Giai đoạn khởi đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

TTCK Việt Nam chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động ngày 28/07/2000 với hai mã cổ phiếu REE và SAM. Tuy nhiên, hoạt động phát hành thêm cổ phiếu của công ty niêm yết không bắt đầu ngay khi đó. Đợt phát hành thêm cổ phiếu đầu tiên diễn ra vào tháng 03/2002 với việc CTCP Hapaco phát hành thành công 1 triệu cổ phiếu thu về giá trị vốn là 32 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh của công ty.

Giai đoạn năm 2002-2005 có thể xem là giai đoạn khởi đầu của hoạt động phát hành thêm cổ phiếu của CTNY trên SGDCK Tp HCM do số lƣợng CTNY tham gia thị trƣờng còn rất ít, quy mô vốn chƣa cao, hoạt động phát thành cổ phiếu cũng chƣa thu hút sự quan tâm của các thành viên tham gia thị trƣờng. Đây cũng là giai đoạn thị trƣờng sụt giảm mạnh sau khi Vn-Index đạt đỉnh 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001, nhiều nhà đầu tƣ thua lỗ và rời khỏi thị trƣờng, giao dịch chứng khoán trầm lắng trong một thời gian dài. Đến cuối năm 2005, Vn-Index vẫn dao động quanh ngƣỡng 300 điểm.

Khối lƣợng cổ phiếu phát hành thêm qua các năm 2002-2004 chỉ dừng ở mức dƣới 10 triệu cổ phiếu. Riêng năm 2005 đạt hơn 15 triệu cổ phiếu cho thấy bƣớc chuyển trong hoạt động phát hành thêm. Đến cuối năm 2005, cả thị trƣờng đã có 35 công ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là hơn 3500 tỷ đồng, trong đó giá trị cổ phiếu phát hành thêm là trong năm 2005 là trên 150 tỷ đồng, và giá trị phát hành thêm lũy kế từ năm 2002-2005 là trên 340 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị chứng khoán niêm yết tính theo mệnh giá.

Giai đoạn này có 12/35 công ty niêm yết thực hiện 20 đợt phát hành thêm cổ phiếu, trong đó có 6 đợt phát hành quyền mua cổ phiếu, 9 đợt có phát hành cổ phiếu thƣởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu, 2 đợt phát hành cổ phiếu ƣu đãi cho cán bộ công nhân viên (ESOP) và 3 đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Tổng giá trị thặng dƣ vốn thu về từ phát hành thêm cổ phiếu giai đoạn này là hơn 200 tỷ đồng, chiếm hơn 5% tổng giá trị cổ phiếu niêm yết.

Bảng 01: Số lƣợng cổ phiếu phát hành thêm qua các năm 2002-2005: Đơn vị: cổ phiếu,%

Năm Thƣởng&Cổ tức trọng Tỷ Quyền trọng Tỷ ESOP Tỷ

trọng Riêng lẻ trọng Tỷ 2002 7,500,000 87.72 1,000,000 11.70 0 0.00 50,000 0.58 2003 7,040,000 100.00 0 0.00 0 0.00 - 0.00 2004 3,100,311 68.21 1,445,000 31.79 0 0.00 - 0.00 2005 3,920,418 22.11 4,010,000 22.61 350,000 1.97 9,451,545 53.30 Tổng cộng 21,560,729 56.94 6,455,000 17.05 350,000 0.92 9,501,545 25.09 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ SGDCK Tp HCM

Biểu đồ 2:Tỷ trọng các phƣơng thức phát hành thêm cổ phiếu của CTNY trên HOSE giai đoạn 2002 – 2005

Thưởng&Cổ tức 57% Quyền 17% ESOP 1% Riêng lẻ 25% Nguồn: Tổng hợp số liệu từ SGDCK Tp HCM

Qua các số liệu trên, ta thấy trong 3 năm 2002-2004, phƣơng thức phát hành cổ phiếu thƣởng và trả cổ tức chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 65%). Đây là phƣơng thức phát hành thêm dễ triển khai nhất do doanh nghiệp chỉ chuyển nội bộ các nguồn vốn trong doanh nghiệp để tăng vốn cổ phần. Tuy nhiên, phƣơng thức này lại không mang lại thặng dƣ vốn lớn để tài trợ nhiều hơn cho các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ của doanh nghiệp.

Đến năm 2005, tỷ trọng các phƣơng thức phát hành đã đƣợc cải thiện, tỷ trọng vốn phát hành thêm thông qua phƣơng thức thƣởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu đã giảm mạnh xuống dƣới 25%, tỷ trọng các phƣơng thức khác tăng lên, trong đó phƣơng thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ đã chiếm tỷ trọng đáng kể trên 50% và phƣơng thức phát hành quyền mua cổ phiếu cũng chiếm trên 20%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã vận dụng linh hoạt hơn các phƣơng thức phát hành cổ phiếu, trong đó chú trọng thu hút thêm các nguồn vốn ngoài doanh nghiệp thông qua phát hành quyền mua cổ phiếu và phát hành riêng lẻ. Từ đó, doanh nghiệp nâng

cao sức mạnh tài chính cũng nhƣ tạo ra giá trị thặng dƣ vốn lớn cho các hoạt động đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)