2.3.1 .Các quy định pháp lý về BHYTcho ngƣời nghèo ở Việt Nam
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO
3.1.2. Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc
Định hƣớng, chỉ đạo của Đảng về thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo đƣợc thể hiện xuyên suốt qua các kì Đại hội Đảng. Ngay từ những ngày đầu bƣớc vào thời kì xây dựng đất nƣớc, Đảng ta đã khẳng định:”Sức khỏe nhân dân, tƣơng lai của giống nòi là mối quan tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân.Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền và phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”(Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng). Sau đó, tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII, Đảng nêu rõ, cần phải:” Đƣa kinh phí bảo vệ sức khỏe của công nhân, viên chức vào tiền lƣơng; có chính sách trợ cấp trực tiếp cho một số đối tƣợng cần thiết. Mở rộng hình thức mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn”. Sau một thời gian triển khai thực hiện chính sách BHYT, trên cơ sở đút rút những kinh nghiệm từ thực tế, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
nêu ra yêu cầu:”Thực hiện KCB miễn phí cho các gia đình chính sách, cho ngƣời nghèo. Tăng đầu tƣ của Nhà nƣớc kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế nhƣ phát triển bảo hiểm.Đa dạng hóa các loại hình BHYT. Xóa bỏ sự phân biệt giữa KCB theo chế độ bảo hiểm và theo chế độ thu phí dịch vụ. Có chính sách giải quyết viện phí cho ngƣời nghèo và nhân dân các vùng xa xôi, hẻo lánh”. Khi luật BHYT đƣợc ban hành, tuy còn nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai nhƣng cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Nhân ngày BHYT Việt Nam 1/7/2009, chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết có gửi thƣ tới các cán bộ, nhân viên ngành y tế và toàn thể nhân dân tham gia BHYT. Trong thƣ có viết:”Tham gia thực hiện Luật BHYT không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng tài chính với những ngƣời không may ốm đau, bệnh tật của tất cả mọi công dân. Với những ngƣời thuộc diện chính sách, khó khăn, trẻ em dƣới 6 tuổi và các hộ nghèo, Nhà nƣớc và toàn xã hội cần tích cực hỗ trợ, sao cho ngƣời tham gia BHYT ngày càng nhiều, quyền lợi ngày càng đƣợc mở rộng… Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế, nhất là các đơn vị quản lý BHYT tại các cơ sở KCB phải thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn và quy định của Luật BHYT, nâng cao y đức và chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh”. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, hội nhập và hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, Đảng và Nhà nƣớc ta không ngừng quan tâm đến việc đảm bảo công bằng xã hội trong lĩnh vực CSSK, đặc biệt cho ngƣời nghèo, nhằm tiến tới BHYT toàn dân trong các kì Đại hội Đảng tiếp theo. Cụ thể, Đảng định hƣớng, cần:”Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngƣời dân đƣợc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lƣợng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nƣớc.Tuyên truyền, giáo dục để mọi ngƣời dân đều tự nguyện tham gia BHYT. Đa dạng hoá các loại hình BHYT, chú ý các loại hình dựa vào cộng đồng; tạo nguồn tài chính từ NSNN, viện trợ, các quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng, quỹ xoá đói giảm nghèo… để trợ giúp cho
ngƣời nghèo, ngƣời sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình BHYT phù hợp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống BHYT” (Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới).
Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ý thức đƣợc rất rõ tầm quan trọng của chính sách BHYT trong việc đảm bảo sức khỏe cho mọi ngƣời dân. Đặc biệt, Đảng luôn quan tâm, chăm lo tới việc bảo vệ sức khỏe cho ngƣời nghèo, ngƣời sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những vùng thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt để duy trì cuộc sống; luôn có những chủ trƣơng, chính sách kịp thời, phù hợp để hỗ trợ, giúp họ thoát nghèo, bình đẳng trong KCB, sống một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua nhiều văn kiện của các kì Đại hội Đảng, các chỉ thị, thông tƣ, nghị quyết…Qua đó cho thấy tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, tính chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong từng đƣờng lối lãnh đạo của Đảng.