Tình hình xây dựng cơ sở hạt ầng KCN

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển (Trang 80 - 86)

• Hạ tầng ngoài KCN:

Về hệ thống giao thông bên ngoài KCN, hệ thống đường nhỏ hẹp xuống cấp trầm trọng tại KCX Linh Trung 1, KCN Tân Thới Hiệp, đoạn đường Huỳnh Tấn Phát trước KCX Tân Thuận, tình trạng ngập lún ở một số tuyến đường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.

Về hệ thống cấp nước, áp lực nước đến các KCN vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong KCN.

Về cấp điện, hiện nay nguồn điện phục vụ KCN đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN. Tình trạng điện cung cấp ổn định, không còn hiện tượng cúp

Về hệ thống điện thoại và chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin, tuy đã có cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tại các KCN thuộc quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, quận 2.

Nhìn chung, hạ tầng ngoài hàng rào các KCN đang dần hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là hệ thống giao thông. Tuy nhiên tiến độ thi công các dự án còn chậm và kéo dài, chưa theo kịp nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong KCN và ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư.

• Hạ tầng bên trong tường rào KCN:

- Về hạ tầng kỹ thuật: Các KCN xây dựng dần hoàn chỉnh và thường xuyên duy tu bảo dưỡng các công trình kỹ thuật hạ tầng. Tại các KCN thì các chương trình phát triển hạ tầng đang nỗ lực hoàn chỉnh các công trình tiện ích công cộng như đường bộ, mảng xanh, trạm xử lý nước thải… Hiện nay các KCN đã đi vào hoạt động đều có đội PCCC trong đội bảo vệ.

-Về hạ tầng xã hội: Một số KCN đã phát triển các dịch vụ hạ tầng xã hội như: khu nhà ở chuyên gia, trạm xăng, kho ngoại quan, hệ thống ATM, khu ăn uống vui chơi giải trí thể thao (KCX Tân Thuận, Linh Trung, KCN Tân Tạo), văn phòng cho thuê, phòng khám y tế (KCX Tân Thuận, KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo), một số KCN khác có kế

hoạch phối hợp với bệnh viện phoặc phòng khám đa khoa của địa phương trong công tác phục vụ công nhân (Bình Chiểu, Linh Trung 2, Tây Bắc Củ Chi).

Thúc đẩy tiến độ xây dựng 9 dự án nhà lưu trú công nhân tại các KCN như: KCX Tân Thuận, KCN Tân Tạo, KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Thới Hiệp, KCX Linh Trung 2.

Đến nay, tại KCX Tân Thuận đã đưa vào sử dụng một lô nhà đáp ứng 600 chỗở và triển khai xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu ký túc xá công nhân. Tại KCN Vĩnh Lộc chuẩn bị đưa vào sử dụng một lô nhà, đáp ứng 500 chỗở và đang lắp đặt trang thiết bị nội thất cho 2 lô còn lại. Công tác phát triển nhà ở cho công nhân tại KCX Linh Trung 2 và KCN Tân Thới Hiệp còn chậm do các doanh nghiệp không đủ năng lực thực hiện hoặc còn gặp vướng mắc về thủ tục vay vốn.

Về siêu thị phục vụ công nhân, công ty phát triển hạ tầng tìm kiếm quỹ đất xây dựng siêu thị, cửa hàng tiện lợi và tham gia chương trình bình ổn giá phục vụ công nhân.

Hiện có 8 cửa hàng bình ổn giá đi vào hoạt động tại KCX Tân Thuận, Linh Trung I & II, KCN Hiệp Phước, Bình Chiểu, Tân Bình, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc; đang triển khai các cửa hàng bình ổn tại các KCN Tân Thới Hiệp, Tân Tạo, Cát Lái và Tây Bắc Củ Chi.

Về nhà trẻ, trong giai đoạn 1 lựa chọn và lập quy hoạch xây dựng nhà trỉ tại 6 khu (KCX Tân Thuận, Linh Trung I & II, KCN Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Hiệp Phước) và bàn với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Quy hoạch kiến trúc trình UBND thành phố địa điểm và phương án giao cho Ban quản lý dự án quận, huyện làm chủđầu tư.

