Giải pháp từ phía cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 69)

3.4.1 Giải pháp từ phía UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc là cơ quan quản lý cao nhất hiện nay đảm nhận việc quản lý phát hành chứng khoán. Hoạt động quản lý bao gồm việc xây dựng quy định pháp luật phát hành chứng khoán trình Bộ Tài chính thông qua, cấp phép phát hành, thanh tra xử phạt vi phạm phát hành. Do đặc tính quản lý bao trùm, UBCKNN cần có giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thêm cổ phiếu.

UBCKNN cần tăng cƣờng hoàn thiện các quy định pháp lý có liên quan đến nội dung, quy trình thủ tục, điều kiện cấp phép, hồ sơ phát hành và quy định mức xử phạt, chế tài phù hợp các vi phạm có liên quan đến phát hành cổ phiếu doanh nghiệp (nhƣ cần nâng mức phạt tiền cao hơn 70 triệu đồng nhƣ hiện hành). UBCKNN có

thể tham khảo vấn đề này tại các TTCK phát triển để đề ra quy định phù hợp tình hình thực tiễn thị trƣờng Việt Nam.

Đồng thời, UBCKNN cần nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và năng lực thẩm tra, thẩm định, cũng nhƣ xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhà nƣớc, quản lý doanh nghiệp liên ngành, đa ngành và chuyên ngành cần thiết phục vụ xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các phƣơng án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, UBCKNN cần tăng cƣờng phối hợp với các cơ quản lý có liên quan nhƣ Ban đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nƣớc, các Sở giao dịch và thị trƣờng giao dịch chứng khoán, các cơ quan thanh tra, giám sát, điều tra và tƣ pháp khác… để nâng cao chất lƣợng các hồ sơ phát hành, tăng cƣờng ngăn chặn, xử lý kịp thời và hiệu quả các sai phạm liên quan đến cấp phép hồ sơ và thực hiện phƣơng án phát hành của doanh nghiệp.

UBCKNN cần nâng cao tiêu chuẩn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên đƣợc chấp thuận để đảm bảo chất lƣợng báo cáo tài chính kiểm toán của tổ chức niêm yết. Đồng thời, UBCKNN cần xử lý nghiêm các công ty kiểm toán, kiểm toán viên tham gia thực hiện các báo cáo tài chính kiểm toán phát hiện sai sót gây ảnh hƣởng đến tính chính xác, minh bạch thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.

Hoạt động giám sát sử dụng vốn sau phát hành thời gian qua còn bỏ ngỏ nên hiện nay, UBCKNN cần hoàn thiện quy định về công bố thông tin và giám sát việc sử dụng vốn sau khi phát hành. Điều này nhằm tránh vốn phát hành thêm sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, hoặc tình trạng phát hành tràn lan gây hệ quả xấu cho thị trƣờng và thiệt hại cho cổ đông.

UBCKNN cần tăng cƣờng khuyến khích vai trò của các tổ chức hỗ trợ nhƣ hiệp hội nhà đầu tƣ tài chính, hiệp hội kinh doanh chứng khoán, câu lạc bộ công ty niêm yết… để nhận đƣợc các ý kiến đề xuất phản hồi về chính sách, quy định phát hành, định hƣớng hoạt động phát hành. Qua đó vừa bảo vệ tính ổn định thị trƣờng vừa tạo thuận lợi cho tổ chức niêm yết có nhu cầu tăng vốn.

SGDCK Tp HCM là đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình phát hành thêm cổ phiếu của CTNY, có vai trò hỗ trợ các CTNY thực hiện các phƣơng án phát hành trên TTCK. Qua đó, các phƣơng án cần đƣợc thực hiện đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông và nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. SGDCK không có chức năng cấp phép phát hành cho CTNY nhƣng là nơi tổ chức thực hiện phƣơng án phát hành của CTNy. Vì vậy, SGDCK Tp HCM cần tạo điều kiện để công ty nhanh chóng thực hiện các phƣơng án phát hành, theo đúng nghị quyết đại hội cổ đông và nội dung đƣợc cấp phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền, hiện nay là Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc.

