Kinh nghiệm phát hành thêm cổ phiếu ở các nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)

Quy định phát hành chứng khoán ra công chúng tại Trung Quốc: Việc phát hành cổ phiếu phải căn cứ theo các điều kiện quy định tại luật công ty và đƣợc cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện xem xét phê duyệt. Cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện đặt ra Hội đồng thẩm định phát hành có thành viên bao gồm cán bộ chuyên nghiệp của cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện và các chuyên gia mời từ bên ngoài, thẩm định hồ sơ xin phép phát hành cổ phiếu theo pháp luật. Các thủ tục xét duyệt phải công khai và chịu sự giám sát theo pháp luật.

Khi hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán đƣợc xét duyệt hoặc phê chuẩn, công ty phát hành phải công bố công khai bản cáo bạch trƣớc khi phát hành chứng khoán ra công chúng theo các quy định của pháp luật và pháp quy hiện hành. Đồng thời phải niêm yết văn bản này tại nơi đƣợc chỉ định để công chúng xem xét. Trƣớc khi thông tin về chứng khoán phát hành đƣợc công khai theo pháp luật,

không ai đƣợc phép công khai hoặc tiết lộ thông tin này. Công ty phát hành không đƣợc phát hành chứng khoán trƣớc khi công khai công bố bản cáo bạch.

Sau khi cổ phiếu đƣợc phát hành theo luật, công ty phát hành phải tự chịu trách nhiệm về các biến động trong kinh doanh và lợi nhuận của mình; ngƣời đầu tƣ phải tự chịu trách nhiệm về rủi ro đầu tƣ do các biến động này dẫn tới.

Khi công ty đƣợc niêm yết phát hành cổ phiếu mới thì phải phù hợp với các điều kiện có liên quan tới việc phát hành cổ phiếu mới trong luật công ty, có thể gọi vốn ngoài công chúng hoặc phân phối cho các cổ đông cũ.

Công ty niêm yết phải sử dụng số vốn đƣợc huy động qua việc phát hành cổ phiếu theo đúng phƣơng pháp sử dụng vốn quy định trong bản cáo bạch. Nếu muốn thay đổi phƣơng pháp sử dụng vốn trong bản cáo bạch phải đƣợc đại hội cổ đông phê chuẩn, nếu tự thay đổi phƣơng pháp sử dụng mà chƣa điều chỉnh lại hoặc chƣa đƣợc đại hội cổ đông chấp thuận thì không đƣợc phát hành cổ phiếu mới. Giá phát hành do công ty phát hành cùng với công ty chứng khoán nhận bảo lãnh thoả thuận xác định và báo cáo lên cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện xét duyệt.

Quy định phát hành chứng khoán ra công chúng tại Đài Loan : Việc phát hành cổ phiếu mới căn cứ vào các quy định của Luật Công ty. Khi đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng, công ty phải nộp hồ sơ ở Cơ quan thẩm quyền và thông báo công khai về loại và số lƣợng cổ phiếu đƣợc nắm giữ bởi giám đốc, giám sát viên, ngƣời quản lý và những cổ đông nắm giữ trên 10% tổng số cổ phiếu của công ty.

Để bảo vệ quyền lợi đại chúng và lợi ích của nhà đầu tƣ, Cơ quan thẩm quyền có thể, trƣớc khi phê chuẩn chào bán hoặc một đợt phát hành ra công chúng, yêu cầu nhà phát hành, các nhà bảo lãnh chứng khoán và các bên quan tâm khác đệ trình các tài liệu hoặc báo cáo tham khảo, hoặc tiến hành kiểm tra trực tiếp các tài liệu và tài khoản có liên quan. Cơ quan thẩm quyền có thể, vào bất cứ lúc nào sau khi phát hành chứng khoán, ra lệnh cho nhà phát hành đệ trình các báo cáo hoạt động và tài chính hoặc tiến hành kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động và tài chính của nhà phát hành. Khi thấy cần thiết, Cơ quan thẩm quyền có thể chỉ định một kế

toán viên nhà nƣớc có thẩm quyền, luật sƣ, kỹ sƣ hay bất cứ nhà chuyên môn hoặc kỹ thuật viên nào khác tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động và tài chính, các tài liệu có liên quan và sổ sách kế toán của nhà phát hành, nhà bảo lãnh chứng khoán hoặc các bên có liên quan khác, và đệ trình các báo cáo hay ý kiến lên Cơ quan thẩm quyền , với chi phí do bên bị kiểm tra chịu.

Trong khi kiểm tra các báo cáo tài chính đã đƣợc trình báo và các tài liệu hay các báo cáo tham khảo khác của nhà phát hành, hoặc bằng việc điều tra trực tiếp tình hình hoạt động và tài chính của nhà phát hành, Cơ quan thẩm quyền có thể phát hành một lệnh hiệu chỉnh, hoặc có thể quyết định trừng phạt bổ sung theo luật định nếu thấy nhà phát hành không tuân thủ luật pháp và các quy chế.

