- Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)
c/ Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT):
- Thuế Giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ tại Việt Nam và
được thu thông qua sản xuất, thương mại và phân phối dịch vụ.
- Thuế suất áp dụng là 0%, 5% và 10%. Thuế suất bằng 0% áp dụng đối với việc xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ nhất định, bao gồm hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho các KCN.
Có những chính sách thuế gây khó cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Nếu không nói là quá vô lý. Cụ thể như bữa ăn của người công nhân vẫn bị đóng thuế, những doanh nghiệp chuyên cung cấp suất ăn cho công nhân trong KCN đều bị đánh thuế VAT 10%. Mức thuế này được doanh nghiệp tính vào chi phí bữa ăn cho công nhân, suất ăn công nhân vốn đã nghèo nàn ở thời bão giá, mức thuế này càng làm khổ cho công nhân hơn.
2.3.1.3- Các chính sách hỗ trợ
Trước bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang gặp nhiều khó khăn do tình hình lạm phát tăng cao; lãi suất ngân hàng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng; giá điện, giá xăng, giá vận tải tăng; tỷ giá USD biến động…, Chính phủđã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP (ngày 30/6/2009) [19] về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP (ngày 23/11/2001) của Chính phủ. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP với hai điểm mới nổi bật so với Nghịđịnh số 90/2001/NĐ-CP: một là,
Nghị định đưa ra định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa; hai là, việc thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với Nghị định số 56/2009/NĐ-CP nêu trên, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể là các chính sách sau: