c/ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: bao gồm các yếu tố lạm phát, lãi suất Lạm phát: là sự gia tăng liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh t ế T ỷ
1.6.2.2- Quy hoạch các KCN trên cản ước
Xuất phát từ lợi ích và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong KCN Việt Nam nói chung, cần thiết phải xây dựng các KCN hoàn chỉnh về hạ tầng cơ sở, quy hoạch ngành nghề đầu tư cho các KCN dựa trên những đặc thù của địa phương, tạo sự
liên kết ngành giữa các vùng/khu vực, nhằm tạo được sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình xây dựng và phát triển KCN ở Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể là:
Việc đầu tư phát triển các KCN không theo một quy hoạch thống nhất. Thành lập các KCN tại các địa phương hầu hết đều mang tính tự phát, hầu nhưđịa phương nào cũng có các KCN có chức năng tương tự, nên xảy ra hiện tượng “lạm phát KCN”, không tận dụng được lợi thế so sánh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh, chèn ép nhau trong thu hút đầu tư, từ đó làm giảm sút hiệu quả khai thác các nguồn lực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa điểm đầu tư không thật sự khoa học, các KCN xây dựng với mức vốn
đầu tư rất lớn nhưng tỷ lệ lấp đầy lại rất thấp, từđó dẫn đến hiện tượng “chôn vốn” đầu tư
vào kết cấu hạ tầng, hiệu quả vốn đầu tư toàn nền kinh tế bị giảm sút.
Các KCN còn khá bất cập về CCNN, vềđầu tư chiều sâu. Hiện thiếu hẳn các KCN chuyên ngành, do đó không hình thành được KCN mũi nhọn – động lực trong việc phát triển các mặt hàng có tính chất cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới. Tính phổ
quát của các KCN đa ngành đã phần nào phá vỡ tính liên kết ngành, thậm chí có cả những ngành công nghiệp trái hẳn nhau về phương thức sản xuất nhưng lại cùng tồn tại song song. Ngành nghề đầu tư chủ yếu là các dự án công nghiệp chế biến, dệt may, xây dựng… ít dự
án công nghệ cao.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển các KCN cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt thiếu hẳn đội ngũ công nhân lành nghềđã qua đào tạo. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN được thực hiện tràn lan tại các địa phương làm giảm sút hiệu quả khai thác của các nguồn lực của nền kinh tế.
Công tác đền bù giải tỏa luôn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, là nguyên nhân làm giảm tiến độ đầu tư, nản lòng nhà đầu tư. Bên cạnh đó, quá trình giám sát không chặt chẽ của cơ quan nhà nước cũng như việc chạy đua theo “số lượng” trong thu hút đầu tư nên
ở một số KCN vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Áp lực giải quyết nhu cầu nhà ở, dịch vụ vui chơi giải trí, hệ thống an sinh cho người lao động luôn là sức ép to lớn đối với quá trình phát triển bền vững cho các KCN Việt Nam.
Tiếp thu kinh nghiệm từ các KCN thành công ở các nước đều xây dựng KCN công nghệ cao theo hướng chuyên môn hóa, tập trung các nhóm ngành tương hỗ lẫn nhau trong chuỗi cung ứng, vận hành như những thành phố công nghiệp khép kín; KCN Amata Việt Nam (Đồng Nai) đã áp dụng và xây dựng KCN theo mô hình đô thị công nghiệp hoàn thiện. Hiện KCN này đã khởi công xây dựng thêm một khu thương mại rộng gần 20 ha. Dự
án này được thực hiện theo mô hình đô thị hoàn thiện, nơi 24.000 người có thể sinh sống, làm việc, học tập và vui chơi giải trí. Hay như thành phố công nghiệp khép kín ngay tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, bên cạnh đó, KCN Mỹ Phước (Bình Dương) cũng đang hiện thực hoá mục tiêu “thành phố công nghiệp” khi không chỉ có các nhà máy mà còn có khu đô thị với