SGDCK cần cải tiến các quy trình làm việc để nhanh chóng tiếp nhận và triển khai hồ sơ phát hành từ các CTNY. Tăng cƣờng sự liên hệ, phối hợp xử lý với các đơn vị liên quan là TTLKCK, CTCK tƣ vấn để việc chốt ngày phát hành đƣợc nhanh chóng và chính xác, các phƣơng án tính giá, thực hiện quyền đúng nội dung. Đồng thời, SGDCK cần nâng cấp hệ thống giao dịch lên mức phù hợp, hiện đại sao cho đáp ứng tốt việc điều chỉnh giá tại các ngày giao dich không hƣởng quyền cho các phƣơng án phát hành phức tạp.

SGDCK cần kịp thời kiến nghị và xin ý kiến UBCKNN đối với các vƣớng mắc trong quá trình triển khai phƣơng án phát hành thêm để tạo thuận lợi cho tổ chức niêm yết, bảo đảm tiến độ phát hành và quyền lợi hợp pháp của ngƣời đầu tƣ.

3.4.3 Giải pháp từ phía TTLKCK

Trung tâm lƣu ký chứng khoán đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình triển khai các thủ tục phát hành thêm cổ phiếu. Đây là nơi trực tiếp diễn ra quá trình phân phối các chứng khoán mới phát hành. Chỉ khi việc phân phối này đƣợc diễn ra chính xác, đầy đủ, đảm bảo đƣợc các điều kiện của phƣơng án phát hành đã đƣợc thông qua thì đợt phát hành mới có thể xem là hoàn tất.

Hiện nay, quy mô thị trƣờng chứng khoán ngày càng mở rộng, các CTNY có mức vốn cổ phần ngày càng lớn với danh sách cổ đông đôi khi lên đến hàng nghìn ngƣời, hơn nữa nhiều đối tƣợng có điều kiện chuyển nhƣợng phức tạp. Vì vậy, để việc xử lý và tổng hợp phân bổ quyền, xác định danh sách cổ đông mới chính xác

và nhanh chóng đòi hỏi Trung tâm cần có sự đầu tƣ mạnh mẽ về công nghệ, học hỏi các giải pháp công nghệ, kỹ thuật từ hoạt động lƣu ký tại các thị trƣờng chứng khoán tiên tiến hoặc có quá trình phát triển, điều kiện thị trƣờng tƣơng đồng với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, TTLKCK cũng cần nghiên cứu đổi mới quy trình thủ tục chốt danh sách cổ đông, đăng ký, lƣu ký, thanh toán bù trừ để rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoàn tất quá trình chốt danh sách cổ đông phát hành thêm và đăng ký lƣu ký chứng khoán mới phát hành. Đặc biệt các vấn đề về việc đẩy room cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cần đƣợc quan tâm thực hiện đúng tỷ lệ quy định và kịp thời phục vụ cho sự ổn định hoạt động giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán sau đợt phát hành.

3.4.4 Giải pháp từ các cơ quản lý khác có liên quan

Một số cơ quản lý khác có liên quan trong việc triển khai phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu cụ thể hiện nay là các Sở kế hoạch và đầu tƣ tại địa bàn doanh nghiệp có trụ sở chính, cơ quan cấp phép đầu tƣ các dự án đầu tƣ cụ thể, tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC), chính quyền địa phƣơng, đại diện sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp…

Tùy vào từng dự án đầu tƣ cụ thể mà các cơ quan quản lý chức năng sẽ xem xét thẩm định và cấp phép đầu tƣ cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp đƣa ra phƣơng án huy động thêm vốn cổ phần từ các cổ đông. Vì vậy, để đảm bảo vốn cổ đông đƣợc sử dụng hợp lý và hiệu quả, các cơ quan cấp phép đầu tƣ cần đảm bảo chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ, chỉ cấp phép cho các dự án khả thi, có triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Có nhƣ vậy, lợi ích kinh tế của dự án đầu tƣ mới đƣợc duy trì lâu dài, nguồn vốn cổ đông đƣợc sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, sau khi dự án đƣợc cấp phép, cơ quan quản lý, chính quyền địa phƣơng cần tạo điều kiện để việc triển khai thực hiện dự án đƣợc nhanh chóng, thuận lợi, tránh để phát sinh hao hụt chi phí do tiến độ thực hiện dự án chậm, nhiều rào cản phát sinh mang tính hành chính…

