Đối với Quốc hội, Chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 103 - 105)

2.3.1 .Các quy định pháp lý về BHYTcho ngƣời nghèo ở Việt Nam

3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO

3.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ

Với việc xây dựng và ban hành các chính sách BHYT, đặc biệt là đối tƣợng ngƣời nghèo thì Quốc hội, Chính phủ là một trong những nhân tố đóng góp tích cực trong việc phát triển BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam hiện nay.

- Thực hiện sửa đổi Luật BHYT, nội dung cùng chi trả đƣợc áp dụng với nhiều mức khác nhau. Có thể nói rằng, khó có một quỹ BHYT nào trên thế giới (ngay giàu có nhƣ nƣớc Mỹ) có thể thanh toán toàn bộ chi phí KCB. Ví dụ: Hàn Quốc BHYT có hơn 30 năm, ngƣời bệnh đồng chi trả điều trị nội trú là 20%, ngoại trú là 40 đến 55%, không trả dịch vụ kỹ thuật cao (MRI), giới hạn 240 ngày nội trú/năm. Ở Úc đồng chi trả đến 25%, ở Trung Quốc bệnh thông thƣờng sử dụng từ tài khoản sức khỏe cá nhân gửi ngân hàng, bệnh nặng, chi phí cao đồng chi trả từ 25 đến 50% (tùy quỹ bảo hiểm mà mình tham gia). Trong khi mức đóng BHYT là từ 8 đến trên

14%. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nghèo thì việc phải thực hiện cùng chi trả ở mức 5% và phần chi phí ngƣời bệnh phải thanh toán đối với các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn nếu vƣợt mức 40% tháng lƣơng tối thiểu đã tạo nên những khó khăn lớn cho họ, nhất là những ngƣời mắc các bệnh mạn tính, điều trị dai dẳng với chi phí điều trị lên tới vài chục triệu đồng bởi hầu nhƣ những ngƣời nghèo này không có một nguồn thu nhập đáng kể nào. Do đó Quốc hội, chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung luật BHYT cho ngƣời nghèo nhƣ mở rộng phạm vi quyền lợi cho các đối tƣợng nghèo hơn các đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc khác bằng việc xóa bỏ chế độ đồng chi trả cho bệnh nhân nghèo mắc bệnh hiểm nghèo nhƣ bệnh ung thƣ, chạy thận,.…phải sử dụng các dịch vụ y tế hiên đại, chi phí cao.

- Xây dựng cơ cấu giá viện phí, giá chi phí các dịch vụ KCB có sự ƣu đãi, giảm giá một mức nhất định đối với các đối tƣợng bệnh nhân nghèo khi mà chi phí các dịch vụ y tế tăng quá cao nhƣ hiện nay.

- Thành lập Phòng BHYT thuộc Sở Y tế để tham mƣu quản lý Nhà nƣớc về BHYT tại cấp tỉnh; quy định cụ thể chức năng tham mƣu quản lý Nhà nƣớc về BHYT của Phòng y tế huyện.

- Quản lý chặt chẽ và đảm bảo cân đối thu chi quỹ KCB cho ngƣời nghèo. Theo quy định, trƣờng hợp quỹ KCB ngƣời nghèo trong năm không sử dụng hết đƣợc chuyển sang năm sau tiếp tục mua thẻ nhƣng không có quy định nếu thiếu thì sẽ xử lý nhƣ thế nào. Trong khi đó, những ngƣời nghèo đi KCB đều là khi bệnh đã nặng, chi phí cao và phải điều trị dài ngày vì vậy thƣờng bội chi quỹ BHYT. Do đó cần mở rộng quỹ KCB cho ngƣời nghèo.

Nổi bật nhất những vƣớng mắc có lẽ là sự khác nhau khá lớn giữa các tỉnh về sự tham gia BHYT và sử dụng Quỹ BHYT phục vụ khám, chữa bệnh, điển hình là chênh lệch về cân đối Quỹ BHYT giữa các địa phƣơng. Điều đáng nói là ở các tỉnh miền núi, Quỹ BHYT đều cân đối dƣơng khá lớn, trong khi ngƣời dân ở các địa bàn xa trung tâm, khó có cơ hội tiếp cận với dịch vụ CSSK. Khi xem xét kĩ lý do

thâm hụt Quỹ BHYT ở một số địa phƣơng cho thấy, chất lƣợng công tác giám định tại một số địa phƣơng chƣa cao, vì vậy tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT ở một số bệnh viện chƣa đƣợc phát hiện và ngăn chặn kịp thời dẫn đến thâm hụt Quỹ BHYT ở một số tỉnh. Vì vậy, để cân đối thu chi quỹ KCB BHYT cho ngƣời nghèo cần có sự điều tiết kinh phí KCB giữa các địa phƣơng nhằm bù trừ, tƣơng hỗ lẫn nhau; tổ chức thanh tra, giám sát thực hiện của các cơ quan chức năng tới từng địa phƣơng; đồng thời thành lập quỹ KCB thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm tập trung các nguồn lực thống nhất cho việc quản lý quỹ; đƣa ra các hình thức xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Quỹ KCB cho ngƣời nghèo hiện nay khó có thể trang trải chi phí KCB, vì vậy cần tăng phí thẻ BHYT đồng thời tăng cƣờng và đa dạng nguồn lực cho ngƣời nghèo từ cộng đồng dân cƣ, các nguồn tai chỗ, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế- xã hội và các tổ chức từ thiện trong và ngoài nƣớc.

- Tăng cƣờng phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)