Giải pháp từ phía doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 63)

3.2.1 Giải pháp từ Ban điều hành doanh nghiệp

Ban điều hành doanh nghiệp chính là nồng cốt mang đến sức tăng trƣởng, là đầu tàu dẫn dắt doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì vậy, trƣớc những cơ hội hoặc khó khăn, ban điều hành chính là bộ phận quyết định giải pháp thực thi nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc mở ra hƣớng đi mới nhiều tiềm năng. Một trong những quyết định quan trọng là quyết định huy động vốn, ban điều hành đƣa ra quyết định huy động vốn đúng đắn sẽ tiếp sức hiệu quả cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

Để việc huy động vốn qua phát hành thêm cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán thành công và hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ban điều hành cần không ngừng cập nhật các kiến thức về tài chính doanh nghiệp hiện đại để có cái nhìn toàn diện và định hƣớng đúng về các phƣơng thức huy động vốn. Từ đó có thể đƣa ra các quyết định kịp thời và chính xác, đồng thời nên có cán bộ lãnh đạo chuyên trách nghiên cứu và đề xuất, xúc tiến triển khai các quyết định về tài chính.

Nền kinh tế cũng nhƣ TTCK luôn biến động không ngừng, vì vậy để kế hoạch huy động vốn qua phát hành thêm cổ phiếu thành công, ban điều hành cần xem xét kỹ nhu cầu vốn, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, diễn biến nền kinh tế và

TTCK, xem xét các dự báo kinh tế ngắn hạn và dài hạn để xây dựng phƣơng án tăng vốn phù hợp, khả thi, đúng thời điểm.

Ban điều hành cần tránh sử dụng phƣơng thức phát hành thêm nhằm mục đích đầu cơ kinh doanh cổ phiếu vì sẽ mang lại rất nhiều rủi ro và có thể gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Phƣơng án phát hành cần gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể, khả thi. Ban điều hành cần thu thập thông tin đầy đủ về các vấn đề có liên quan tới xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện phƣơng án phát hành cổ phiếu.

Để tránh đợt phát hành gặp trở ngại, ban điều hành nên thành lập bộ phận chuyên trách xây dựng phƣơng án phát hành cổ phiếu gồm cơ quan tƣ vấn và các cán bộ có trách nhiệm, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt. Đồng thời ban điều hành cần tham khảo ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia phân tích, dự báo tài chính, chuyên gia về pháp luật kinh tế và chứng khoán để nâng cao tỷ lệ thành công và tuân thủ đúng quy định pháp luật của kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu.

Việc phát hành thêm cổ phiếu trong thời gian qua thƣờng gặp trƣờng hợp tận dụng cơ hội phát hành để trục lợi riêng cho một số đối tƣợng liên quan. Vì vậy, ban điều hành cần chủ động phòng ngừa, đối phó với các vi phạm từ nội bộ hoặc từ đơn vị tƣ vấn trong xây dựng, triển khai phƣơng án phát hành cổ phiếu.

Sau khi huy động đƣợc nguồn vốn cần thiết, việc triển khai sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi nhiều nỗ lực của ban điều hành. Quy mô vốn tăng thêm đồng nghĩa với yêu cầu quản lý doanh nghiệp nâng cao, phức tạp hơn để đảm bảo hiệu quả của đồng vốn huy động. Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo kịp thời tiến độ sử dụng vốn cho các cổ đông và cơ quan quản lý theo đúng quy định. Điều này giúp tránh trƣờng hợp vốn huy động đƣợc sử dụng sai mục đích hoặc kém hiệu quả, gây thiệt hại cho các cổ đông, làm bất ổn TTCK và nền kinh tế đất nƣớc.

3.2.2 Giải pháp từ cổ đông công ty

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong CTCP, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định việc thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu

phục vụ cho các mục tiêu duy trì và phát triển kinh doanh của công ty cổ phần. Vì vậy, các cổ đông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả phát hành thêm cổ phiếu của doanh nghiệp.

