Nguyên nhân đói nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ

2.1.2.2.Nguyên nhân đói nghèo

2.1. ĐÓI NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở

2.1.2.2.Nguyên nhân đói nghèo

Theo điều tra của chƣơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo kết hợp với tổng cục thống kê và sự hỗ trợ của UNDP, SIDA và WB, đói nghèo ở Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế nên nhiều ngƣời nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói. Trên thực tế, các hộ nghèo có rất ít đất đai để canh tác và tình trạng này đang có xu hƣớng gia tăng. Hơn nữa, ngƣời nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực tín dụng và không có kế hoạch sản xuất cụ thể, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết trong việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy, thu nhập của họ thƣờng thấp và không ổn định, đời sống bấp bênh. Điều này khiến họ có nguy cơ tổn thƣơng cao và dễ chịu rủi ro.

Thứ hai, ngƣời nghèo có trình độ học vấn thấp nên ít có cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt. Điều này không những ảnh hƣởng đến mức sống của gia đình họ mà còn ảnh hƣởng đến các vấn đề về sinh đẻ, giáo dục, nuôi dƣỡng con cái…Việc nâng cao trình độ học vấn để thoát nghèo trong tƣơng lai là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với họ.

Thứ ba, mức sống thấp, trình độ hiểu biết hạn chế làm cho ngƣời nghèo thƣờng bị rơi vào" bẫy" bệnh tật và bất bình đẳng giới. Và ngƣợc lại, bệnh tật, sức khỏe kém ảnh hƣởng đến thu nhập và chi tiêu của họ với hai gánh nặng: Một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh nặng chi phí y tế cao đẩy họ đến chỗ vay mƣợn, cầm cố tài sản để có thể trang trải chi phí, dẫn đến càng ít cơ hội thoát nghèo. Bất bình đẳng giới làm hạn chế cơ hội tiếp cận với công nghệ, giáo dục của phụ nữ, do đó, làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói.

Thứ tƣ, quy mô hộ gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đói nghèo bởi lẽ nó ảnh hƣởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong gia đình. Gia đình đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói. Điều này làm cho số ngƣời phụ thuộc cao, đồng nghĩa với việc thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu thu nhập.

Thứ năm, do những tác động đổi mới của chính sách nhƣ cơ cấu đầu tƣ chƣa hợp lý, tỷ lệ đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp, nhiều chính sách trợ cấp không đúng đối tƣợng làm ảnh hƣởng xấu đến việc hình thành thị trƣờng nông thôn, thị trƣờng ở những vùng sâu, vùng xa, tăng thêm khoảng cách giàu nghèo…

Nhƣ vậy, có thể nói rằng, đói nghèo ở nƣớc ta là do rất nhiều nguyên nhân. Vấn đề cấp bách đặt ra với các nƣớc nói chung trên thế giới và Việt Nam nói chung lúc này là làm sao để đẩy lùi đói nghèo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những điểm nóng trong các chính sách phát triển KT - XH của nhà nƣớc ta trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.

2.1.2.3. Sự cần thiết phải BHYT cho người nghèo ở Việt Nam

Nhƣ đã phân tích ở trên, bệnh tật, sức khỏe là một trong những nguyên nhân khiến ngƣời nghèo lún sâu vào bẫy nghèo đói, khốn cùng. Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta trong những năm gần đây đã và đang mang lại nhiều kết quả tốt đẹp song bên cạnh đó vẫn còn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong CSSK và hƣởng các dịch vụ chăm sóc y tế. Ngƣời nghèo, với nguồn thu nhập không đủ đảm bảo cuộc sống, họ rất khó có điều kiện để CSSK đầy đủ và kịp thời. Nhiều bệnh nhân nghèo, dù biết cần phải đi bệnh viện song không có tiền nên đành từ bỏ cơ hội chữa trị hoặc tự chữa tại nhà. Nhiều trƣờng hợp tự chữa tại nhà, có thể làm bệnh nặng thêm hoặc gây khó khăn cho quá trình điều trị, bởi lẽ, chỉ khi bệnh đã nặng họ mới dám đi bệnh viện. Ngƣợc lại những hộ khá giả lại có thể thƣờng xuyên đi khám bệnh định kì nên có điều kiện phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Hơn thế, ngƣời nghèo tập

trung chủ yếu ở nông thôn và miền núi, có ít cơ sở KCB lớn và đầy đủ trang thiết bị, đó cũng là một thiệt thòi của ngƣời nghèo. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều biện pháp nhằm giúp đỡ ngƣời nghèo trong công tác KCB song vẫn còn nhiều bất cập nhƣ:

