- Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)
c/ Xây dựng mạng lưới (network) liên kết các doanhnghi ệp:
CHƯƠNG 2: QUY HOẠCH VÀ THÀNH LẬP KCN
Trong chương này, đề cập đến các vấn đề:
- Các đối tượng đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển các KCN, bao gồm tất cả
các loại hình KCN đã nêu ở Chương 1.
- Ai tham gia xây dựng và phê duyệt quy hoạch KCN. - Điều kiện thành lập các loại hình KCN.
- Đề án thành lập KCN phải bao gồm: (1) Luận chứng kinh tế kỹ thuật khả thi về
xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN; (2) Phương án phát triển cơ sở
hạ tầng xã hội gắn với sự phát triển KCN: khu dân cưđô thị, nhà ở, người lao động, đào tạo nghề, cơ sở khám chữa bệnh, vui chơi giải trí cho công nhân; (3) Phương án đền bù giải phóng mặt bằng; (4) Phương án xúc tiến đầu tư.
- Các cơ quan tham gia thẩm định đề án thành lập KCN: KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp…
- Nội dung thẩm định đề án thành lập KCN: ở nội dung này, đặc biệt chú ý thẩm
định phương án đền bù giải tỏa và tái định cư; đánh giá tác động môi trường ở KCN; sự
phát triển cân đối giữa trong và ngoài tường rào KCN; thẩm định quy hoạch chi tiết KCN.
Nội dung cần làm rõ trong Chương 2:
Trong quy hoạch phát triển KCN phải bao gồm mọi đối tượng điều chỉnh, kể cả cụm công nghiệp (hiện nay, nhiều cụm công nghiệp có diện tích đất còn lớn hơn KCN do Chính phủ cấp phép và vì không có quy chế nào điều chỉnh loại hình KCN này, cho nên sựảnh hưởng hạn chế của chúng rất lớn: ô nhiễm, cơ sở hạ tầng không hoàn chỉnh…).
Thẩm định quy hoạch chi tiết ở từng KCN sẽ tạo điều kiện khi xây dựng nhà máy, xí nghiệp, kho… trong KCN thì không cần phải thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng nữa.