c/ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: bao gồm các yếu tố lạm phát, lãi suất Lạm phát: là sự gia tăng liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh t ế T ỷ
1.4.2.2- Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về những tổ chức này là quan trọng cho việc lập kế hoạch chính sách kinh tế dài hạn. Đối với doanh nghiệp thì đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng ngành. Khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của đối tượng đang xét đến thuộc vùng, khu vực là những vùng, khu vực lận cận thuộc phạm vi trong nước hoặc có thể là ngoài nước về cùng một đối tượng đang xét đến. Ởđề tài luận án này, đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong KCN Tp.HCM là các doanh nghiệp trong KCN thuộc các tỉnh, thành phố khác tại Việt Nam.
Xét trên phạm vi vùng, khu vực, các tổ chức cạnh tranh xác định bản chất và mức
độ cạnh tranh trong kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí. Cường độ
của sự cạnh tranh này có thể dựa trên cơ sở tương tác những yếu tố như vậy khi các tổ
chức có tốc độ tăng trưởng công nghiệp, cơ cấu chi phí cốđịnh, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, nguồn lao động dồi dào và lao động có trình độ và tay nghề cao. Sự hiện diện của những yếu tố này có khuynh hướng dẫn đến thay đổi trong cơ cấu ngành nghề tại vùng, khu vực đó. Đến lượt nó, những yếu tố này sẽ tác động đến các tổ chức để các tổ chức này nhận ra rằng sự cạnh tranh không ổn định. Ví dụ, những ngành trưởng thành thường gặp sự cạnh tranh lớn khi tốc độ tăng trưởng giảm sút, và những yếu tố trước đây được coi là lợi thế cạnh tranh của vùng, khu vực thì nay nó không còn là điểm mạnh nữa. Vì thế, các tổ chức cần phải xác định năng lực lõi của mình trong từng giai đoạn, phải phân tích mỗi
đối thủ cạnh tranh để có thể hiểu biết về những hành động của họ. Từ đó, cần xác định hướng phát triển hợp lý phù hợp với điều kiện hiện nay của vùng, khu vực để có thể phát triển bền vững.