn tuổi đang đi làm tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp tư nhân, những thanh niên không có điều kiện học tập ở các nhà trường chính quy. Các học viên này đa dạng về lứa tuổi, trình độ văn hóa, độ tuổi chênh lệch, phát triển tâm lý không đồng đều. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên của TTGDTX vừa phải là nhà chuyên môn, vừa phải là nhà tổ chức. Ngoài những kiến thức nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên môn của mình, họ cần phải có những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết khác liên quan đến việc tổ chức các hoạt động của TTGDTX nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ nói trên. Hơn nữa, trong quá trình vận động phát triển, các TTGDTX ngày càng mở rộng phạm vi đối tượng người học với các loại hình học tập đa dạng, phong phú, ngày càng tăng cường các hoạt động liên quan đến việc phát triển cộng đồng, do đó cán bộ quản lý giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cập nhật và nâng cao năng lực tổ chức của mình.

Tất cả những điều trình bày trên có thể được xem là yêu cầu tất yếu của sự phát triển GDTX đối với việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các TTGDTX.

Trang thiết bị dạy học là điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học của TTGDTX, là công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường là hệ thống các phương tiện vật chất kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho việc giáo dục đào tạo của nhà trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố tác động trực tiếp đến việc cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, giúp cho học viên tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện bài giảng một

cách khoa học theo phương pháp dạy học hiện đại, tích cực góp phần quyết định vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thiết bị dạy học vừa là phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học, vừa là nguồn tri thức (như các thí nghiệm lý, hóa, sinh) giúp cho học viên nắm bắt được kiến thức nhanh hơn.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn tạo nên môi trường sư phạm, môi trường dạy và học tạo sự hứng thú cho học viên học tập.

- Quy trình kiểm tra đánh giá, thi cử là khác nhau giữa quá trình đào tạo chính quy và không chính quy, vì hai quá trình đó được tổ chức khác nhau cho các đối tượng không giống nhau. Tuy nhiên, trình độ các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân phải có chuẩn mực thống nhất, vì vậy không thể tách riêng một loại văn bằng, học vị cho TTGDTX trong các chương trình tương đương. Do đó, phương pháp kiểm tra đánh giá, thi cử cũng cần được cải tiến trong TTGDTX nhằm đạt được các yêu cầu chuẩn ở từng loại hình giáo dục và đào tạo. Phải áp dụng những thành tựu khoa học mới trong khâu kiểm tra đánh giá, thi cử để đảm bảo tính chính xác và công bằng nhằm bảo đảm giá trị của các loại văn bằng. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp nên được nghiên cứu để áp dụng cho các chương trình TTGDTX có đông đảo người học.

Về tính khả thi của các biện pháp:

Về tính khả thi của các biện pháp không được đánh giá cao như tầm quan trọng của các biện pháp. Kết quả ở các bảng trên cho thấy, nhìn chung tỷ lệ phần trăm cho rằng ít khả thi và không khả thi là điều đáng quan tâm, thể hiện sự băn khoăn về các biện pháp này.

- Về đổi mới công tác tuyển sinh : 20%

- Về cải tiến kiểm tra đánh giá : 20%

- Về đổi mới qui trình và phương pháp đào tạo : 20%

Đáng chú ý nhất là biện pháp “đổi mới công tác tuyển sinh” và “đổi mới qui trình và phương pháp đào tạo” tầm quan trọng là 90% và 95%, nhưng về tính khả thi thì còn 20% cho rằng ít khả thi và không khả thi. Vì vậy, việc đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức là điều không phải dễ dàng và cần phải có thời gian, nhất là khi xã hội còn quá chú trọng vào GDCQ, vào bằng cấp như hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp cải tiến kiểm tra đánh giá cũng là biện pháp được cho rằng khó thực hiện vì muốn thực hiện biện pháp này cần phải có sự nhận thức đắng đắn. Vì quy trình kiểm tra đánh giá, thi cử là khác nhau giữa quá trình đào tạo chính quy và không chính quy, vì hai quá trình đó được tổ chức khác nhau cho các đối tượng không giống nhau. Tuy nhiên, trình độ các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân phải có chuẩn mực thống nhất, vì vậy không thể tách riêng một loại văn bằng, học vị cho TTGDTX trong các chương trình tương đương. Tương đương nghĩa là có giá trị như nhau, việc hoàn thành các chương trình tương đương của TTGDTX sẽ dẫn tới các chứng chỉ, văn bằng, học vị chính thức như trong GDCQ, chứ không phải một loại chứng chỉ, văn bằng, học vị khác.

Nhìn chung, các biện pháp được tiến hành khảo nghiệm mà đề tài đề xuất đều được sự nhất trí cao của các bộ quản lí và giáo viên TTGDTX. Các biện pháp đều được cho là quan trọng và có tính khả thi. Các biện pháp này không chỉ quan trọng và cấp thiết trong hiện tại mà còn có ý nghĩa và tính chiến lược lâu dài để phát triển GDTX với tư cách là hệ thống, là một trong hai bộ phận cấu thành ngày càng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Các biện pháp trên đều nằm trong một cơ cấu hệ thống có mối liên hệ biện chứng. Tuy nhiên hai biện pháp có thể là điểm then chốt cho sự đổi mới của phương thức đào tạo hiện nay là: Xác định lại mục tiêu sao cho “gắn được đào tạo với việc làm”, sát hợp với nhu cầu của người học và xã hội. Đó cũng chính

là tiêu điểm và ý nghĩa hàng đầu của hệ thống giáo dục thường xuyên. Tính hiệu quả của các trung tâm đào tạo bồi dưỡng thường xuyên phải từ sự định hướng đúng bắt đầu từ mục tiêu được xác định chính xác, và tường minh. Đúng như các nhà quản lý nói: Bắt đầu đúng là chất lượng, là tiết kiệm nhất.

Một biện pháp then chốt khác là đội ngũ giáo viên - sau khi có mục tiêu, chương trình tốt, người hiện thực hóa các chương trình mục tiêu là đội ngũ giáo viên, cái cầu dẫn từ ý tưởng đào tạo đến người học. Đổi mới qui trình đào tạo, phương pháp học tập đều do người dạy tạo nên. Thầy đổi mới được cách dạy thì trò mới đổi mới được cách học.

Kết quả phân tích định lượng

Sau khi triển khai thực nghiệm biện pháp đổi mới phương pháp dạy học tại 2 lớp Kế toán trong 2 năm học từ 2005 đến 2007. Kết quả học lực của học viên trong từng năm học được thống kê, tổng hợp qua các bảng sau đây:

Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm

Năm Hình thức Số sv Học lực (%) Mức TB mẫu Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém Năm học 2006- 2007 Lớp đối chứng 47 10.64 14.89 25.53 31.91 8.51 8.51 5.62 Lớp thực nghiệm 47 14.89 19.12 31.91 27.66 4.25 2.13 6.06 Năm học 2005- 2006 Lớp đối chứng 47 2.13 6.38 10.64 57.45 14.89 8.51 4.98

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 147 - 159)