Định hƣớng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 và hoạt động phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 61 - 63)

phát hành thêm của công ty cổ phần niêm yết trong giai đoạn kinh tế hội nhập

Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển thị trƣờng vốn đƣợc hoạch định nêu trên và căn cứ tình hình thực tiễn thị trƣờng giai đoạn 2008-2009, “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2020" nêu tại hội thảo khoa học do UBCKNN tổ chức ngày 18/11/2009 đã dự kiến các mục tiêu phát triển TTCK đến năm 2020 phù hợp với tình hình thực tiễn hơn nhƣ sau:

Mục tiêu chiến lƣợc phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 là phát triển về quy mô, chất lƣợng hoạt động cho TTCK, duy trì trật tự an toàn cho thị trƣờng. Dự kiến năm 2015, quy mô vốn hóa thị trƣờng đƣợc nâng lên đạt mức 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trƣờng đạt 90-100% GDP. Mục tiêu dự kiến này cao hơn so với mức đã đề ra tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg trên cơ sở những chuyển biến tốt hơn của TTCK.

Theo đó cần tích cực mở rộng phạm vi, tăng cƣờng hiệu quả quản lý, giám sát thị trƣờng; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế.

Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện Luật Chứng khoán và các văn bản hƣớng dẫn; tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập; tăng nguồn cung cho thị trƣờng chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tƣ vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức.

Chiến lƣợc phát triển TTCK liên hệ mật thiết với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lƣợc phát triển tài chính đến năm 2020 nói riêng.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Những phƣơng án và biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện để đối phó với tình hình khủng hoảng đang có những ảnh hƣởng tích cực. Dù còn nhiều thách thức phải đối mặt, các nhà đầu tƣ vẫn tin tƣởng vào triển vọng của Việt Nam trong trung và dài hạn.

Để tận dụng những cơ hội cũng nhƣ đối phó với các thách thức trong giai đoạn kinh tế hội nhập, quy mô vốn-tiềm lực tài chính là vấn đề quan trọng, cốt lõi tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Bên cạnh những khó khăn, doanh nghiệp Việt Nam cũng tiếp cận đƣợc nhiều cơ hội tăng trƣởng và phát triển dẫn đến gia tăng nhu cầu vốn phục vụ mở rộng hoạt động kinh doanh. Do đó, vấn đề giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp ngày càng cấp thiết hơn. Doanh nghiệp càng phải năng động hơn, tận dụng mọi khả năng của mình cũng nhƣ linh hoạt sử dụng các phƣơng thức huy động vốn để đáp ứng kịp thời và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Phát hành cổ phiếu tăng vốn qua thị trƣờng chứng khoán mở ra một kênh huy động vốn mới cho các CTCP, là một sự lựa chọn mới đang đƣợc ngày càng nhiều các CTCP tham gia TTCK sử dụng khi phát sinh các nhu cầu vốn. CTCP có thể huy động đƣợc nguồn vốn lớn, kịp thời, hiệu quả nếu có phƣơng án phát hành phù hợp, đƣợc nghiên cứu và triển khai đúng thời điểm.

TTCK Việt Nam tuy còn rất non trẻ về nhiều mặt nhƣng cũng đã trải qua không ít thăng trầm để xây dựng cho mình một nền tảng phát triển nhất định. Với dự kiến định hƣớng phát triển quy mô TTCK đạt 65-70% GDP vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 100% GDP cho thấy sức phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng trong thời gian

tới. Giá trị vốn thu hút đƣợc qua TTCK là rất lớn và tạo cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp muốn tham gia huy động vốn thông qua thị trƣờng này. Các thành viên tham gia thị trƣờng cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn hoạt động phát hành thêm cổ phiếu của các CTNY. Vì vậy, CTNY sẽ có thêm nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn nữa để vận dụng linh hoạt, phát huy ƣu thế của phƣơng thức huy động vốn qua phát hành thêm cổ phiếu. Từ đó, bên cạnh nguồn vốn truyền thống chủ yếu là nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, CTNY có thêm kênh huy động vốn dồi dào và không kém phần hiệu quả qua phát hành cổ phiếu. Công ty có điều kiện đáp ứng đƣợc nhu cầu tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và vƣơn tới sự tăng trƣởng, phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề phát hành bổ sung của Công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 61 - 63)