- Việc cấp giấy chứng nhận cho ngƣời nghèo để giám đốc các bệnh viện căn cứ vào đó quyết định việc miễn giảm viện phí cho ngƣời nghèo, nhƣng lại gặp khó khăn về kinh phí KCB. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cấp xong giấy miễn phí là hết trách nhiệm, lúc đó gánh nặng về tài chính chuyển sang các cơ sở KCB. Cơ sở KCB sử dụng kinh phí eo hẹp của mình để miễn giảm cho đối tƣợng này. Từ đó tạo nên sự thiếu hụt trầm trọng về kinh phí KCB của các cơ sở y tế.Thực tế cho thấy việc xác định ngƣời nghèo dù là ở xã phƣờng, bệnh viện vẫn mang tính chủ quan. Điều này tạo ra sự không công bằng trong xã hội.

- Có địa phƣơng cấp một khoản ngân sách bổ sung cho các bệnh viện để chi phí cho những ngƣời nghèo đến KCB tại các bệnh viện sau đó định kì cơ quan tài chính sẽ quyết đoán số lƣợng và chi phí thực tế của ngƣời bệnh. Hình thức này có những bất cập do nguồn kinh phí bổ sung không đều và không đủ để chi trả chi phí cho ngƣời nghèo. Bệnh viện phải sử dụng kinh phí giƣờng bệnh để bù trừ gây khó khăn cho bệnh viện vốn đã rất eo hẹp về kinh phí.

Với các hình thức nêu trên, một bộ phận ngƣời nghèo đã đƣợc CSSK thông qua KCB miễn phí, song các hình thức đó còn nhiều thiếu sót và hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, cần thiết phải có một cơ chế, chính sách hỗ trợ lâu dài để ngƣời nghèo có thể phòng tránh đƣợc bệnh tật, không bị lún sâu vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo và có điều kiện vƣơn lên trong cuộc sống. BHYT ra đời sẽ đáp ứng đƣợc điều đó.

Mặt khác, ngƣời nghèo từ trƣớc tới nay luôn là đối tƣợng mà Đảng, Nhà nƣớc hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện để họ vƣơn lên trong cuộc sống. Với những chính sách, kế hoạch đƣợc đƣa ra nhƣ chính sách 135, chính sách hỗ trợ y tế, giáo

dục và nhà ở cho ngƣời nghèo, chính sách cho vay vốn ƣu đãi đối với ngƣời nghèo,… đã phần nào thể hiện một cách rõ nét sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc đối với đối tƣợng là ngƣời nghèo. Ngay từ khi ra đời, các chính sách dù trong lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội của Đảng luôn có sự ƣu tiên và giúp đỡ những đối tƣợng khó khăn, đặc biệt là ngƣời nghèo. Trong các chính sách kinh tế, Nhà nƣớc luôn đƣa ra các hình thức trợ giúp cho ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho họ có thể vƣơn lên nhƣ về nguồn vốn, việc làm, đầu vào, đầu ra trong quá trình lao động… Trong lĩnh vực y tế, đƣa ra nhiều ƣu đãi cho ngƣời nghèo nhƣ cấp thẻ BHYT miễn phí cho ngƣời nghèo, hỗ trợ điều trị với những bệnh nhân nghèo gặp bệnh hiểm nghèo, cấp thuốc miễn phí,…Từ các chính sách đƣợc đƣa ra, đã tạo ra một nét văn hoá tốt đẹp trong đối nhân xử thế của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ cộng đồng dân tộc ta.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, Nhà nƣớc đang phấn đấu thực hiện BHYT toàn dân, mục tiêu của Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 là đến năm 2015 đạt trên 75% dân số tham gia BHYT, năm 2020 đạt 85%. Thực hiện BHYT toàn dân là tạo một cơ chế tài chính hƣớng tới mục tiêu bảo đảm cho mọi ngƣời dân đều tiếp cận đƣợc các dịch vụ CSSK cơ bản. Một trong những chính sách hữu hiệu, góp phần đẩy nhanh quá trình BHYT toàn dân, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm là chính sách BHYT cho ngƣời nghèo. Chính sách này tạo điều kiện cho tất cả các hộ nghèo đƣợc tham gia BHYT, có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ CSSK, qua đó góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của ngƣời dân.