Một số khó khăn đối với doanh nghiệp niêm yết thời gian qua là sự không đồng tình của đại diện phần vốn nhà nƣớc khi biểu quyết phƣơng án tăng vốn kinh doanh. Điều này chủ yếu do tâm lý ngại rủi ro, sợ thiệt hại vốn nhà nƣớc, hoặc không muốn đầu tƣ thêm vốn vào công ty cổ phần nhƣng lại vẫn muốn giữ tỷ lệ chi phối trong doanh nghiệp… Đây là nguyên nhân dẫn đến khi doanh nghiệp thật sự cần vốn vẫn không thể thông qua phƣơng án phát hành do sự không đồng tình của cổ đông đại diện sở hữu phần vốn nhà nƣớc nắm tỷ lệ chi phối. Vì vậy, cần tách bạch yêu cầu kinh doanh với sự ổn định của đồng vốn nhà nƣớc để doanh nghiệp có thể linh hoạt tăng vốn qua phát hành thêm, từ đó đón đầu thực hiện các kế hoạch kinh doanh khi thời cơ đến.

Sở kế hoạch và đầu tƣ là cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến việc hoàn tất thủ tục phát hành thêm, đƣa cổ phiếu mới lên niêm yết trên SGDCK TP Hồ Chí Minh. Nếu việc hoàn tất chậm trễ, các cổ đông và công ty có thể bị thiệt hại: do độ trễ của thời gian giao dịch cổ phiếu phát hành them, điều kiện thị trƣờng thay đổi dẫn đến diễn biến giá cổ phiếu không còn thuận lợi, hoặc thiệt hại cho chính doanh nghiệp khi đợt phát hành sau không thể triển khai do đợt phát hành trƣớc chƣa hoàn tất thủ tục, trong khi doanh nghiệp thật sự cần thêm vốn cho các dự án đầu tƣ mới. Để việc hoàn tất thủ tục diễn ra nhanh chóng, các sở kế hoạch và đầu tƣ cần tích cực phối hợp với các cơ quản lý khác có liên quan nhƣ SGDCK, TTLKCK… rút ngắn thời gian và giảm thiếu các yêu cầu không cần thiết khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi trong trƣờng hợp công ty hoàn tất thủ tục tăng vốn cổ phần.

Ngoài ra, các cơ quản lý có liên quan đến hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cần hợp tác với nhau trong việc hoàn thiện các quy định, quy trình thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần có nhu cầu tăng vốn. Đồng thời, cơ quan thanh tra kết hợp với các cơ quản lý khác và lực lƣợng công an kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp sử dụng hoạt động phát hành thêm nhằm trục lợi cá nhân, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông…

Nhà nƣớc cần có chính sách thúc đẩy nâng cao kiến thức kinh tế, tài chính, CK cho các cán bộ điều hành doanh nghiệp, các thành viên tham gia TTCK… để

việc đƣa ra quyết định tăng vốn cổ phần, mua cổ phần phát hành thêm đƣợc khách quan, chính xác, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và sự ổn định, tăng trƣởng bền vững của thị trƣờng chứng khoán.

3.5 Giải pháp từ công ty kiểm toán, công ty định giá và các thành viên tham gia thị trƣờng tham gia thị trƣờng

3.5.1 Giải pháp từ công ty kiểm toán

Báo cáo tài chính kiểm toán chính là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đƣa ra những quyết định về tài chính. Đồng thời, báo cáo này đƣợc xem nhƣ tài liệu đáng tin cậy để cơ quan xét duyệt phƣơng án phát hành chấp thuận việc đăng ký phát hành thêm. Trên hết, đây là nguồn thông tin đƣợc xem là chuẩn xác để nhà đầu tƣ đƣa ra các quyết định trong các đợt phát hành thêm của CTNY. Do đặc tính của sự tin cậy này, các công ty kiểm toán độc lập cần thực hiện tốt vai trò của mình là xác nhận tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính, đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực, các quy định hiện hành của các công ty cổ phần niêm yết trên SGDCK.

