Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của TTGDT

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 137 - 139)

- Nội dung chương trình đào tạo

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.6. Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của TTGDT

cán bộ, giảng viên của TTGDTX

Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên để có điều kiện làm tốt nhiệm vụ trong công tác liên kết đào tạo; Tạo hứng thú cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đối với công tác đào tạo.

Nội dung của biện pháp

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bội quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Tình hình này đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Trong chiến lược phát triển giáo dục cho đến năm 2020 của Chính phủ đề ra hai giải pháp cơ bản dó là: đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và đổi mới đội ngũ giáo viện cán bộ quản lý, trong đó khâu đột phá là đổi mới quản lý. Cán bộ quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng trong đổi mới quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì vậy cần phải quan tâm tới đội ngũ này.

- Muốn nâng cao chất lượng liên kết đào tạo tại các TTGDTX tỉnh thì phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên một cách căn bản, không thể tuyển chọn tùy tiện dựa vào kinh nghiệm thuần túy của đối tượng được lựa

chọn. Với thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên các TTGDTX cấp tỉnh ĐBSCL hiện nay cần:

+ Sắp xếp, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có thúc đẩy họ phát huy tài năng, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác. Đồng thời, việc sắp xếp, sử dụng hợp lý cũng là cơ hội để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ từ đó có kế hoạch đưa đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong sắp xếp cần quán triệt quan điểm đúng người đúng việc, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội và lợi ích học tập của cộng đồng trong khu vực.

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên kế cận. Chú ý bồi dưỡng về nhận thức chính trị, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nghề. Đây là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin, mục đích để cán bộ phấn đấu. Các trung tâm cần có kế hoạch cho cán bộ có điều kiện học lên cao, chuẩn hóa, khuyến khích học nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ…

Cách tiến hành

Trên cơ sở đánh giá trình độ của cán bộ giáo viên, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ này bằng các biện pháp sau:

- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nghiên cứu và nắm được nội dung quyết định số 01/2007/QĐ BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành “quy chế tổ chức, hoạt động của TTGDTX”, nhất là đối với những cán bộ, giáo viên mới về nhận công tác tại trung tâm.

- Tổ chức các buổi thảo luận về chức năng nhiệm vụ của trung tâm, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ giáo viên trung tâm, qua đó để cán bộ, giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình mà sẵn sàng tham gia lao động ngoài giờ. Ngoài quyền lợi được hưởng theo chế độ, họ sẽ

được hưởng những thành quả thu được từ các hoạt động chung tùy theo mức độ tham gia, đóng góp của mỗi cá nhân.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng và mời giảng viên có kinh nghiệm của trường đại học về giảng dạy để nâng cao trình độ quản lý công tác liên kết đào tạo cho cán bộ, giáo viên của trung tâm

- Các TTGDTX cần có những yêu cầu cao đối với các cơ sở giáo dục ĐH về việc chọn cử giáo viên có kinh nghiệm đến giảng dạy tại các trung tâm. Đồng thời các trung tâm cũng cần có những chiến lược bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo và năng lực chuyên môn để tham gia giảng dạy tại các lớp liên kết.

- Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho những cán bộ, giáo viên đi học các lớp thạc sỹ, tiến sỹ nâng cao trình độ chuyên môn kể cả trong nước và nước ngoài.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự nghiện cứu tài liệu liên quan đến công tác giảng dạy của mình. Việc tự học có một vai trò quan trọng và có thể vận dụng nhiều hình thức khác nhau (nghiên cứu tài liệu, thạm dự các xêmina khoa học, nói chuyện chuyên đề, dự giờ các giáo viên có nhiều kinh nghiệm...) có biện pháp kích thích, khen thưởng kịp thời cho giáo viên tự bồi dưỡng có kết quả tốt. Tổ chức báo cáo kinh nghiệm tự bồi dưỡng để các giáo viên khác học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)