- Về xử lý nước thải tập trung: KCX Tân Thuận là đơn vị tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường và xây dựng nhà máy xử lý nước thải (XLNT) tập trung (khởi công tháng 3/1996) với công suất thiết kế 10.000 m3/ngày. Từ năm 1999 đến năm 2005, 05 KCX và KCN bao gồm: Linh Trung 1, Linh Trung 2, Lê Minh Xuân, Tân Tạo (giai đoạn 1), Tân Bình đã tiến hành xây dựng và hoàn thành nhà máy XLNT tập trung, đang hoạt

động ổn định. Từ năm 2006 đến nay, Ban quản lý tập trung đôn đốc, chỉ đạo các KCN còn lại bao gồm: Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi, Hiệp Phước, Tân Tạo (giai đoạn 2), Vĩnh Lộc, Bình Chiểu xây dựng nhà máy XLNT tập trung.

Đến tháng 9/2008, 13/13 KCX, KCN đã có nhà máy XLNT tập trung đi vào vận hành. Riêng KCN Tân Phú Trung đã xây dựng xong nhà máy XLNT tập trung và đang triển khai việc đấu nối nước thải từ các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi KCN được thành lập) vào mạng lưới thu gom tạm. Tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy XLNT tập trung tại các KCX, KCN là 51.000 m3/ngày.

T phân tích nêu trên, nhận thấy các KCN còn nằm rải rác, chưa tạo sự kết nối về

hạ tầng, các KCN có quy mô nhỏ. Các KCN đã và xây dựng các dự án dịch vụ, hạ tầng phúc lợi xã hội như nhà lưu trú cho công nhân, trung tâm sinh hoạt công nhân, trung tâm y tế, trung tâm thương mại, giáo dục… Các hạ tầng ngoài tường rào KCN nhưđường xá, trạm xe buýt, đường truyền internet, điện thoại, nước sạch, điện, khu tái định cư…chưa

được quy hoạch và xây dựng đồng bộ với quy hoạch và xây dựng KCN.

Hiện nay các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM thường yêu cầu những địa điểm có diện tích lớn và hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Nhưng thực tế các KCN hiện nay vẫn chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng của mình nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà

đầu tư, cụ thể: KCN Phong Phú chưa triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng tiến độ, KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 đến đầu năm 2011 mới có thể tiếp nhận nhà đầu tư mới, các KCN như Tân Phú Trung, Đông Nam thì hạ tầng chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Giá thuê đất khá cao cũng là một vấn đề khiến nhà đầu tư phải xem xét khi quyết định đầu tư.

2.2.7.5- Đối th cnh tranh

Các nhà đầu tư phần lớn đầu tư vào các KCN thuộc lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, cho nên họ quan tâm nhiều đến các chính sách vĩ mô, tính ổn định về chính sách và chính trị để họ có thể hoạt động lâu dài; và có sẵn lực lượng lao động rẻ và lành nghềđểđáp ứng nhu cầu sản xuất. Chính vì thế mà tính cạnh tranh trên thị trường của địa phương không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Để có cái nhìn đầy đủ hơn về những yếu tốảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM, cần phải tiến hành so sánh về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM so với doanh nghiệp trong các KCN thuộc các địa phương khác được đánh giá dựa trên nhận định của các nhà đầu tưđể xem xét xu hướng đầu tư của họ trong tương lai, làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM phát triển.

Tính đến hết năm 2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích lên

đến 76.000 ha. Trong đó, 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN lên tới trên 9,5 tỉ USD. Các KCN phân bốở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước; tỷ lệ

lấp đầy diện tích đất công nghiệp các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%. Xét về

thành công trong hoạt động của doanh nghiệp KCN thì sau Tp. HCM là tỉnh Bình Dương và

Đồng Nai. Gần đây cần phải kểđến hai KCN Long An và Tiền Giang bởi sựđầu tư hạ tầng tốt và nguồn lao động nhiều ở hai khu vực này. Cho nên, tác giả chọn bốn tỉnh Bình Dương,

Đồng Nai, Tiền Giang và Long An để so sánh với Tp. HCM.