Để việc thông qua các phƣơng án phát hành do hội đồng quản trị đề xuất một cách có cơ sở, cổ đông công ty cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình kinh tế, diễn biến TTCK trong và ngoài nƣớc. Với những lá phiếu biểu quyết đúng đắn và hợp lý, cổ đông sẽ trực tiếp bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình và góp phần vào sự phát triển đi lên của doanh nghiệp.

Cổ đông hay chính là các nhà đầu tƣ trên TTCK cần nắm bắt tình hình thị TTCK, tình hình doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và xu hƣớng, chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của phƣơng án phát hành thêm. Từ đó, cổ đông đƣa ra các quyết định chính xác trong việc quyết định thông qua phƣơng án phát hành do hội đồng quản trị đề xuất.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lƣợng các đề xuất, ý kiến đóng góp, các biểu quyết liên quan đến phƣơng án phát hành, cổ đông công ty cần nắm rõ các quy định về CK và TTCK, cập nhật kiến thức CK trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tham gia các lớp học về TTCK, đọc và nghiên cứu các tài liệu, sách vở về thị trƣờng chứng khoán, nắm bắt các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán trong và ngài nƣớc.

Sau khi phƣơng án phát hành đƣợc triển khai thực hiện, cổ đông cần tiếp tục theo dõi tiến độ triển khai dự án đầu tƣ và hiệu quả sử dụng vốn thông qua các báo cáo của doanh nghiệp hoặc thông tin từ các cơ quan quản lý, các tổ chức có liên quan. Trên cơ sở thông tin thực hiện dự án đầu tƣ trong từng giai đọan, cổ đông có các ý kiến đề xuất, phản hồi kịp thời đến hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và đảm bảo nguồn vốn phát hành thêm phát huy hiệu quả.

Cuối cùng, các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán cũng cần tỉnh táo, thận trọng và khách quan hơn trong việc tiếp cận, phân tích thông tin và thông qua

các quyết định đầu tƣ liên quan đến phát hành thêm cổ phiếu của doanh nghiệp. Bởi vì nếu chạy theo các trào lƣu thị trƣờng, nhà đầu tƣ sẽ khó tránh đƣợc những rủi ro không lƣờng trƣớc do sự thiếu kiến thức và tâm lý đám đông trên TTCK.

3.3 Giải pháp từ phía công ty tƣ vấn

Hiện nay, các đợt phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn của CTNY thƣờng đƣợc các công ty tƣ vấn (cụ thể tại HOSE là các công ty chứng khoán) tham gia tƣ vấn từ khâu xây dựng phƣơng án tăng vốn, đến việc chuẩn bị các thủ tục lấy ý kiến cổ đông, đăng ký phát hành tại các cơ quan quản lý, phối hợp với các tổ chức có liên quan triển khai phƣơng án đƣợc thông qua... Vai trò công ty tƣ vấn nhằm đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của đợt phát hành, qua đó nâng cao tỷ lệ thành công cho kế hoạch huy động vốn của CTNY.

3.3.1 Trong hoạt động tƣ vấn phƣơng án phát hành

Tƣ vấn phát hành là hoạt động mang tính chuyên nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của đợt phát hành. Cán bộ tƣ vấn thƣờng là những chuyên gia từ các bộ phận tƣ vấn doanh nghiệp của CTCK. Đây là những chuyên gia về kinh tế-tài chính, am hiểu những kiến thức chuyên sâu về CK và TTCK cũng nhƣ tài chính doanh nghiệp hiện đại. Trên cơ sở những ý kiến tƣ vấn mang tính chuyên môn cao, doanh nghiệp sẽ xây dựng đƣợc các phƣơng án tăng vốn khả thi, mang tính toàn diện, hợp lý, giúp gia tăng cơ hội thành công cho đợt phát hành của doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp đƣa ra phƣơng án phát hành tối ƣu, các chuyên gia tƣ vấn bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn cao, cần đảm bảo nắm bắt đầy đủ các quy định liên quan đến doanh nghiệp, CK và TTCK. Đồng thời, các thông lệ phát hành trƣớc và trong giai đoạn hiện nay cần đƣợc nghiên cứu kỹ để đƣa ra những phƣơng án phù hợp. Bên cạnh đó, CTCK có thể tổ chức thăm dò nhà đầu tƣ để xác định mức độ quan tâm của công chúng đối với đợt phát hành. Từ kết quả thăm dò, doanh nghiệp có thể đƣa ra mức giá thích hợp thu hút nhà đầu tƣ tham gia mua cổ phần. Các chuyên gia cũng cần dự đoán đƣợc các yếu tố tác động đến kế hoạch phát

