- Nguyên, nhiên liệu, vật tư (kể cả
2.2.8.4- Những tồn tại và nguyên nhân:
Một là, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN có quy mô vốn nhỏ, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp không đồng đều.
Hai là, các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu thuộc những ngành thâm dụng lao động.
Ba là, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nhìn chung chỉ đạt ở mức trung bình, có một số doanh nghiệp ở mức lạc hậu.
Bốn là, trình độ và năng suất của người lao động ở các doanh nghiệp thấp.
Năm là, doanh nghiệp chưa thực hiện tốt chính sách cho người lao động.
Sáu là, các doanh nghiệp trong KCN thiếu hụt nguồn lao động và khó kiếm lao
động lành nghề.
Bảy là, công tác tổ chức trong sản xuất của doanh nghiệp KCN chưa tốt.
Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tiêu chí “lấp đầy KCN” được đặt lên hàng đầu để giải quyết lao động thất nghiệp, tiếp cận với công nghệ, nguồn vốn, và trình độ quản lý từ nước ngoài. Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa, các nhà đầu tư lớn từ châu Âu, Châu Mỹ còn khá dè dặt khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư từ Châu Âu, Châu Mỹ, là những nhà đầu tư lớn và có trình độ công nghệ cao đầu tư vào KCN còn ít. Trong khi đó, các quốc gia đầu tư chủ yếu vào KCN là các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia…), nơi đang có nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp công nghệ sản xuất hoặc đang áp dụng các tiêu chuẩn khắc khe hơn về môi trường, có xu hướng di chuyển các loại hình công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động và gây ô nhiễm môi trường vào các nước kém phát triển hơn, nơi có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và các tiêu chuẩn môi trường chưa chặt chẽ như Việt Nam.
Nguyên nhân từ phía các bên có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp:
- Cơ chế quản lý một cửa chưa hoàn thiện
- Quy hoạch KCN còn thiếu tập trung, chưa hợp lý và không đồng bộ
- Vận động thu hút đầu tư chưa phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đề ra - Tình trạng thiếu lao động phổ thông ngày càng trở nên nghiêm trọng
Xuất phát từ những khó khăn và tồn tại của các doanh nghiệp KCN Tp. HCM nêu trên, để các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM có thể hoạt động sản xuất kinh doanh ổn
định và phát triển thì cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
2.3- Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM
Để các doanh nghiệp trong KCN phát triển thì cần phải xây dựng các KCN hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, quy hoạch ngành nghề phù hợp với đặc điểm từng địa phương, tạo quỹ đất công nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có chính sách thông thoáng tạo môi trường đầu tư thuận lợi đủ sức hấp dẫn về lợi ích kinh tế để
khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN phát triển. Như vậy, rõ ràng là cơ quan quản lý nhà nước nói chung và Ban quản lý các KCN nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong KCN phát triển.