Các công ty kiểm toán độc lập phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ qua việc tránh những cạnh tranh không lành mạnh nhƣ giảm giá phí một cách bất hợp lý, rút ngắn thời gian kiểm toán, thông đồng bao che cho CTNY...

Yếu tố con ngƣời mang tính quyết định trong công tác kiểm toán, vì vậy công ty kiểm toán cần xây dựng chính sách tuyển dụng đào tạo hợp lý, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng kiểm toán viên đáp ứng những tiêu chí nhƣ sau:

- Có kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, hiểu biết sâu về các quy định kế toán - kiểm toán.

- Có hiểu biết cần thiết về pháp luật, đặc biệt là hiểu biết và khả năng tuân thủ, giải thích các quy định pháp lí về kinh tế - tài chính.

- Có khả năng tổ chức công việc, thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản lý.

Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán cần xây dựng và hoàn thiện quy trình, kỹ thuật kiểm toán để đáp ứng hiện trạng kinh tế thay đổi không ngừng của các quy định pháp luật, điều kiện kinh tế, yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các sai phạm về kinh tế ngày càng tinh vi, khó phát hiện và kiểm soát.

Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán là căn cứ để kiểm toán viên xây dựng kế hoạch và tiến hành công tác kiểm toán, từ đó đƣa ra các ý kiến nhận xét tại báo cáo tài chính kiểm toán. Vì vậy, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cần đƣợc ban hành đầy đủ, đảm bảo cơ sở hoạt động cho kiểm toán viên và tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Từ đó, nâng cao lòng tin của ngƣời đầu tƣ vào tính khách quan, độc lập và năng lực của kiểm toán viên. Đồng thời, cần xây dựng và áp dụng hệ thống chế độ kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập của TTCK và nền kinh tế nói chung.

Điều quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán là cần nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kiểm toán độc lập của Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc. Tiêu chuẩn hành nghề của các kiểm toán viên cần đƣợc nâng cao đồng thời quy định rõ các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các hành vi sai phạm trong công tác kiểm toán.

Hiệp hội nghề nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lƣợng và sự phát triển ngành nghề. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao vai trò của hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (VAA và VACPA) thông qua các hoạt động truyền bá chuyên môn kiến thức, lý luận và thực tiễn về hệ thống chuẩn mực kế toán và quá trình đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế về kế toán và kiểm toán.

3.5.2 Giải pháp từ công ty định giá

Bên cạnh kết quả kiểm toán là cơ sở đáng tin cậy để đƣa ra các quyết định liên quan đến đợt phát hành thêm cổ phiếu, việc định giá tài sản cũng là một căn cứ quan trọng ảnh hƣởng đến thành công của đợt phát hành. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp tƣơng đối chuẩn xác sẽ giúp đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh, điểm yếu hoặc các cơ hội, tiềm năng có thể gia tăng giá trị cho các cổ đông. Do đó, nếu tại thời điểm phát hành, các nhà đầu tƣ nhận đƣợc thông tin giá trị tài

sản của doanh nghiệp đƣợc định giá cao hơn so với giá trị hiện hành (có thể trên cơ sở giá trị sổ sách), chứng tỏ tiềm năng và sức mạnh của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ sẽ hào hứng tham gia mua cổ phiếu phát hành thêm. Doanh nghiệp vì thế có thể bán cổ phiếu phát hành thêm với giá cao hơn và bản thân ngƣời đầu tƣ cũng có thể trả mức giá cao hơn giá khởi điểm trong trƣờng hợp cổ phiếu phát hành thêm qua phƣơng thức đấu giá.

Công ty định giá cần nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ của mình, hƣớng dần phƣơng thức định giá phù hợp các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, mang đến kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)