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM GIA BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM

2.2.1. Nhân tố chủ quan

Nhƣ ta đã biết, nghèo đói là một hiện tƣợng kinh tế, xã hội khá phức tạp mà các nhà kinh tế thuộc nhiều trƣờng phái khác nhau, thuộc nhiều cơ quan quốc tế không đồng thuận nhau về các tiêu chuẩn. Thực tế ở Việt Nam cũng tồn tại hai tiêu chuẩn khác nhau để định nghĩa chuẩn nghèo của hai cơ quan chính phủ để phù hợp với sinh hoạt của mỗi cơ quan.

Tổng cục thống kê dựa vào phƣơng pháp quốc tế theo đó tiêu chuẩn nghèo là số tiền cần thiết để mua một lƣợng thực phẩm tối thiểu cung cấp đủ 2100 calo/ngày/ngƣời và chi cho những nhu cầu phi lƣơng thực. Trong đó, chi phí lƣơng thực chiếm 70% và phi lƣơng thực chiếm 30%. Theo đó, chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006-2010 là từ 200.000 và 260.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống, tƣơng ứng với khu vực nông thôn và thành thị. Với chuẩn này, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 20% của năm 2006 xuống còn 11% năm 2009 và khoảng 10% vào năm. giai đoạn 2011-2015, hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời lần lƣợt từ 400.000, 500.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống, tƣơng ứng với khu vực nông thôn và thành thị sẽ đƣợc xếp vào diện nghèo.

Tuy nhiên, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội lại có một tiêu chuẩn khác, và do đó công bố tỷ lệ nghèo ít hơn. Trong suốt ngững năm 1990, chuẩn nghèo là số thu nhập tƣơng đƣơng với sức mua 15, 20,25 kg gạo mỗi tháng áp dụng cho tất cả mức. Từ sau năm 1998, số kg gạo đƣợc chuyển thành tiền. Theo đó chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 là 300.000 đồng/ngƣời/tháng khu vực nông thôn, 390.000 đồng/ngƣời/tháng khu vực thành thị và chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, đối với khu vực nông thôn, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống (dƣới 4.200.000 đồng/ngƣời/năm). Tại khu vực thành thị, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 450.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống (dƣới 5.400.000 đồng/ngƣời/năm).

Việc ban hành chuẩn nghèo không đồng nhất giữa hai cơ quan chính phủ dễ dẫn đến hiện tƣợng các địa phƣơng thống kê không đầy đủ, thống nhất số hộ nghèo bị thừa hoặc thiếu do đó số thẻ BHYT không đến đƣợc tay ngƣời nghèo hoặc phát thừa thẻ, cấp sai đối tƣợng làm giảm hiệu quả của chính sách BHYT cho ngƣời nghèo.

Nhận thức của người nghèo về thẻ BHYT

Phần lớn các hộ nghèo tập trung ở những vùng đồng bào ít ngƣời, địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn vì vậy khả năng tiếp cận với thông tin còn hạn chế. Với ngƣời nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, sự giao lƣu kinh tế, văn hóa rất hạn chế, bó hẹp trong phạm vi dân tộc, vùng dân cƣ nhỏ. Những thông tin về các chính sách của Nhà nƣớc, trong đó có chính sách BHYT cho ngƣời nghèo khó đến đƣợc với những đối tƣợng này. Hơn nữa, do cán bộ y tế cấp cơ sở còn mỏng, trình độ chuyên môn không cao, lại phải chăm lo cho dân cƣ trong một vùng địa lý rộng lớn nên khó khăn trong việc xuống tận địa phƣơng tuyên truyền, giải thích ý nghĩa của thẻ BHYT cho ngƣời nghèo khiến ngƣời nghèo mất đi một kênh cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết ngƣời nghèo không nhận thức đƣợc đầy đủ lợi ích và quyền lợi thiết thực của mình. Việc tham gia đóng góp của họ vào việc thực hiện các chính sách còn rất hạn chế, nhiều ngƣời còn tỏ ra thờ ơ mặc dù các chính sách đó có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ. Với cái tâm lý lo ăn còn chƣa xong thì lấy đâu thời gian lo cái khác, nhiều ngƣời nghèo chỉ chú ý tới cái ăn trƣớc mắt nên ít khi tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách; không quan tâm tới các lợi ích lâu dài mà các chính sách của Nhà nƣớc đem lại.

