Bên cạnh kết quả kiểm toán là cơ sở đáng tin cậy để đƣa ra các quyết định liên quan đến đợt phát hành thêm cổ phiếu, việc định giá tài sản cũng là một căn cứ quan trọng ảnh hƣởng đến thành công của đợt phát hành. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp tƣơng đối chuẩn xác sẽ giúp đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh, điểm yếu hoặc các cơ hội, tiềm năng có thể gia tăng giá trị cho các cổ đông. Do đó, nếu tại thời điểm phát hành, các nhà đầu tƣ nhận đƣợc thông tin giá trị tài
sản của doanh nghiệp đƣợc định giá cao hơn so với giá trị hiện hành (có thể trên cơ sở giá trị sổ sách), chứng tỏ tiềm năng và sức mạnh của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ sẽ hào hứng tham gia mua cổ phiếu phát hành thêm. Doanh nghiệp vì thế có thể bán cổ phiếu phát hành thêm với giá cao hơn và bản thân ngƣời đầu tƣ cũng có thể trả mức giá cao hơn giá khởi điểm trong trƣờng hợp cổ phiếu phát hành thêm qua phƣơng thức đấu giá.
Công ty định giá cần nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ của mình, hƣớng dần phƣơng thức định giá phù hợp các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, mang đến kết quả định giá ngày càng chính xác và phù hợp với thực tiễn phát triển TTCK và nền kinh tế. Các công ty định giá trong nƣớc cần liên kết với các đối tác nƣớc ngoài để nâng cao năng lực, đào tạo đội ngũ cán bộ đồng thời áp dụng những chuẩn mực mới trong định giá doanh nghiệp.
Phƣơng pháp định giá đóng vai trò quan trọng quyết định kết quả định giá. Vì vậy, nếu phƣơng pháp không phù hợp, giá trị doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá quá cao hay quá thấp. Để tránh những bất cập của các phƣơng pháp định giá nhằm xác định đƣợc giá trị hợp lý của doanh nghiệp, công ty định giá cần phải thận trọng trong việc áp dụng các phƣơng pháp định giá và nếu cần thiết phải có sự điều chỉnh phù hợp cho từng ngành, từng loại hình và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc, Bộ Tài chính cần sớm ban hành những quy chế lựa chọn tổ chức định giá doanh nghiệp; quy chế quản lý, giám sát hoạt động tƣ vấn và xác định giá trị doanh nghiệp cũng nhƣ các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức định giá. Các cơ quan quản lý kết hợp với ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, các công ty định giá, ngƣời đầu tƣ…, thƣờng xuyên tiến hành rà soát quy định pháp lý hiện hành liên quan đến vấn đề định giá doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vƣớng mắc, hoàn thiện khung pháp lý và tạo điều kiện cho hoạt động định giá diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lƣợng định giá phục vụ yêu cầu ra quyết định đầu tƣ của nền kinh tế. Ngoài ra, cần chú trọng mở rộng đào tạo, nâng cao chất
lƣợng thẩm định viên ngay tại các trƣờng đại học vì đây là nơi cung cấp nhân lực chủ yếu cho các tổ chức định giá doanh nghiệp trong nền kinh tế.