Qua bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh (bảng 2.27 và 2.28) được thiết lập trên 15 tiêu chí, xếp theo mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp (xử lý từ PL2-mục 2.2.2); nhận thấy kết quảđánh giá cho các doanh nghiệp KCN tại Tp. HCM, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai và Bình Dương đều có điểm trên mức trung bình là 2,50. Trong đó, doanh nghiệp trong các KCN tại Tp. HCM cao nhất với sốđiểm đánh giá là

Bảng 2.27: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của DN trong KCN Tp. HCM với các KCN thuộc Tiền Giang, Long An

STT Tiêu chí so sánh

Mức độ quan trọng

Tp. HCM Tiền Giang Long An hạng điểm hạng điểm hạng điểm Các yếu tố tác động từ bên ngoài

1 Có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu 0,069 3,1 0,21 2,8 0,19 2,9 0,202 Định chế tài chính, ngân hàng của địa phương phát triển 0,068 3,1 0,21 2,8 0,19 2,9 0,20 2 Định chế tài chính, ngân hàng của địa phương phát triển 0,068 3,1 0,21 2,8 0,19 2,9 0,20 3 Môi trường kinh doanh minh bạch, nhiều cơ hội KD 0,065 3,4 0,22 2,6 0,16 2,9 0,19

4 Gần nguồn nguyên liệu rẻ 0,063 2,6 0,16 2,6 0,16 3,1 0,19

5 Chi phí nhân công thấp 0,070 3,3 0,23 3,4 0,24 3,4 0,24

6 Nhân công phổ thông nhiều 0,068 2,9 0,20 3,0 0,20 3,1 0,21

7 Thủ tục tại các KCX - KCN thuận lợi 0,067 3,1 0,20 2,8 0,19 3,2 0,218 CSHT hiện đại, các dịch vụ và chi phí CSHT hợp lý 0,067 2,6 0,17 2,5 0,17 2,6 0,17 8 CSHT hiện đại, các dịch vụ và chi phí CSHT hợp lý 0,067 2,6 0,17 2,5 0,17 2,6 0,17

Các yếu tố nội tại của DN KCN

9 Quy mô vốn của DN 0,070 2,9 0,20 2,7 0,19 2,9 0,20 10 DN thiếu hụt nguồn LĐ và khó kiếm LĐ lành nghề 0,069 2,7 0,19 2,5 0,17 2,6 0,18 11 Trình độ và năng suất của người LĐở các DN 0,069 2,6 0,18 2,5 0,17 2,5 0,17 12 Trình độ công nghệ sản xuất của DN 0,069 2,5 0,17 2,4 0,16 2,5 0,17 13 Hiệu quả hoạt động của các DN KCN 0,064 2,9 0,19 2,6 0,17 2,8 0,18 14 Tình hình XK của DN tăng trưởng 0,064 2,6 0,17 2,5 0,16 2,5 0,16 15 Công tác tổ chức trong SX của DN KCN 0,063 2,7 0,17 2,4 0,15 2,5 0,15 Tổng 1,00 2,87 2,68 2,82 Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả

Bảng 2.28: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của DN trong KCN Tp. HCM với các KCN thuộc Bình Dương, Đồng Nai STT Tiêu chí so sánh Mức độ quan trọng Tp. HCM Bình Dương Đồng Nai hạng điểm hạng điểm hạng điểm Các yếu tố tác động từ bên ngoài

1 Có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu 0,069 3,1 0,21 2,8 0,19 2,9 0,202 Định chế tài chính, ngân hàng của địa phương phát triển 0,068 3,1 0,21 2,7 0,19 2,7 0,18 2 Định chế tài chính, ngân hàng của địa phương phát triển 0,068 3,1 0,21 2,7 0,19 2,7 0,18 3 Môi trường kinh doanh minh bạch, nhiều cơ hội KD 0,065 3,4 0,22 3,0 0,20 2,6 0,17

4 Gần nguồn nguyên liệu rẻ 0,063 2,6 0,16 2,3 0,15 2,3 0,14

5 Chi phí nhân công thấp 0,070 3,3 0,23 3,4 0,24 3,4 0,24

6 Nhân công phổ thông nhiều 0,068 2,9 0,20 3,0 0,21 3,0 0,21

7 Thủ tục tại các KCX - KCN thuận lợi 0,067 3,1 0,20 2,8 0,19 2,5 0,178 CSHT hiện đại, các dịch vụ và chi phí CSHT hợp lý 0,067 2,6 0,17 2,5 0,16 2,6 0,17 8 CSHT hiện đại, các dịch vụ và chi phí CSHT hợp lý 0,067 2,6 0,17 2,5 0,16 2,6 0,17

