Giải pháp về truyền thông

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển (Trang 151 - 155)

- Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)

c/ Giải pháp về truyền thông

Tăng cường phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay; Xây

dựng cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin về khoa học và công nghệ, về sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.

Ngoài ra, tổ chức thường xuyên các hội chợ công nghệ và thiết bị mang tầm quốc gia, vùng và địa phương, kể cả các sàn giao dịch công nghệđiện tử để phục vụ hiệu quả

hơn nhu cầu kết nối cung cầu về công nghệ.

4.3.1.2- Chính sách h tr v lãi sut

Song song với các nỗ lực của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà nước nên khuyến khích và đồng ý cho các ngân hàng thương mại xây dựng chương trình chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong KCN, cụ thể như sau:

Một là, Ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp KCN miễn phí về các lĩnh vực

đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời hợp tác với doanh nghiệp KCN để tham gia tài trợ,

đồng tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất, dịch vụ khả thi.

Hai là, Các ngân hàng thương mại nên có chính sách ưu đãi lãi suất với các khách hàng thường xuyên có tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn với số lượng tương đối lớn tại ngân hàng của mình, theo hướng tổng chênh lệch lãi suất ròng của ngân hàng thương mại với khách hàng đích danh đó không lớn hơn một tỷ lệ % nào đó so với tổng tiền gửi bình quân của doanh nghiệp đó tại ngân hàng. Giải pháp này vừa cứu được doanh nghiệp, vừa hút được khách hàng đối với ngân hàng thương mại.

Nếu các chính sách hỗ trợ về thuế và lãi suất này được ban hành, sẽ giúp các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM giải quyết được vấn đề về thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ.

4.3.1.3- Chính sách h tr v thuế

Từ khi hợp nhất hai luật Đầu tư nước ngoài và luật Khuyến khích Đầu tư trong nước thành luật Đầu tư (ban hành ngày 29/11/2005) thì các doanh nghiệp trong KCN nói chung không còn được hưởng ưu đãi về thuế TNDN (trừ các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án công nghệ cao) đã tạo ra không ít kho khăn cho các doanh nghiệp trong KCN (như đã phân tích trong chương 2). Vì thế Chính phủ cần tiếp tục xem KCX, KCN là địa bàng

ưu đãi đầu tư. Chính phủ, bộ Tài chính nên sớm sửa đổi và ban hành các chính sách ưu

Trong chính sách hỗ trợ thuế có thể phân chia làm nhiều mức ưu đãi dựa trên mức

độ, quy mô vốn đầu tư hoặc theo ngành nghềđầu tư mà nhà nước đang khuyến khích phát triển (4 ngành công nghiệp mũi nhọn của Tp. HCM) như công nghiệp điện tử – tin học – viễn thông, hoá chất, cơ khí chế tạo máy, chế biến lương thực – thực phẩm giá trị gia tăng cao và các ngành dịch vụ cao cấp như: ngân hàng, bảo hiểm, logistic, nhà xưởng cao tầng, văn phòng cho thuê, dịch vụ cảng và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần nghiên cứu giảm thuế TNDN cho những doanh nghiệp xây dựng nhà lưu trú cho công nhân.

Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành chính sách về giá thuê đất riêng cho các KCN

đối với các công ty phát triển hạ tầng KCN nhằm để hỗ trợ giá thuê đất cho các doanh nghiệp trong KCN.

4.3.1.4- Phát trin ngành công nghip ph tr

Một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM nói riêng và các doanh nghiệp trong KCN Việt Nam nói chung là Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển để cung cấp linh phụ kiện phục vụ sản xuất, buộc các doanh nghiệp trong KCN nhất là các doanh nghiệp chế xuất phải nhập khẩu đẫn đến chi phí đầu vào tăng cao. Vì thế, sự hình thành một cộng đồng doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất đủ mạnh về ngành công nghiệp phụ trợ cũng là tiền đề rất quan trọng trong việc hỗ trợ

các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng

đầu của Chính phủ Việt Nam và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, thời gian qua và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp phụ trợ nội địa dường như vẫn loay hoay tìm đường hội nhập...

Công nghiệp phụ trợ là một thuật ngữ mới và hiện đang được đề cập nhiều trong

định hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nó được xem như công việc giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng thông qua cung cấp các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hoá trung gian khác. Điều đặc biệt là công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhiệm. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất các mặt hàng phụ trợ đang đối mặt chính là họ rơi vào tình thế sản xuất các linh kiện

thụ động phải chờ sự chấp thuận của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong KCN. Nguyên nhân là các doanh nghiệp này quy mô vốn nhỏ, năng lực sản xuất thấp, không phong phú, đa dạng, chất lượng sản phẩm không ổn định, có nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp trong KCN đặt hàng. Hơn nữa, ở Việt Nam công nghiệp phụ trợ còn hết sức

đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các doanh nghiệp lớn sản xuất toàn cầu.

Chính vì thế cần có những chính sách, giải pháp từ Chính phủđể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nội địa để có thể hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN, nhất là các doanh nghiệp FDI. Một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần nhận diện lại vấn đề và lập ra một cơ quan đầu mối để điều phối cho các doanh nghiệp cung cấp chi tiết linh kiện. Không nên chờ nhà đầu tư

nước ngoài đến mở hội chợ ngược như trước nữa về các sản phẩm ngành công nghiệp phụ

trợ mà Chính phủ phải vào cuộc. Trên thực tế, nước láng giềng Thái Lan đã làm rất tốt việc này trong thời kỳ công nghiệp hoá của họ. Thái Lan đã có một cơ quan nhà nước luôn theo dõi việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp các doanh nghiệp này tạo mối liên kết cung cấp linh kiện cho các hãng chính.

Thứ hai, để có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần phải có tính hai chiều, trong đó chiều từ các hãng lớn đóng vai trò cực kỳ quyết định. Họ là những người đặt ra hợp đồng, đặt ra bài toán và họ là những người có năng lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa trong việc cung cấp linh kiện.

Thứ ba, Chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phụ trợ phát triển ở quê hương mình. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp này có điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.3.2- Giải pháp hỗ trợ từ Ban quản lý các KCX-KCN Tp. HCM (HEPZA)

Khi đã có môi trường thể chế thông thoáng và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, HEPZA cần triển khai, cụ thể hóa các chính sách thành những chương trình, hoạt động hỗ

trợ thiết thực đến các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM như các chương trình hỗ trợ về

sở hạ tầng, liên kết doanh nghiệp trong nước phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xúc tiến thương mại, bảo vệ môi trường …

4.3.2.1- H tr doanh nghip vay vn

HEPZA cần phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM được vay vốn kích cầu theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Tp. HCM quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu trên địa bàn Tp. HCM. HEPZA cần phổ

biến rộng rãi và kết nối các doanh nghiệp trong KCN có nhu cầu vay vốn với các quỹ tín dụng, ngân hàng thương mại để doanh nghiệp tiếp cận vốn.

4.3.2.2- Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM trong KCN Tp. HCM

Trên cơ sở nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM về

nguồn nhân lực, HEPZA cần đưa ra giải pháp và những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)