hành trong thời gian tới, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, TTCK và nền kinh tế nói chung, để tránh gặp vƣớng mắc trở ngại khi phƣơng án phát hành đƣợc triển khai.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của nghiệp vụ tƣ vấn, công ty chứng khoán cần nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ tƣ vấn của đơn vị mình. Rèn luyện cho các cán bộ tƣ vấn tính tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật trong khi tác nghiệp. Đồng thời, CTCK cần tạo điều kiện để cán bộ tƣ vấn chủ động và độc lập hơn trong việc tƣ vấn các nội dung, vấn đề liên quan đến phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu của doanh nghiệp, trên cơ sở bám sát diễn biến thị trƣờng, các thông tin về doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan. Bên cạnh đó, đơn vị tƣ vấn cũng cần tăng cƣờng các phƣơng tiện hỗ trợ để hoạt động tƣ vấn đƣợc tốt hơn nhƣ trang bị các phần mềm, các nguồn thông tin, kết quả nghiên cứu phân tích phục vụ cho công tác phân tích đánh giá thị trƣờng, phân tích tài chính doanh nghiệp, ...

3.3.2 Trong hoạt động tƣ vấn thủ tục phát hành

TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn 9 năm, nhƣng có thể nhận thấy thị trƣờng vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, so với bề dày đến hàng trăm năm của TTCK thế giới. Do vậy, hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến TTCK Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện liên tục, sao cho bao quát đƣợc các hoạt động đã và sẽ diễn ra trên thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng phát triển đồng thời đảm bảo sự ổn định và tăng trƣởng bền vững. Hoạt động phát hành thêm là một trong những hoạt động chủ yếu thể hiện chức năng huy động vốn của TTCK, do đó thu hút sự quan tâm của mọi thành viên tham gia thị trƣờng. Mảng hoạt động này khá phức tạp dẫn đến các quy định pháp luật cũng nhƣ quy trình, trình tự xử lý các nghiệp vụ liên quan cũng đƣợc thay đổi ngày càng hợp lý, cụ thể hơn để đáp ứng tốt nhu cầu huy động vốn của CTCP và nhu cầu đầu tƣ của của công chúng.

Để đảm bảo thực hiện tốt vai trò tƣ vấn thủ tục phát hành cho CTNY, bộ phận tƣ vấn tại các CTCK cần không ngừng cập nhật các thay đổi liên quan đến

hoạt động phát hành thêm, nghiên cứu các quy định, quy trình mới, sự phối hợp các đơn vị có liên quan khi thực hiện tiến trình phát hành, ví dụ nhƣ giữa UBCKNN, SGDCK, TTLKCK, Sở KH&ĐT, công ty kiểm toán…. Qua đó, chuyên gia tƣ vấn rút ra những vấn đề cần lƣu ý trong quá trình triển khai phƣơng án phát hành them. Với việc nhận định tình hình doanh nghiệp, các biến động thị trƣờng, các trƣờng hợp khó khăn trong việc tiến hành thủ tục phát hành thêm đã xảy ra, chuyên gia tƣ vấn có thể dự đoán đƣợc những vƣớng mắc sẽ gặp phải. Trên cơ sở này, công ty tƣ vấn đƣa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vƣớng mắc kịp thời, hoặc có những điều chỉnh thích hợp để quá trình phát hành diễn ra trôi chảy, tránh những sự cố đáng tiếc khi tiến hành thủ tục phát hàn,h gây chậm trễ cho tiến độ phát hành.

3.3.3 Trong hoạt động bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành là một trong những giải pháp hiệu quả bảo đảm sự thành công của đợt phát hành. Đơn vị thực hiện bảo lãnh có thể là CTCK hoặc ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động bảo lãnh chủ yếu đƣợc thực hiện bởi CTCK và đa phần các CTCK này đảm nhiệm cả vai trò tƣ vấn và bảo lãnh phát hành cho công ty niêm yết.