Hơn nữa, đại đa số ngƣời nghèo ít đƣợc đi học đầy đủ, trình độ văn hóa còn chƣa cao, do vậy, nhiều khía cạnh của chính sách BHYT cho ngƣời nghèo mà Nhà nƣớc thực hiện họ còn chƣa thực sự hiểu rõ, chƣa thấy hết đƣợc những quyền lợi

mà thẻ BHYT mang lại. Dù trong tay có thẻ BHYT đƣợc cấp phát miễn phí, song ngƣời nghèo vẫn không sử dụng thẻ một cách hiệu quả và thiết thực cho họ.

Thủ tục KCB BHYT và quy trình chuyển tuyến

Tuy đƣợc Nhà nƣớc tài trợ 100% chi phí tham gia BHYT để nhận thẻ BHYT miễn phí song khi làm thủ tục tham gia thì ngƣời nghèo còn gặp nhiều vƣớng mắc do quy trình làm việc rƣờm rà, nhiều thủ tục, giấy tờ chồng chéo. Quá trình làm thủ tục đến khi nhận thẻ còn nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian của ngƣời tham gia và cán bộ Y tế, khiến ngƣời tham gia không hài lòng và nếu với cách nhìn nhận lợi ích đem lại không lớn, nhiều ngƣời sẵn sàng bỏ qua, không muốn nhận thẻ BHYT mặc dù đƣợc cấp miễn phí.

Khi KCB tại các cơ sở KCB, thủ tục để tham gia đối với các đối tƣợng có thẻ BHYT rƣờm rà hơn, làm chậm trễ thời gian điều trị của ngƣời bệnh. Để có thể chi trả khi dùng thẻ BHYT, ngƣời có thẻ BHYT phải làm nhiều thủ tục, tốn kém thời gian và gây tâm lý không thoải mái. Vì vậy nhiều ngƣời, trong đó có ngƣời nghèo vẫn muốn tự chi trả chi phí để tránh sự phiền toái do các thủ tục đem lại.

Với các ca bệnh nặng, cần có trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn nghiệp vụ cao, ngƣời có thẻ BHYT cần điều trị tại các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là tuyến trung ƣơng, vì vậy, việc làm thủ tục chuyển tuyến là không thể tránh khỏi. Khi chuyển tuyến cần xin xác nhận của cơ sở KCB tuyến dƣới, sau đó làm thủ tục với cơ sở tuyến trên, nếu vƣợt tuyến nhiều sẽ phải làm nhiều thủ tục hơn. Do vậy ngƣời nghèo vẫn chƣa mặn mà với việc tham gia và sử dụng thẻ BHYT.

Quản lý quỹ KCB BHYT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo báo cáo, cơ quan BHXH Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý quỹ KCB BHYT. Tình trạng chỉ định quá mức dịch vụ khám, chữa bệnh khá phổ biến tại các bệnh viện. Cơ quan BHXH đang phải thanh toán giá thuốc, vật tƣ y tế cao, bất hợp lý; không quản đƣợc tình trạng KCB vƣợt tuyến, trái tuyến.

Việc kiểm soát giá thuốc, vật tƣ y tế tiêu hao, chỉ định điều trị (đặc biệt là nhóm hỗ trợ điều trị) đang gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí KCB tại các bệnh viện tuyến trung ƣơng quá lớn, tại tuyến này chỉ có hơn 3% tổng số lƣợt bệnh nhân đến KCB nhƣng chiếm đến 21% tổng chi phí KCB BHYT, trong khi đó số lƣợt KCB tại tuyến xã, huyện chiếm tới 71% nhƣng chi phí chỉ chiếm 32% tổng chi. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác KCB cho ngƣời nghèo.

2.2.2. Nhân tố khách quan

Giao thông

Thống kê hộ nghèo cho thấy hầu hết các hộ nghèo và huyện nghèo trên cả nƣớc phân bố không đồng đều, nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số, địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn nhƣ Trung du và núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 38)