Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 84 - 88)

2.3.1 .Các quy định pháp lý về BHYTcho ngƣời nghèo ở Việt Nam

3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc

BHYT ở Việt Nam đã có bƣớc trƣởng thành và phát triển trong một thời gian tƣơng đối dài kể từ khi điều lệ BHYT đầu tiên đƣợc ban hành vào năm 1992 kèm theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng dựa trên những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình triển khai thí điểm BHYT ở một số tỉnh,

thành phố. Trong suốt hơn 20 năm triển khai thực hiện, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định nhất quán một mục tiêu đó là từng bƣớc tiến tới BHYT toàn dân.

Trong những năm đầu của thời kì đổi mới, đất nƣớc ta còn gặp nhiều khó khăn trên nhiều phƣơng diện từ kinh tế, giáo dục đến lĩnh vực y tế. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc lúc này là sẽ dần khôi phục và đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết Đại hội VI tháng 12/1986 đã đề ra phƣơng châm “ Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Đây là một chủ trƣơng mới nhằm xóa bỏ bao cấp trong KCB, góp phần hỗ trợ một phần kinh phí không nhỏ cho Nhà nƣớc vào việc bảo vệ và CSSK cho nhân dân. Theo Quyết định 45/HĐBT ngày 24/4/1989, việc thu một phần viện phí bắt đầu đƣợc thực hiện. Khi đó, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tƣ số 14 ngày 15/6/1989 hƣớng dẫn thực hiện bƣớc đầu đặt vấn đề thử nghiệm triển khai một cơ chế quản lý mới: “Ở những nơi có điều kiện, có thể áp dụng thử chế độ bảo hiểm sức khỏe”. Việc thí điểm BHYT đã tạo ra một tƣ duy mới trong quản lý y tế bằng biện pháp kinh tế. Cho đến ngày 15/8/1992, điều lệ BHYT đầu tiên đƣợc ban hành, đánh dấu sự manh nha của chính sách BHYT tại Việt Nam. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về BHYT lúc này đã đƣợc xác định trong Hiến pháp năm 1992: “…kết hợp phát triển y tế nhà nƣớc với y tế tƣ nhân; thực hiện BHYT, tạo điều kiện để mọi ngƣời dân đƣợc chăm lo sức khoẻ”.

Sau gần 10 năm tổ chức thực hiện, chính sách BHYT đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, quan điểm phát triển BHYT đƣợc hình thành rõ nét trong tƣ duy của những nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VIII trình Đại hội IX năm 2001 đã nêu rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong CSSK; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và BHYT cho ngƣời nghèo, từng bƣớc tiến tới BHYT toàn dân”. Trƣớc những yêu cầu đặt ra trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2 /2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX lại tiếp tục khẳng định: “Phát triển

BHYT toàn dân, nhằm từng bƣớc đạt tới sự công bằng trong CSSK, thực hiện sự chia sẻ giữa ngƣời khỏe với ngƣời ốm, ngƣời giàu với ngƣời nghèo, ngƣời trong độ tuổi lao động với trẻ em, ngƣời già….”. Tiếp đó, trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX trình Đại hội X ngày ngày 10/ 4/2006 về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển KT - XH 5 năm 2006 – 2010 lại tiếp tục nhấn mạnh:” Phát triển và nâng cao chất lƣợng BHYT; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân; phát triển mạnh các loại hình BHYT tự nguyện, BHYT cộng đồng. Mở rộng diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám bệnh, chữa bệnh theo BHYT. Hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ ngƣời bệnh. Đổi mới phƣơng thức thanh toán viện phí qua quỹ BHYT”. Đặc biệt, giai đoạn này đã đánh dấu bƣớc trƣởng thành quan trọng của chính sách BHYT cùng với sự ra đời của Luật BHYT do Quốc hội khóa XII thông qua tại kì họp thứ 4 năm 2008. Bộ luật đã quy định chi tiết các chế độ BHYT trên cơ sở các quan điểm lớn của Đảng và kế thừa những quy định phù hợp của pháp luật với nguyên tắc mức hƣởng trên cơ sở mức đóng. Ngày 7/9/2009, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT; đặc biệt là sự quan tâm đối với các đối tƣợng ngƣời nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc NSNN đảm bảo, các đối tƣợng khác hoặc thực hiện theo cơ chế bắt buộc, hoặc tham gia có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014, tạo điều kiện để mọi ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khoẻ, nhƣ Điều 39, Hiến pháp năm 1992 đã quy định. Trong chỉ thị có nhận định rõ: “BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nƣớc tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của cộng đồng để tạo quỹ BHYT không vì mục đích lợi nhuận, giúp cho ngƣời tham gia BHYT có nguồn tài chính để CSSK, bảo vệ quyền lợi của mình theo luật định… BHYT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ tƣơng thân tƣơng ái trong CSSK giữa ngƣời giàu với ngƣời nghèo, giữa ngƣời

thuận lợi về sức khoẻ với ngƣời ốm đau và rủi ro về sức khỏe, giữa ngƣời đang độ tuổi lao động với ngƣời già và trẻ em. Đồng thời, BHYT mang tính dự phòng những rủi ro do chi phí cao cho CSSK gây nên khi ốm đau, bệnh tật….Có nhiều hình thức BHYT, nhƣng hình thức mang tính ƣu việt nhất mà nƣớc ta phải hƣớng tới trong chính sách BHYT là BHYT bắt buộc toàn dân với nguyên tắc mọi ngƣời dân đóng góp BHYT theo thu nhập cá nhân, ngƣời nghèo và ngƣời trong diện chính sách xã hội đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ, nhƣng khi khám bệnh, chữa bệnh hƣởng theo quyền lợi đã đƣợc quy định dựa trên nhu cầu bệnh tật. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT là của các cấp uỷ đảng và các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng”.

Bƣớc sang giai đoạn mới, giai đoạn thực hiện Chiến lƣợc phát triển KT - XH 10 năm tiếp theo 2011 – 2020, quan điểm của Đảng lại đƣợc thể hiện nhất quán tại Đại hội XI năm 2011 nhƣ sau:” Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách BHYT, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, trẻ em và ngƣời dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi”. Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết số 21 – NQ/TW nhằm tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, phấn đấu đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia BHYT. Nghị quyết khẳng định:

“1 – Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển KT - XH.

2 – Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có bƣớc đi, lộ trình phù hợp với phát triển KT - XH của đất nƣớc. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời tham gia và thụ hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3 – Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hƣởng, quyền lợi tƣơng ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4 – Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi ngƣời dân.”

Nhƣ vậy, quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về BHYT đƣợc hình thành và phát triển trong cả một quá trình vận động không ngừng, dựa trên những kinh nghiệm đã đúc rút từ thực tiễn, từ đó, tạo cơ sở lý luận vững chắc, phù hợp với điều kiện KT - XH cho chính sách BHYT trong từng thời kì, tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)