Nghiệp vụ bảo lãnh giúp CTNY hạn chế rủi ro đối với kết quả phát hành, đồng thời mang lại cho CTCK khoản phí bảo lãnh tƣơng đối cao tùy thuộc vào việc dự đoán rủi ro của đợt phát hành. Tuy nhiên, đây là loại hình dịch vụ cao cấp và rủi ro nhất của CTCK. Dịch vụ này đòi hỏi các CTCK phải có trình độ nghiệp vụ cao, tiềm lực tài chính mạnh và có uy tín vững chắc trên thị trƣờng. Do vậy, các CTCK cần xây dựng cho mình đội ngũ chuyên gia tƣ vấn giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về hoạt động tƣ vấn tài chính, phân tích doanh nghiệp, nhận định rủi ro và xu hƣớng TTCK...

Bên cạnh đó, CTCK phải tích cực thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lƣợc với các tổ chức tài chính, ngân hàng thƣơng mại, quỹ đầu tƣ và các nhà đầu tƣ có tiềm năng… để nhanh chóng tìm đƣợc đối tác thích hợp trong đợt phát hành thêm cổ phiếu, đảm bảo tỷ lệ thành công cao của đợt phát hành và rủi ro bảo lãnh phát hành của CTCK giảm xuống.

Để bảo lãnh phát hành các đợt huy động vốn có giá trị lớn, thu về khoản phí bảo lãnh cao, các CTCK cần có tiềm lực tài chính đủ mạnh (theo tỷ lệ quy định trên vốn đối với CTCK). Vì vậy, CTCK cần có phƣơng án, lộ trình tăng vốn khả thi, tranh thủ các điều kiện thị trƣờng thích hợp để phát hành cổ phiếu tăng vốn hoặc kêu gọi sự hợp tác đầu tƣ góp vốn của các đối tác chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc. Qua đó, CTCK vừa tăng đƣợc quy mô vốn của mình, vừa nhận thêm các ý kiến tƣ vấn tài chính-doanh nghiệp tiên tiến đến từ các đối tác chiến lƣợc để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Nếu hoạt động bảo lãnh phát hành phát triển, doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh hiệu quả kết hợp với phƣơng án phát hành khả thi và giá phát hành hợp lý có thể dễ dàng lựa chọn CTCK có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh đứng ra bảo lãnh phát hành. Vì vậy, đợt phát hành sẽ có cơ hội thành công rất cao. Ngƣợc lại, những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoặc phƣơng án huy động vốn không khả thi, giá phát hành không hợp lý với tình hình thị trƣờng thì sẽ không thể thuyết phục CTCK đứng ra bảo lãnh. Vì vậy, sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành sẽ góp phần định hƣớng và thúc đẩy nâng cao chất lƣợng phát hành chứng khoán.

3.4 Giải pháp từ phía cơ quan quản lý 3.4.1 Giải pháp từ phía UBCKNN 3.4.1 Giải pháp từ phía UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc là cơ quan quản lý cao nhất hiện nay đảm nhận việc quản lý phát hành chứng khoán. Hoạt động quản lý bao gồm việc xây dựng quy định pháp luật phát hành chứng khoán trình Bộ Tài chính thông qua, cấp phép phát hành, thanh tra xử phạt vi phạm phát hành. Do đặc tính quản lý bao trùm, UBCKNN cần có giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thêm cổ phiếu.

UBCKNN cần tăng cƣờng hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến nội dung, quy trình thủ tục, điều kiện cấp phép, hồ sơ phát hành và quy định mức xử phạt, chế tài phù hợp các vi phạm có liên quan đến phát hành cổ phiếu doanh nghiệp (nhƣ cần nâng mức phạt tiền cao hơn 70 triệu đồng nhƣ hiện hành). UBCKNN có

thể tham khảo vấn đề này tại các TTCK phát triển để đề ra quy định phù hợp tình hình thực tiễn thị trƣờng Việt Nam.

Đồng thời, UBCKNN cần nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và năng lực thẩm tra, thẩm định, cũng nhƣ xây dựng hệ thống thông tin quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 63)