Khi thấy cần thiết, Cơ quan thẩm quyền có thể ra lệnh cho nhà phát hành theo luật định để dành, ngoài việc phân bổ vốn trữ pháp định, một tỉ lệ nhất định tiền lãi dùng làm khoản dự trữ đặc biệt. Khi một nhà phát hành theo luật định nộp đơn xin phép dùng vốn dự trữ pháp định hay dự trữ vốn để đầu tƣ, trƣớc tiên nhà phát hành này phải xử lý các khoản thâm hụt.

Quy định pháp luật về chứng khoán Đài Loan nghiêm cấm việc mua bán, chào bán đấu giá công khai, hoặc môi giới chứng khoán chƣa đƣợc đăng ký theo trình tự kiểm tra và phê chuẩn phát hành ra công chúng đƣợc nêu nhƣ trên.

Quy định phát hành chứng khoán ra công chúng tại Nhật Bản (theo quy định tại Luật Chứng khoán Nhật Bản 1998): Các chủ thể muốn phát hành chứng khoán mới hoặc chứng khoán ƣu đãi phải tiến hành đăng ký với Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Khi thực hiện đăng ký, nguời phát hành trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính bản cáo bạch về chứng khoán và các chứng từ khác liên quan nhằm làm rõ các thông tin phát hành. Tuyên bố đăng ký phát hành chứng khoán có hiệu lực từ ngày thứ 16 kể từ ngày Bộ trƣởng Bộ Tài chính chấp nhận. Sau khi đƣợc chấp thuận, bản đăng ký chứng khoán, bản chào giá và bản cáo bạch phải đƣợc công bố cho nhà đầu tƣ.

Bản đăng ký chứng khoán chứa đựng những thông tin: kết quả hoạt động kinh doanh, tình trạng tài chính của công ty và những yếu tố khác liên quan đến bản chất của hoạt động kinh doanh. Phạm vi thông tin phải cung cấp đƣợc mở rộng liên

tục, bao gồm cả những thông tin về giá chứng khoán đang lƣu hành, giá chứng khoán tƣơng lai và quyền chọn cũng nhƣ ảnh hƣởng của thị trƣờng hối đoái, xác định số lƣợng nhà đầu tƣ (có hơn 50 nhà đầu tƣ) và cách thức bảo vệ nhà đầu tƣ. Bản đăng ký chứng khoán và bản cáo bạch có giá trị cho hoạt động kiểm tra giám sát của Bộ Tài chính, của Sở Giao dịch, hiệp hội nhà bán sỉ chứng khoán (dealer), công ty phát hành chứng khoán vào những thời điểm nhất định.

Năm 1998, hệ thống giấy phép đã đƣợc thay thế bằng hệ thống đăng ký phát hành trừ trƣờng hợp bảo lãnh phát hành và các giao dịch chứng khoán theo hình thức mua bán qua quầy (OTC). Một hệ thống tự đăng ký đƣợc hình thành cho phép các chủ thể khi muốn phát hành chứng khoán mới đơn giản hóa thủ tục. Khi ấy họ chỉ cần chuyển tiếp theo bản thông báo gần nhất về đợt phát hành kế tiếp. Điều này có nghĩa rằng trƣớc đó thông tin về chủ thể phát hành đã đƣợc phổ biến rộng rãi trong công chúng.

Việc xác định giá cổ phiếu phát hành tùy thuộc vào quyết định của công ty theo quy định tại Luật Chứng khoán nhƣng giá phát hành này phải đƣợc công bố 2 tuần trƣớc khi bán ra công chúng. Tòa án tối cao Nhật quy định rằng trong trƣờng hợp phát hành cổ phiếu mà vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung thực, không có quyết định của hội đồng quản trị mà chỉ đƣợc phát hành theo ý muốn của ngƣời đại diện điều hành, thì việc phát hành đó không có hiệu lực. Bản đăng ký chứng khoán hay bản cáo bạch chứa đựng những nội dung không chính xác hoặc nhầm lẫn khi cung cấp thông tin hay những yếu tố cần thiết để đánh giá bản báo cáo thì những ngƣời liên quan phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho ngƣời mua chứng khoán do đã tin tƣởng bảng chào giá và hoạt động mua bán là chính xác. Những chủ thể chịu trách nhiệm bao gồm: ngƣời điều hành (giám đốc), kiểm toán viên của công ty cung cấp những bản báo cáo và ngƣời phát hành, kế toán viên hoặc công ty kế toán, ngƣời bảo lãnh. Ngoài ra, bất cứ ai cập nhật những thông tin không chính xác trong bản đăng ký chứng khoán hoặc bản báo cáo thƣờng kỳ so với các số liệu thực tế thì phải chịu hình phạt tối đa 3 năm tù giam hoặc nộp 3 triệu Yên tiền phạt (Điều 197). Công ty gián tiếp chịu trách nhiệm cho hoạt động của ngƣời điều

hành (Giám đốc), đại lý, và nhân viên của mình. Tiền phạt tối đa đối với chủ thể này là 500 triệu Yên (Điều 207).

