Kiến nghị với Chính phủ xây dựng Luật Quản lý Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển (Trang 173 - 175)

- Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)

4.4-Kiến nghị với Chính phủ xây dựng Luật Quản lý Khu công nghiệp

c/ Xây dựng mạng lưới (network) liên kết các doanhnghi ệp:

4.4-Kiến nghị với Chính phủ xây dựng Luật Quản lý Khu công nghiệp

Chính phủ cần sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Quản lý Khu công nghiệp, quy chế quản lý môi trường tại các KCN, danh mục các ngành công nghệ cao khuyến khích… góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn mới. Hiện nay chính sách quy định về hoạt động của các KCN mang tính pháp lý cao nhất đó là Nghị định 29/2008/NĐ-CP được ban hành vào ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và khu kinh tế. Tuy nhiên, để doanh nghiệp trong các KCN phát triển bền vững trong tương lai thì cần tiến tới xây dựng và ban hành Luật nhằm đểđạt được các mục tiêu sau:

- Làm rõ chếđịnh pháp luật của các loại hình KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu kinh tế, cụm công nghiệp, đặc khu kinh tế… để thống nhất nhận thức và cách thức tổ chức vận hành của từng loại hình KCN này trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

- Xây dựng môi trường pháp lý ổn định, bảo đảm cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong các KCN nói riêng và các KCN nói chung.

- Tránh tình trạng tuỳ tiện xé rào, đặt ra những cơ chế chính sách mang tính địa phương, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây trở ngại cho sự phát triển chung của các KCN Việt Nam.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của các chủ đầu tư trong và ngoài nước cũng như người dân liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp trong các KCN.

Đề xuất dàn ý về nội dung Luật Quản lý Khu công nghiệp [45] CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Trong chương này, nêu 3 vấn đề cơ bản: • Đối tượng điều chỉnh của luật:

- Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có liên quan đến hoạt động các loại hình KCN: KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp.

- Các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, các tổ chức đoàn thể

như công đoàn, đoàn thanh niên… cóliên quan đến hoạt động của các KCN. • Phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý KCN

Từ khâu quy hoạch, thành lập, tổ chức hoạt động và kết thúc hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý nhà nước đối với KCN.

• Định nghĩa cá từ ngữ: - Khu công nghiệp - Khu chế xuất - Khu công nghệ cao - Cụm công nghiệp - Khu kinh tế

- Doanh nghiệp khu công nghiệp - Doanh nghiệp chế xuất

- Doanh nghiệp công nghệ cao - Công nghệ cao

- Công ty phát triển hạ tầng

Ni dung cn làm rõ trong Chương 1:

+ Tất cả các loại hình KCN được nêu trên, về cơ bản có cách thức kinh doanh và hoạt động quản lý giống nhau.

+ Việc đưa cụm công nghiệp vào làm đối tượng điều chỉnh của Luật Quản lý KCN sẽ giúp: đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp, tạo môi

trường kinh doanh bình đẳng; tránh việc các địa phương lách luật để tạo ra các cụm công nghiệp, phá vỡ quy hoạch tổng thể phát triển chung của cả nước, và của vùng.

+ Nhà nước xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển các KCN mang tính thống nhất và toàn diện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển (Trang 173 - 175)