Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ

2.2.2.Nhân tố khách quan

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM

2.2.2.Nhân tố khách quan

Giao thông

Thống kê hộ nghèo cho thấy hầu hết các hộ nghèo và huyện nghèo trên cả nƣớc phân bố không đồng đều, nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số, địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn nhƣ Trung du và núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên…

Số hộ nghèo tập trung ở những địa bàn có hệ thống giao thông chƣa phát triển ảnh hƣởng rất lớn đến việc đi lại KCB của bệnh nhân, đặc biệt là ngƣời nghèo. Tuy có thẻ BHYT KCB song họ vẫn khó có tiền để chi trả cho việc đi lại. Địa hình vùng núi, trung du khá hiểm trở, dân cƣ thƣa và phân bố không đồng đều đặc biệt là các hộ nghèo, các cơ sở KCB còn ít và cách xa dân cƣ, gây ra tâm lý ngại đi đến cơ sở KCB khi mà bệnh chƣa đến mức nguy hiểm tới tính mạng. Đối với một số dân tộc thiểu số, do cơ sở KCB xa, trang thiết bị còn chƣa đủ đáp ứng, … nên họ thƣờng chữa trị tại nhà theo các mẹo dân gian hay các tập tục dân tộc có thể làm bệnh thêm khó chữa trị hơn. Bên cạnh đó, giao thông khó khăn, đƣờng xa cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh nhân không đƣợc chữa trị bệnh đúng lúc, làm giảm chất lƣợng chăm sóc y tế trong cái nhìn của họ.

Do địa bàn rộng, dàn trải, số hộ nghèo thƣờng ở trong những khu vực giao thông bất tiện nên ít đƣợc tiếp thu những nhận thức, tƣ tƣởng đúng đắn về thẻ BHYT cho ngƣời nghèo. Những nơi xa xôi, hẻo lảnh, cán bộ BHYT khó mà tiếp cận đƣợc với các hộ nghèo để tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu ý nghĩa thiết

thực của BHYT và các quyền lợi từ tấm thẻ BHYT trong tay họ. Vì vậy dù có tấm thẻ BHYT đƣợc Nhà nƣớc chi trả 100% thì ngƣời nghèo vẫn có thái độ thờ ơ với BHYT.

Mạng lưới y tế, nhân lực, vật lực của các cơ sở KCB

Theo bà Tống Thị Song Hƣơng (Vụ trƣởng Vụ BHYT, Bộ Y tế) sau khi Luật BHYT đi vào cuộc sống, số ngƣời tham gia BHYT đã tăng nhanh, tính đến tháng 10/2012, cả nƣớc đã có trên 57 triệu ngƣời tham gia, tăng 8 triệu ngƣời so với năm 2010. Năm 2012, ƣớc số ngƣời tham gia BHYT là 59,164 triệu ngƣời, tăng hơn 2 triệu ngƣời so với năm 2011, tỷ lệ bao phủ khoảng 65% dân số; 2.453 cơ sở KCB đã ký hợp đồng KCB cho ngƣời có thẻ BHYT, tăng 6% so với năm 2010, trong đó có 1.982 cơ sở KCB nhà nƣớc và 471 cơ sở tƣ nhân; khoảng 20% số ngƣời có thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã và tƣơng đƣơng; 61% đăng ký tại bệnh viện huyện và tƣơng đƣơng; 19% đăng ký tại các cơ sở tuyến tỉnh và trung ƣơng. Ngƣời tham gia BHYT đƣợc tiếp cận dịch vụ ở tất các tuyến y tế theo nhu cầu CSSK và bệnh tật. Năm 2011 đã có 114 triệu lƣợt ngƣời đi khám, chữa bệnh BHYT (8,9 triệu ngƣời điều trị nội trú và 105,5 triệu ngƣời điều trị ngoại trú) với tần suất KCB bình quân 2,02 lần/ngƣời/năm).

Số lƣợng ngƣời tham gia BHYT tăng nên dẫn đến nhu cầu KCB của ngƣời tham gia BHYT không ngừng gia tăng. Trong khi đó số cơ sở KCB ký hợp đồng KCB cho ngƣời có thẻ BHYT còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Số cơ sở KCB nhìn chung là chƣa đủ, hơn nữa lại phân bố không đồng đều. Phần lớn các cơ sở KCB, bệnh viện công lập, bệnh viện tƣ thục đều tập trung ở khu vực thành phố, khu đông dân cƣ, đáp ứng nhu cầu KCB cho đại bộ phận dân cƣ không nghèo. Ở khu vực nông thôn và trung du, miền núi các cơ sở KCB chủ yếu là các trạm xá cấp xã với quy mô nhỏ lẻ, trang bị hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế còn ít, trình độ chuyên môn không cao. Các TYT này cung ứng dịch vụ y tế hạn chế về trần điều trị, thiếu thốn các dịch vụ y tế

và thuốc men. Đặc biệt, tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế xã khó khăn, hệ thống cơ sở vật chất tƣơng đối nghèo nàn, lạc hậu, thuốc men ít chủng loại, đặc tính không cao, do vậy chỉ phát hiện và điều trị đƣợc các ca bệnh nhẹ, không nguy hiểm với các loại thuốc cần sử dụng lâu dài mới khỏi. Tuy hằng năm, tại các xã nghèo, các xã miền núi có đồng bào thiểu số sinh sống, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều chƣơng trình khám, cấp phát thuốc miễn phí cho ngƣời nghèo song vẫn chƣa đáp ứng hết nhu cầu của ngƣời nghèo- đối tƣợng dễ rơi vào ốm đau nhất. Việc ngƣời nghèo ít đƣợc tiếp xúc với các dịch vụ KCB chất lƣợng, chuyên nghiệp khi tham gia KCB tại cơ sở KCB ở địa phƣơng ảnh hƣởng rất lớn tới nhận thức về ý nghĩa của thẻ BHYT đƣợc cấp.

