c/ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: bao gồm các yếu tố lạm phát, lãi suất Lạm phát: là sự gia tăng liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh t ế T ỷ
1.6.1.2- Kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển các doanhnghi ệp trong KCN ở Nhật Bản:
KCN ở Nhật Bản:
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, các doanh nghiệp trong KCN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và đảm bảo phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, miền của Nhật Bản.
Thứ nhất, xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động và phát triển doanh nghiệp trong các KCN
Luật Xúc tiến di chuyển công nghiệp ban hành năm 1972 là cơ sở pháp lý cơ bản cho sự phát triển công nghiệp vùng và hình thành các KCN. Luật này khuyến khích di chuyển các xí nghiệp từ khu vực tập trung công nghiệp quá đông ra các vùng kém phát triển, ít có hoạt động công nghiệp; đồng thời đề cập đến các kế hoạch xây dựng nhà máy mới hay mở rộng các nhà máy hiện có, bảo vệ môi trường và ổn định lao động. Để khuyến khích việc di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, Chính phủ áp dụng một số biện pháp như ưu đãi thuế, trợ cấp hoặc cho vay vốn ưu đãi. Căn cứ vào Luật Xúc tiến di chuyển công nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra Kế hoạch di chuyển công nghiệp với mục tiêu thu hẹp 20% diện tích các cơ sở công nghiệp trong các khu IRE từ năm 1985 đến năm 2000, theo dó giảm tỷ lệ hàng hóa bán ra từ các khu IRE từ 18% xuống 11%5.
Trên cơ sở Luật Technopolis ban hành năm 1983, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra Kế
hoạch Technopolis là một chiến lược mới để phát triển các vùng xa xôi hẻo lánh bằng cách tạo ra những thành phố hấp dẫn trong đó các KCN, khu vực nghiên cứu và khu dân cư được liên kết chặt chẽ với nhau. KCN ở đây tập trung các ngành công nghệ cao như điện tử, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới… Khu vực nghiên cứu gồm các trường kỹ thuật, các trung tâm đào tạo hay phòng thí nghiệm nhằm cung cấp những sản phẩm khoa học kỹ thuật cơ bản cho các doanh nghiệp trong vùng. Khu dân cưđược quy hoạch xây dựng đồng bộ và hiện đại để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các nhà quản lý, kỹ sư, các nhà nghiên cứu và gia đình họ5.
Luật Thúc đẩy các dự án đặc biệt để phát triển công nghiệp tiên tiến của vùng được ban hành năm 1988 nhằm di chuyển các cơ sở sản xuất và hình thành những trung tâm phát triển công nghiệp nòng cốt trong khu vực5.
Thứ hai, quy hoạch phát triển các KCN
Trong hệ thống quản lý nhà nước của Nhật Bản, có 3 cơ quan chính quản lý hoạt
động phát triển của các KCN gồm: Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế (METI), Cơ
quan quản lý đất quốc gia (NLA) và Bộ Xây dựng (MOC). Theo đó, METI chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch di chuyển doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng các thành phố
5 Hoàng Văn Dụ (2006), Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, [http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/79/4095/Chitiet.html, ngày 28/8/2006] Nam, [http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/79/4095/Chitiet.html, ngày 28/8/2006]
công nghiệp và các chính sách về phát triển vùng trong đó đề ra cơ cấu ngành nghề, mục tiêu và chiến lược đặt vị trí các ngành công nghiệp, nhằm đảm bảo quy hoạch phát triển các KCN một cách cân bằng dựa trên cơ sở cung-cầu về phát triển công nghiệp của khu vực. Cơ quan NLA có kế hoạch tổng thể sử dụng đất, xác định rõ định hướng áp dụng cho các dự án phát triển cả nước và phát triển vùng trong giai đoạn dài (trên 10 năm), đồng thời đưa ra những hướng dẫn về sử dụng đất đai và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nhưđường xa lộ, xe điện cao tốc và viễn thông. Mỗi loại cơ sở hạ tầng được lập kế hoạch theo một hệ thống riêng, do đó vị trí các KCN trong tương lai có thể được dự kiến trước. Bộ Xây dựng (MOC) theo dõi việc sử dụng và phát triển đất đai, xây dựng hạ tầng như
giao thông, xử lý chất thải công nghiệp. Ngoài ra, bộ Nông nghiệp (MOA) và bộ Vận tải (MOT) quản lý những vấn đề khác có liên quan6.
Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và thành lập các KCN do các chính quyền địa phương chủđộng lập dựa trên cơ sở các kế hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và phát triển vùng của Chính phủ. Cộng đồng địa phương cũng tham gia vào việc thẩm định,
đánh giá và quyết định dự án thông qua một ủy ban được thành lập gồm các công ty kinh doanh hạ tầng, đại diện cộng đồng dân cư và các chủ sở hữu đất. Các giáo sư kỹ thuật và chuyên gia về phát triển vùng của các trường đại học cũng được mời tham gia ủy ban này trong trường hợp phát triển các KCN công nghệ cao. Chính quyền địa phương có nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Để khuyến khích việc đặt các KCN trong vùng mình, các cơ quan địa phương còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư như trợ cấp vốn, miễn, giảm thuế… cho các doanh nghiệp6.
Thứ ba, cơ chế hỗ trợ phát triển KCN
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng, tạo môi trường thuận tiện cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động sản xuất công nghiệp, chính phủ Nhật Bản đã dành một lượng vốn đầu tư ngày càng lớn cho lĩnh vực này. Ngoài ra, Chính phủ đã áp dụng một số biện pháp khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp theo các luật về phát triển công nghiệp vùng và các quy định của các chính quyền
địa phương như: hỗ trợ về thuế (miễn, giảm thuế; áp dụng mức khấu hao đặc biệt); hỗ trợ
6 Hoàng Văn Dụ (2006), Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, [http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/79/4095/Chitiet.html, ngày 28/8/2006] Nam, [http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/79/4095/Chitiet.html, ngày 28/8/2006]
vốn kinh doanh từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; tạo điều kiện vay vốn ưu
đãi của các tổ chức thuộc Chính phủ… Các biện pháp về thuế được áp dụng khác nhau cho từng doanh nghiệp trong các KCN theo các luật về phát triển vùng lien quan. Một số
biện pháp hỗ trợđược áp dụng cho các vùng chỉđịnh như:
- Miễn thuế doanh nghiệp và thuế tài sản cốđịnh trong vòng 3 năm; - Miễn thuế mua bất động sản;
- Áp dụng chế độ thuế đặc biệt về sở hữu đất đai và khấu hao đặc biệt (16% các thiết bị sản xuất và 8% cho các công trình xây dựng và các cơ sở phụ thuộc).
Những thiết bị và công trình xây dựng trong các thành phố technopolis được hưởng mức khấu hao đặc biệt 30% cho thiết bị và 15% cho công trình6.
Thứ tư, xây dựng cụm công nghiệp của METI [62]
METI đã tập trung nỗ lực của mình vào sự phục hồi của nền kinh tế và tái thiết công nghiệp. Năm 2002, METI đã công bố chiến lược mới và thúc đẩy kế hoạch đổi mới công nghệ. Mục tiêu được chỉ định là công nghệ. Biện pháp quan trọng của năm tài chính 2002 là “hình thành các cụm công nghiệp để tạo ra các ngành công nghiệp ở địa phương mới và việc làm”. Ngân sách cấp cho phát triển cụm công nghiệp là 29,4 tỷ yên (sau đó tăng lên 52,2 tỷ yên). Ngành công nghiệp mục tiêu chủ yếu là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, điện tử, năng lượng mới, tái chế, hoạt động R&D… Dự kiến có 3.000 doanh nghiệp vửa và nhỏ tham gia. Kết quả là một số doanh nghiệp vửa và nhỏ ở
Hokkaido, Okinawa và Kansai đã khá thành công để tận dụng lợi thế của cụm công nghiệp địa phương, các chính sách hoặc phát triển mối liên kết riêng với các công ty hay tổ chức khác để khai thác mới. Yếu tố địa lý, văn hóa, thể chế cũng như tích lũy kinh doanh và tập trung khu vực là một trong những chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp thành công [62].