Một trong những lợi thế của Tp. HCM hiện nay là hệ thống ngân hàng rộng lớn và
định chế tài chính ngân hàng phát triển mạnh. Điều này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để phát triển doanh nghiệp, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại.
Đến năm 2006, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trong các KCN trên 17.448 tỷđồng. Trong năm 2010, tổng số nợ vay được hỗ trợ lãi suất đạt hơn 6.304,77 tỷ đồng và số tiền lãi được hỗ trợ hơn 66,35 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài vay hơn 925,83 tỷ đồng (chiếm 14,82%), các doanh nghiệp trong nước vay hơn 5.320,44 tỷ đồng (chiếm 85,18%); tập trung vào các ngành nghề: cơ khí, hóa dược, hóa nhựa, thực phẩm, trang trí nội thất và vật liệu xây dựng. Trong khi đó số dư tiền gởi của các doanh nghiệp trong KCN tại các ngân hàng thương mại khoảng 3.000 tỷđồng, cho thấy khả
năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu về vốn hoạt động cho các doanh nghiệp là rất lớn. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp KCN đang gặp khó khăn trong việc vay vốn. Vì: Việc Chính phủ hạn chế cho vay trong việc lãi suất cho vay là rất cao nhưng doanh nghiệp trong các KCN cũng khó vay được hoặc nếu vay được cũng không dám vay nhiều. Thực tế hiện nay, mặc dù các ngân hàng tích cực tiếp cận nhu cầu vốn của các doanh nghiệp KCN nhưng nhiều doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, khiến cho các ngân hàng khó khăn trong việc giải quyết cho doanh nghiệp vay vốn. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Tp. HCM, cho đến nay các doanh nghiệp KCN vẫn còn một số vướng mắc về tài sản bảo đảm cho khoản vay nên đã hạn chế việc vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân là do ấn định về giá
đất KCN, hiện nay biểu giá đất theo Quyết định 05 của UBND chỉ đề cập đến giá đất nông nghiệp, đất đô thị, đất ven đô, mà chưa xác định giá đất trong KCN, nên có nhiều khó khăn trong việc định giá đất làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Trong khi đó, Chính phủ quy định Công ty Phát triển hạ tầng KCN có quyền ấn định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá thuê hoặc bán nhà xưởng và phí dịch vụ theo thỏa thuận với
Ban Quản lý KCN cấp tỉnh. Nhưng trong thực tế thì HEPZA chưa thực hiện việc định giá này, mặt khác cũng do các doanh nghiệp chưa gởi hồ sơ đến HEPZA. Cho nên, điều này
đã làm cản trở ít nhiều về việc doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện trình độ công nghệ nhằm góp phần thực hiện chuyển dịch CCNN theo yêu cầu của Tp. HCM.
2.2.7.7- So sánh những ưu đãi đầu tư với các doanh nghiệp ngoài KCN
Bảng 2.30: Bảng so sánh những điểm khác nhau giữa trong và ngoài KCN
Tiêu chuẩn so sánh Khu chế xuất Khu công nghiệp Ngoài KCN
Quản lý, quy hoạch