Hiện nay, đất nƣớc ta đang trong giai đoạn từng bƣớc tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy Nhà nƣớc có quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lƣợng chăm sóc y tế song nguồn lực có hạn, chƣa thể trang bị đồng bộ cho tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở cấp địa phƣơng. Do vậy, khả năng khám, điều trị của các cơ sở tuyến dƣới gặp rất nhiều khó khăn, không làm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời dân. Nhiều ngƣời, trong đó bao gồm cả ngƣời nghèo đã phải đƣa ngƣời nhà mình lên bệnh viện tuyến trên nhằm KCB tốt hơn, làm cho hiệu quả sử dụng thẻ BHYT bị giảm sút và có nhiều thủ tục phiền hà do KCB vƣợt tuyến, trái tuyến.

Quy mô đối tượng hưởng tác động đến hoạt động hoạch định và quản lý thực hiện chính sách

Việt Nam tiến hành công cuộc xây dựng đất nƣớc với xuất phát điểm là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, kinh tế khó khăn, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ lại càng làm cho kinh tế, văn hóa, đời sống nhân dân rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Vì vậy, dù đã qua gần 40 năm thực hiện phát triển đất nƣớc thì Việt Nam vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm tới 11,76% ( năm 2011 ). Số lƣợng hộ nghèo cao, phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi, giao thông khó khăn làm cản trở công tác thực hiện chính sách

BHYT cho ngƣời nghèo của Nhà nƣớc. Với lƣợng ngƣời nghèo lớn trong khi số lƣợng cán bộ y tế còn hạn chế, vì vậy công tác thống kê, kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo khiến nhiều đối tƣợng trong diện đƣợc hƣởng chính sách bị bỏ sót. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất ở khu vực miền núi, vùng đồng bào ít ngƣời lại có tập quán du canh, du cƣ; việc xác định đối tƣợng hƣởng và hƣớng dẫn họ làm thủ tục tham gia BHYT gặp rất nhiều khó khăn.

Với quy mô đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách tƣơng đối lớn, lại phân bổ không đều giữa các địa phƣơng; các đối tƣợng hƣởng bao gồm nhiều thành phần vì vậy khi hoạch định chính sách gặp nhiều khó khăn. Ngƣời nghèo có thể cùng lúc đƣợc liệt vào danh sách đƣợc hƣởng của nhiều chính sách, vì vậy khi hoạch định, xác định đối tƣợng cần có cái nhìn tổng quan sao cho đem lại lợi ích tốt nhất cho ngƣời nghèo.

Hơn nữa, quản lý một số lƣợng đối tƣợng hƣởng chính sách tƣơng đối lớn cũng là một thách thức đối với nhà quản lý. Với số lƣợng đông, nhận thức về chính sách BHYT còn hạn chế của ngƣời nghèo thì nhà quản lý của chính sách này cần có nhiều biện pháp phù hợp để ổn định nhóm đối tƣợng này.

Ngoài những nhân tố nói trên, thực tế còn nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng tới hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo nhƣ: các chính sách khác của Đảng và Nhà nƣớc; các chƣơng trình, hoạt động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc hƣớng tới đối tƣợng là ngƣời nghèo; sự thay đổi của kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đất nƣớc; hoạt động của cơ quan quản lý chính sách,…

Hoạt động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc hƣớng tới ngƣời nghèo trong và ngoài nƣớc nhƣ hoạt động quyên góp, từ thiện, làm tình nguyện,…; các chƣơng trình giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, bệnh nhân nghèo cần chữa bệnh nguy hiểm nhƣ chƣơng trình Đèn đom đóm, Trái tim cho em, các phong trào phát động giúp đỡ bệnh nhân nghèo phẫu thuật, điều trị bệnh hiểm nghèo,…đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo đời sống, sức khỏe cho ngƣời nghèo. Với những nguồn

kinh phí từ đóng góp của xã hội, NSNN giảm bớt đƣợc phần nào gánh nặng cho KCB cho ngƣời nghèo.

Có thể nói, với mỗi chính sách đƣợc thực hiện thì vai trò của cơ quan quản lý chính sách là vô cùng quan trọng. Để một chính sách có thể thực hiện tốt thì ngay từ khâu hoạch định chính sách cho tới khâu giám sát hoạt động thực hiện chính sách, cơ quan quản lý phải luôn quan tâm, kiểm tra. Hoạt động của cơ quan quản lý ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo.

Kết luận: Có thể thấy rằng hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo của Việt Nam

đang thực hiện chịu tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Các nhân tố đó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực; trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện chính sách BHYT cho ngƣời nghèo. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách cần có những giải pháp thích hợp nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực; tăng cƣờng, nâng cao tác động tích cực của các nhân tố đó để hoạt động BHYT cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam (Trang 45 - 49)