Các yếu tố nội tại của DN KCN

9 Quy mô vốn của DN 0,070 2,9 0,20 2,8 0,20 3,4 0,24 10 DN thiếu hụt nguồn LĐ và khó kiếm LĐ lành nghề 0,069 2,7 0,19 2,6 0,18 2,4 0,17 11 Trình độ và năng suất của người LĐở các DN 0,069 2,6 0,18 2,5 0,17 2,5 0,17 12 Trình độ công nghệ sản xuất của DN 0,069 2,5 0,17 2,5 0,17 3,3 0,23 13 Hiệu quả hoạt động của các DN KCN 0,064 2,9 0,19 2,5 0,16 2,6 0,17 14 Tình hình XK của DN tăng trưởng 0,064 2,6 0,17 2,6 0,17 2,6 0,16 15 Công tác tổ chức trong SX của DN KCN 0,063 2,7 0,17 2,6 0,16 2,6 0,16 Tổng 1,00 2,87 2,74 2,78 Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả

2,87; kếđến là tại Long An 2,82 điểm; tại Bình Dương là 2,74 điểm, tại Đồng Nai là 2,78

điểm và tại Tiền Giang là 2,68 điểm. Từ đó cho thấy, đứng trên tổng thể thì các doanh nghiệp KCN tại Tp. HCM có thểứng phó được với các yếu tố có vai trò thiết yếu cho sự

thành công. Tuy nhiên, nếu xét theo từng nhóm yếu tố thì các doanh nghiệp KCN tại Tp. HCM được đánh giá thấp, không cao bằng tại các KCN tại Long An và Tiền Giang về các yếu tố thuộc nguyên liệu sản xuất; đặc biệt là các yếu tố về lao động phổ thông nhiều và chi phí nhân công rẻ. Còn đối với yếu tố quy mô vốn và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp tại KCN Đồng Nai được đánh giá là cao hơn so với doanh nghiệp tại các KCN Tp. HCM. Tuy nhiên, đối với nhóm các yếu tố thuộc về trình độ chuyên môn người lao động, điều kiện hạ tầng cơ sở, môi trường kinh doanh, các dịch vụ về ngân hàng, hỗ trợ

kinh doanh… của Tp. HCM được các nhà đầu tư nhìn nhận là tốt hơn so với các địa phương lân cận, nhưng chi phí liên quan đến hạ tầng cơ sở của Tp. HCM lại cao hơn so với Bình Dương, Đồng Nai. Chi phí nhân công thấp và nguồn lao động dồi dào không phải là lợi thế của Tp. HCM khi so với Long An, Tiền Giang, Bình Dương và Đồng Nai, điều này

đã tạo ra áp lực và khó khăn cho các doanh nghiệp KCN Tp. HCM. Ngoài ra, cần phải kể đến tình trạng kẹt xe, ngập nước tại Tp. HCM ngày càng nghiêm trọng đã làm cho các nhà

đầu tư bắt đầu chuyển hướng khi Bình Dương đang có chiến lược xây dựng và phát triển cơ

sở hạ tầng hiện đại.

Kết quả trong bảng 2.27 và 2.28 cũng khá phù hợp với kết quả báo cáo về chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2011 (được thực hiện dựa trên điều tra và phân tích cảm nhận của 6.922 doanh nghiệp trong nước về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại 63 tỉnh, thành phố trong năm 2011, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hợp tác với Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thực hiện dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID))9. Kết quảđiều tra chỉ số PCI năm 2011 cho biết Tp. HCM được xếp hạng thứ 20 (tăng 3 bậc so với năm 2010) và trở lại trong nhóm tốt; trong khi Hà Nội xếp thứ 36, Bình Dương xếp thứ 10 (rớt 5 bậc so với năm 2010), Tiền Giang xếp thứ 31. Đặc biệt đối với Long An và

Đồng Nai có sự tăng bậtđáng kể, cụ thể Đồng Nai xếp thứ 9 (tăng 16 bậc so với năm 2010) và Long An xếp thứ 3 (tăng 9 bậc so với năm 2010) được xếp vào nhóm rất tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)