Giai đoạn 2006 đến nay đƣợc xem là giai đoạn bùng nổ phát hành chứng khoán do số lƣợng CTNY thực hiện phát hành thêm cổ phiếu tăng mạnh, số đợt phát hành cũng nhƣ giá trị phát hành tăng gấp nhiều lần so với các năm trƣớc. Việc huy động vốn qua phát hành thêm cổ phiếu trên TTCK đã trở nên thực sự hữu ích cho các CTNY trong quá trình phát triển kinh doanh của mình. Các phƣơng thức phát hành cũng đƣợc vận dụng linh hoạt và hiệu quả hơn, có sự kết hợp nhiều phƣơng thức trong một đợt phát hành nhằm mục đích huy động đƣợc nguồn vốn hiệu quả và phù hợp nhất cho nhu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc, đánh dấu những bƣớc trƣởng thành và đột phá của thị trƣờng. Giá trị niêm yết và giao dịch dần nâng cao, số lƣợng vốn đầu tƣ cũng nhƣ số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng đều lần lƣợt lập ra những mốc kỷ lục mới. Thị trƣờng chứng khoán không còn quá mới mẻ trƣớc công chúng đầu tƣ và đã trở thành kênh huy động vốn thiết thực cho CTNY.
Chỉ số Vn-Index tăng mạnh trong năm 2006 và vƣợt ngƣỡng 1000 điểm ngày 19/01/2007, giá trị giao dịch cổ phiếu cũng tăng mạnh từ bình quân vài chục tỷ đồng/ ngày giai đoạn trƣớc lên 970 tỷ đồng trong năm 2006. Thị trƣờng vẫn sôi động trong năm 2007, tuy nhiên đến đầu năm 2008, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nƣớc, chỉ số Vn-Index đã giảm liên tục trong năm 2008 và đến cuối năm 2008, Vn-Index trở lại dao động quanh ngƣỡng 300 điểm. Đến nay, nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ thế giới đã có những tín hiệu phục hồi, thị trƣờng đã có một số chuyển biến mạnh về giá trị niêm yết cũng nhƣ giao dịch. Trong năm 2009, tại sàn giao dịch Tp Hồ Chí Minh đã có những phiên giao dịch trên 80 triệu cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch trên 5.000 tỷ đồng. Rõ ràng là thị TTCK Việt Nam là một thị trƣờng đầy tiềm năng và luôn hứa hẹn lập ra những kỷ lục mới, đặc biệt trong giai đoạn thị trƣờng có những bƣớc chuyển tốt hơn.
Với một TTCK sôi động và thu hút đông đảo các thành phần tham gia thị trƣờng, việc huy động vốn của CTNY giai đoạn này cũng thuận lợi hơn và gặt hái đƣợc nhiều thành quả đáng khích lệ. Tổng giá trị phát hành thêm của các CTNY giai đoạn 2005-2009 là trên 20.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng giá trị niêm yết tính đến tháng 10/2009 và gấp hơn 50 lần tổng giá trị phát hành của giai đoạn 2002-2005.
Số đợt phát hành thêm cổ phiếu từ năm 2006 đến 15/10/2009 tại SGDCK Tp HCM là trên 290 đợt với sự tham gia phát hành của hơn 100 CTNY. Điều này cho thấy phần lớn các CTNY đã thực hiện phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn tài trợ cho các hoạt động của mình.
Bảng 02: Số lƣợng cổ phiếu phát hành thêm qua các năm 2006-tháng
10/2009: Đơn vị: cổ phiếu, % Năm Thƣởng&Cổ tức Tỷ trọng Quyền Tỷ trọng ESOP Tỷ trọng Riêng lẻ Tỷ trọng 2006 58,980,810 46.72 50,121,127 39.70 1218974 0.97 15,928,304 12.62 2007 209,422,250 26.29 475031779 59.64 10977198 1.38 101,031,764 12.69 2008 419,744,632 75.11 132,924,891 23.79 6104126 1.09 46,184 0.01 10/2009 147,341,506 42.29 188,740,436 54.17 12,311,528 3.53 32,143 0.01 Tổng cộng 835,489,198 45.66 846,818,233 46.28 30,611,826 1.67 117,038,395 6.40 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ SGDCK Tp HCM
Biểu đồ 3:Tỷ trọng các phƣơng thức phát hành thêm cổ phiếu của CTNY trên HOSE giai đoạn 2006 – tháng 10/2009
Thưởng&Cổ tức 46% Quyền 46% Riêng lẻ 6% ESOP 2% Nguồn: Tổng hợp số liệu từ SGDCK Tp HCM Năm 2006-2007, tỷ trọng phát hành thêm cổ phiếu có thu tiền về thông qua phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán cho các đối tác chiến lƣợc đóng vai trò chủ yếu chiếm từ 50-70 tổng khối lƣợng cổ phiếu phát hành thêm. Trong năm 2008-2009, tỷ trọng này có giảm xuống dƣới 50% tổng khối lƣợng cổ phiếu phát hành thêm, tuy nhiên vẫn chiếm trên 20% tổng vốn phát hành thêm cho thấy phƣơng thức này vẫn đƣợc các công ty niêm yết chú trọng để nâng cao sức mạnh tài chính. Giá trị thặng dƣ vốn thu về cho công ty niêm yết thông qua hai phƣơng thức phát hành này là tƣơng đối lớn, trên 18.000 tỷ đồng, bằng 85% giá trị phát hành thêm cổ phiếu giai đoạn 2006-2009 và chiếm khoảng 20% tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo mệnh giá đến cuối năm 2009. Số tiền thu về này sẽ rất hữu ích cho công ty niêm yết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn do kinh tế suy thoái năm 2008-2009.
Bên cạnh đó, phƣơng thức phát hành thêm cổ phiếu không thu tiền về qua việc phát hành cổ phiếu thƣởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng chiếm tỷ trọng
đáng kể từ 25-45% năm 2006-2007 và trên 70% trong năm 2008. Tỷ trọng này tăng cao trong năm 2008-2009 có thể do đây là giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lƣợng tiền mặt trong lƣu thông suy giảm, việc phát hành thu tiền về gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện lãi vay tăng cao do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, doanh nghiệp cũng cần hạn chế việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông để sử dụng nguồn tiền này cho các hoạt động kinh doanh. Có thể thấy, phƣơng thức phát hành này là một trong những lựa chọn chủ yếu của công ty niêm yết để cơ cấu lại nguồn vốn chủ sở hữu của mình, giảm lƣợng tiền mặt trả cổ tức cho cổ đông và gia tăng vị thế tài chính thông qua việc tăng vốn cổ phần. Đây chính là một thế mạnh trong quá trình cạnh tranh và khẳng định vị trí công ty trên thƣơng trƣờng.
Phƣơng thức phát hành thêm cổ phiếu ƣu đãi cho cán bộ công nhân viên chiếm tỷ trọng ổn định từ 1-3% cho thấy công ty niêm yết đã thấy đƣợc vai trò của nhân tố con ngƣời đối với việc tồn tại và phát triển doanh nghiệp, coi trọng sự gắn bó lâu dài và đóng góp hết mình của nhân viên là yếu tố then chốt làm nên thành công của doanh nghiệp. Với việc sở hữu cổ phiếu của công ty niêm yết, ngƣời lao động trở thành chủ sở hữu có lợi ích kinh tế gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ sẽ lao động hăng say và sáng tạo không ngừng để mang đến giá trị tăng thêm ngày càng nhiều hơn cho CTNY.