Luật cũng đề cập đến những hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động phát hành. Một số lƣợng lớn chứng khoán đƣợc cung cấp có thể gây nhiễu cho sự cân bằng cung cầu chứng khoán và tất yếu là giá chứng khoán giảm. Khi cổ phiếu đƣợc chào bán mà giá tụt giảm sau khi bảng chào giá đƣợc thiết lập thì sẽ có mức cầu thấp đối với những cổ phiếu này. Trong trƣờng hợp tổ chức phát hành phải có biện pháp phục hồi giá chứng khoán phát hành.

Ngoài ra, tại các nƣớc có thị trƣờng chứng khoán phát triển, việc phát hành cổ phiếu ƣu đãi cho lãnh đạo điều hành đƣợc thực hiện theo ba hình thức chính (theo bài phỏng vấn phóng viên Báo Thanh Niên với bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Phó tổng giám đốc PricewaterhouseCoopers Việt):

- Cấp quyền mua cổ phiếu: Công ty cho các cán bộ điều hành và nhân viên chủ chốt quyền đƣợc mua một số lƣợng cổ phiếu nhất định theo một giá nhất định. Thông thƣờng đó là giá thị trƣờng tại ngày cấp (ví dụ ngày 1.3.2007). Các cán bộ chỉ đƣợc thực hiện quyền này (nghĩa là mua cổ phiếu) sau một thời gian nhất định (ví dụ sau ngày 28.2.2009) và trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ trƣớc ngày 28.2.2010). Họ sẽ chỉ phải trả theo giá tại ngày cấp (trong ví dụ này là giá tại ngày 1.3.2007). Nhƣ vậy nếu giá thị trƣờng của cổ phiếu tại ngày họ thực hiện quyền mua cao hơn giá tại ngày cấp, họ sẽ thực hiện quyền mua cổ phiếu của mình và đƣợc hƣởng một khoản lợi nhuận từ việc mua thấp hơn giá thị trƣờng. Nếu giá thị trƣờng thấp hơn giá tại ngày cấp, ngƣời ta sẽ bỏ và không thực hiện quyền của mình. Thông thƣờng có khá nhiều điều kiện đi kèm quyền mua cổ phiếu, ví dụ: chỉ đƣợc thực hiện quyền mua cổ phiếu nếu còn làm việc tại công ty tại thời điểm thực hiện quyền của mình, không đƣợc bán quyền mua cổ phiếu, không vi phạm kỷ luật...

- Cổ phiếu ƣu đãi: Công ty cho phép cán bộ mua cổ phiếu với giá ƣu đãi - thấp hơn một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thị trƣờng. Các nƣớc có TTCK phát triển đều quy định tỷ lệ giảm giá tối đa (ví dụ 30% so với giá thị trƣờng).

Thông thƣờng thời gian mua đƣợc xác định trƣớc, số lƣợng cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu cũng đƣợc xác định trƣớc.

- Cấp cổ phiếu: Công ty sẽ cấp một số lƣợng cổ phiếu nhất định không mất tiền cho các cán bộ chủ chốt. Thực ra đây là một hình thức thƣởng hoặc trả lƣơng bằng cổ phiếu. Ví dụ - cấp cho mỗi trƣởng phòng 1.000 cổ phiếu. Nhƣng ngƣời thụ hƣởng chỉ đƣợc nhận hoặc có quyền sở hữu sau một thời gian nhất định. Ví dụ ngày cấp cổ phiếu là ngày 1.3.2007. Nhƣng số cổ phiếu này chỉ đƣợc chuyển cho ngƣời thụ hƣởng vào ngày 1.3.2009 và cũng chỉ từ ngày này ngƣời thụ hƣởng mới có quyền bán và/hoặc đƣợc chia cổ tức. Tƣơng tự, đi kèm theo việc cấp cổ phiếu là một số điều kiện nhất định.

Có thể có một số các biến thể khác dựa trên 3 mô hình nêu trên. Hình thức phát hành cổ phiếu ƣu đãi ở Việt Nam là mô hình thứ 2. Tất cả các mô hình này đều nhằm mục đích khuyến khích các cán bộ nhân viên trong công ty cố gắng hơn, gắn bó và đóng góp vào sự phát triển của công ty; đồng thời làm tăng giá trị thu nhập của chính họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)